10 thủ thuật giúp ích khi quay phim bằng Nokia Lumia

Dark Wingz

Chuyên viên bắt lỗi tại trận
Tham gia
11/2/14
Bài viết
1,028
Được thích
1,316
5003 #1

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc smartphone trở thành một việc không hề khó khăn đối với chúng ta. Smartphone đã trở thành vật bất li thân khi góp phần giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều việc trong đời sống con người. Đặc biệt là khi công nghệ trên camera của smartphone đã và đang phát triển với tốc độ vượt bậc, dần dần đuổi kịp (thậm chí sánh ngang tầm) những chiếc máy compact camera (máy ảnh số thông thường). Chúng ta đang sử dụng camera của smartphone ngày một nhiều hơn để ghi lại những khoảnh khắc đáng giá. Bài viết này xin đưa ra 10 thủ thuật để các bạn có thể quay phim với smartphone nói chung và Lumia nói riêng một cách hiệu quả.
1. Ngắn gọn súc tích

Hãy cố gắng quay những đoạn phim ngắn và gọn. Nó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với quay liền tù tì một mạch. Lấy ví dụ trong trong trường hợp bạn đang ở một buổi triển lãm về công nghệ, sẽ không phải là ý hay nếu như cầm máy và quay từ đầu đến cuối sự kiện. Hãy đến từng gian hàng một và quay những cảnh ngắn ứng với từng gian. Sẽ tiện lợi hơn rất nhiều, dưới đây là vài lý do cơ bản để áp dụng thủ thuật này.

- Nhiều đoạn phim ngắn sẽ giúp bạn dễ dàng tạo điểm nhấn về nội dung hơn cho phim. Hơn nữa bạn sẽ tốn ít thời gian và công sức hơn trong khẩu cắt xén và chỉnh sửa.

- Nếu như có sự cố xảy ra trên máy bạn (hết pin, treo máy), bạn có thể mất toàn bộ clip đang quay dở. Thật là điên rồ nếu như clip đang quay dở chạm mức 1 tiếng bị bốc hơi trước mắt bạn.

- Video được quay bởi Windows Phone có thể gặp vấn đề về đồng bộ tiếng và hình. Khi đem xử lý những video có thời lượng dài trên máy tính của bạn, vấn đề này sẽ được nhận ra rất rõ ràng.

2. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng


Về cơ bản, cũng như chụp hình, quay phim cần môi trường ánh sáng tốt để có được sản phẩm rõ nét và chất lượng. Tuy vậy, quay phim cần điều kiện ánh sáng tốt hơn chụp hình rất nhiều (30 khung hình/giây, tức là camera chỉ có 1/30s để ghi lại mỗi khung hình). Hãy cố gắng quay ở môi trường sáng (mắt nhìn thấy được), như trước khi mặt trời lặn, trời ít mây mù. Trong điều kiện nội cảnh thì hãy dùng sự trợ giúp của đèn trong phòng. Như vậy sẽ giảm được đáng kể hiện tượng vỡ hạt, nổi sọc trong video.

Hãy luôn luôn để ý tới nguồn sáng và vị trí của chúng. Rất nhiều người không chuyên đã phá hỏng video của họ khi để ánh sáng đằng sau vật chủ, gây hiện tượng lóa sáng và không thể nhìn thấy vật chủ ngoài những bóng đen. Hãy cố giữ cho nguồn sáng ở phía sau bạn. Thật đơn giản nhưng hiệu quả, phải không?

Thêm một điều nữa, đừng sử dụng flash LED trong khi quay vì bạn sẽ biến những nhân vật trong video thành “khỉ ăn ớt” đấy.

3. Chậm mà chắc


Khi mới tập quay, bạn sẽ thấy trường hợp video bị rung lắc là quá là điều bình thường luôn. Thật sự rất khó chịu khi video rung, tạo cảm giác chóng mặt và thiếu chuyên nghiệp. Tuy vậy, bạn không cần phải sử dụng chân trống cho smartphone, hãy giữ nó bằng hai tay và cố gắng thực hiện mọi thứ nhẹ nhàng nhất có thể. Đặc biệt khi kết hợp với chống rung quang học OIS trên dòng PureView, thủ thuật đơn giản này sẽ làm video của bạn chuyên nghiệp hơn bao giờ hết. Hãy di chuyển thật chậm, và di chuyển máy của bạn chậm hơn nữa. Khi xoay vòng, hãy xoay chậm hơn 5 lần mức bình thường. Lý do là, mọi chuyển động sẽ được phóng đại trong quá trình ghi hình. Vì thế, chậm mà chắc, video của bạn sẽ có kết quả thật sự khả quan.

4. Bát sạch ngon cơm



Gần như toàn bộ camera đi kèm smartphone đều không có phần bảo vệ mặt kính. Điều này có là dấu vân tay, bụi bẩn có thể bám vào nó bất cứ lúc nào. Chỉ cần một hạt bụi, hay một dấu vân tay trên camera có thể làm hỏng chất lượng video của bạn. Vì thế hay luôn mang theo trong người giấy ăn để lau camera trước khi quay. Bạn cũng có thể sử dụng tăm bông ngoáy tai.

5. Sử dụng tính năng Zoom (áp dụng cho Pure View)

Cụm camera của bạn có thể zoom 2x – 6x tùy thuộc vào phân giải và thiết bị đang sử dụng mà không ảnh hưởng xấu tới chất lượng video. Hãy tận dụng điều này, ngay cả khi đang quay bạn cũng có thể vuốt lên để phóng to (zoom in) và vuốt xuống để thu nhỏ (zoom out) với Nokia Camera. Thủ thuật này sẽ tạo hiệu ứng để giúp bạn nhấn mạnh những sự vật, sự việc một cách như ý.

6. Kiếm tra kỹ bộ nhớ

Thật dễ hiểu để nhận ra một video phân giải 1080p có thể “ăn” tới 200 MB trên mỗi phút ghi hình. Vì thế hãy chuẩn bị kỹ thẻ nhớ trống, dọn dẹp bộ nhớ trong trước khi ghi hình. Sẽ tiện hơn nếu bạn có thể cắt video ra máy tính ở gần đấy và tiếp tục quay.
7. Không sử dụng Auto-focus khi bạn có thể kiểm soát vật thể


Auto-focus trong khi quay video có thể là con dao hai lưỡi. Nó sẽ rất tiện khi bạn đang quay một vật thể, dù có lùi ra xa hay chuyển góc quay nó vẫn sẽ lấy nét vào vật chủ đấy. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó sẽ gây bất tiện khi camera cố gắng đo và lấy nét một cách hiệu quả nhất, điều này có thể gây nên hiện tượng out nét rồi làm rõ vật chủ trở lại sau vài giây.

Điều cần lưu ý ở đây là, khi bạn thay đổi cảnh, chuyển chủ đề không báo trước thì Auto-focus mới phát huy tác dụng tối đa. Nếu có chủ thể cố định, hãy sử dụng lấy nét tay trong Nokia Camera. Nếu sử dụng hiệu quả, tính chuyên nghiệp của video sẽ được nâng lên tầng cao mới.

8. Tối ưu âm thanh


Hệ thống Rich Recording và míc HAAC từ Nokia Lumia có thể ghi lại âm thanh rõ ràng và trong trẻo. Hãy tối ưu hóa lợi thế này bằng cách lựa chọn vị trí đứng một cách khôn ngoan. Ở sự kiện ngoài trời, hãy tránh xa nơi có gió, thác nước và đám đông hỗn loạn. Còn ở điều kiện trong nhà, hãy tránh xa máy điều hòa và những máy móc phát ra tiếng ồn. Tuy vậy, khi bắt buộc phải quay trong điều kiện trên, hãy chụm tay lại và che bớt míc đi. Điều này sẽ làm giảm thiểu tiếng ồn và gió rít.

Thêm một điều nữa cũng quan trọng không kém: hãy biết rõ vị trí míc smartphone của bạn. Mục đích là khi quay các ngón tay không chạm hay miết qua miết lại ở khu vực đó, gây tiếng ồn khó chịu.

9. Thừa còn hơn thiếu



Điều này có vẻ đi ngược lại thủ thuật đầu tiên, nhưng thực ra lại thuộc hai phạm trù khác hẳn nhau. Bạn nên quay nhiều hơn những gì cần quay một chút, tất nhiên là chia thành nhiều cảnh. Ví dụ như video bạn cần quay có thời lượng 10 phút, hãy quay tầm 20 phút để sau đó cắt lọc ra những lỗi kỹ thuật xảy ra xuyên suốt quá trình quay.

10. Có nhiều hơn một “súng” cũng tốt


Nếu bạn cần quay video để chỉnh sửa sau đó, hãy nhờ thêm một người bạn khác quay một vài cảnh tương tự trên smartphone của họ từ một góc độ khác. Sau đó bạn có thể ghép một vài phần video của họ vào của mình, và sử dụng âm thanh từ video gốc. Kể cả khi camera của họ không tốt như của bạn, sự thay đổi về luật xa gần kết hợp với việc âm thanh không bị ngắt quãng sẽ là một thủ thuật chuyên nghiệp mà bạn có thể thử nghiệm.

Trên đây là một vài thủ thuật tôi đã thu thập và dịch từ bài viết của Steve Litchfield (một thành viên của trang web AAWP). Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc và bình luận!

Vampire ODBC
TechRum

(Nguồn: AllAboutWindowsPhone)
 
Last edited by a moderator:

ARiT198x

New Member
Tham gia
22/4/14
Bài viết
28
Được thích
9
#2
Nói về Lumia mà lại đưa cái iphone vào :cool-35:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom