10 Thủ thuật hữu ích với Finder mà mọi người dùng Mac đều nên biết

Skywalker™

New Member
Tham gia
3/6/14
Bài viết
28
Được thích
64
19439 #1

Trong Mac OS X, việc sử dụng Finder là rất thường xuyên vì đây là một phần của hệ điều hành cho phép người dùng tìm kiếm, duyệt và mở mọi tập tin trong máy. Hôm nay, diễn đàn sẽ chia sẻ cho các bạn 10 thủ thuật giúp người dùng sử dụng Finder tốt hơn.


1. Thủ thuật sử dụng Quick Look tốt hơn.


Quick Look là tính năng cho phép người dùng xem trước nội dung của một tập tin hoặc hình ảnh mà không cần phải mở file. Bạn có thể kích hoạt tính năng này bằng cách bấm phím Space Bar. Ngoài ra, người dùng còn có thể xem nhiều tập tin cùng một lúc trong Quick Look, hoặc ở chế độ toàn màn hình.

Cách thực hiện như sau: chọn các tập tin mà bạn muốn xem, sau đó chọn "Option + Spacebar". Sau đó, các tài liệu được lựa chọn sẽ hiển thị ở dạng fullscreen. Bạn có thể sử dụng các phím mũi tên để di chuyển qua lại giữa các tập tin, hoặc có thể nhấn vào nút 4 ô vuông để xem ảnh thu nhỏ của tất cả các tập tin được lựa chọn. Muốn quay lại Finder bạn chỉ cần bấm "Esc".

2. Hiện Home Directory trên Sidebar.


Thư mục Home là nơi lưu trữ tất cả thông tin trong máy Mac của bạn, từ tài liệu, hình ảnh cho đến file nhạc. Vì vậy bạn nên để thư mục Home xuất hiện trên Sidebar, nhằm giúp cho việc truy xuất tập tin nhanh hơn.

Muốn mục Home xuất hiện trên Sidebar, bạn chọn "Preferences" từ menu Finder( hoặc nhấn Command + dấu phẩy khi bạn đang ở trong Finder). Sidebar sẽ xuất hiện các hộp checkbox, chọn phần "Home" của máy bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn hoặc bỏ chọn các thư mục khác theo ý muốn.

3. Hiện thanh Status và Path.


Có hai thanh nhỏ nằm ở bên dưới cửa sổ Finder, đem đến những thông tin quan trọng về máy Mac của bạn. Thanh Status sẽ hiển thị có bao nhiêu tập tin trong một thư mục riêng biệt, cũng như còn bao nhiêu dung lượng trống trên ổ cứng.

Trong khi đó, thanh Path sẽ hiện đường dẫn của tập tin hoặc các thư mục được chọn. Bạn có thể hiện hai thanh này bằng cách vào menu "View", chọn "Show Path Bar""Show Status Bar", hoặc nhấn Command + / ; Command + P để hiện hoặc ẩn các thanh đó đi.

4. Thay đổi các biểu tượng trên menubar.


Nếu thanh Status bar trên máy bạn chứa rất nhiều icon trạng thái thì bạn nên sắp xếp lại hoặc đơn giản là xóa đi nếu không cần thiết. Với những icon mặc định của Apple, bạn nhấn Command + giữ chuột trái icon cần di chuyển rồi kéo icon đi tới vị trí khác. Nếu bạn muốn bỏ hẳn icon đó khỏi menubar, chỉ cần kéo icon đó ra ngoài desktop rồi thả chuột trái ra là xong.

Nếu muốn icon bị xóa đi hiển thị lại trên thanh Status bar, chỉ cần vào "System References", tìm icon cần hiện lại và chọn "Show in Menubar".

5. Đổi màu màn hình theo cách của bạn.



Giao diện OS X trên phiên bản 10.10 trở nên "phẳng" hơn nhiều, nhưng nếu bạn muốn mọi thứ trở nên sắc nét và có độ tương phản cao hơn. Bạn có thể vào "System References", chọn "Accessibility", sau đó chọn "Display" ở khung bên trái rồi chọn Increase Contrast.

Bạn cũng có thể thay đổi màu của thanh status và dock bằng cách chọn phần "General" trong "System Preferences", sau đó chọn vào ô "Use dark menu bar and dock".

6. Sử dụng Smart Folder.


Smart Folder là một tùy chỉnh rất phổ biến trên nền tảng của Apple. Nhưng thư mục này thu thập các tập tin và ứng dụng, sau đó tập hợp lại trong một thư mục dựa theo những tiêu chí mà bạn cài đặt.

Để tạo loại thư mục này, bạn chọn "New Smart Folder" từ menu "File" trong Finder(hoặc bấm tổ hợp phím Alt + Command + N, sau đó gõ một chủ đề, cụm từ hoặc những thông số khác vào ô search.

Giống như khi đang tìm kiếm từ cửa sổ thông thường trong Finder, bạn có thể giới hạn tìm kiếm lại còn tên tập tin bằng cách chọn "Name matches" trên menu, tìm đến mục "Name", sau đó nhấn "Filename".

7. Đổi tên tập tin hàng loạt.


Bạn có rất nhiều tập tin khác nhau, và đều có 1 tên chung là Screenshot. Nếu muốn đổi tên 47 tập tin này cùng lúc, rất đơn giản, người dùng chỉ cần chọn tất cả các tập tin muốn đổi tên, nhấp chuột phải, chọn "Rename X items"( X là số lượng tập tin đã chọn). Máy tính sẽ xuất hiện một hộp thoại, chọn "Format", nhập tên mà bạn muốn thay đổi vào ô trống rồi chọn "Rename".

8. Khởi động lại Finder.


Sẽ có lúc bạn sẽ gặp tình trạng Finder bị đứng, không có phản hồi gì cả. Người dùng có thể khởi động lại máy nhưng trước hết là nên thử reset lại Finder xem sao, bằng cách nhấn tổ hợp phím "Alt+Command+Esc" để mở cửa sổ "Force Quit Application". Chọn "Finder->Relaunch".

9. Chỉnh sửa thanh công cụ của Finder.


Có khá nhiều nút và widget hữu ích nằm ở trên thanh công cụ, thanh này nằm ở trên cùng của cửa sổ Finder, hầu hết thì các sắp xếp mặc định đã khá đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thêm hoặc bỏ đi một lựa chọn nào đó trên thanh công cụ, bạn có thể nhấn chuột phải( hoặc Ctrl+Click) vào khoảng trống tại đây và chọn "Customize Toolbar". Một hộp thoại mới xuất hiện, bạn có thể thay đổi vị trí các icon bằng cách kéo thả.

10. Thiết lập Folder mặc định.


Khi bạn mở một cửa sổ Finder, mặc định thì phần này sẽ hiển thị ở mục Home. Nếu bạn muốn chọn một thư mục khác xuất hiện khi mở Finder thì sao? Rất dễ dàng, hãy mở một cửa sổ Finder mới-> "Preferences"( hoặc bấm Command+dấu phẩy khi đang ở trong Finder). Sau đó, trong mục "New Finder windows show", hãy chọn lấy thư mục mà bạn mong muốn.


Nguồn: cultofmac
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom