[Cuộc sống] 7 bài học mà khi chúng ta nhận ra thì thường đã quá muộn

Tham gia
4/9/16
Bài viết
2,224
Được thích
808
3348 #1

Những bài học, kinh nghiệm mà chúng ta nhận được đều vô giá, trong đó có những bài học đánh đổi bằng chính cả xương máu. Phần khó nhất trên con đường đi đó là khi bạn nhận ra không phải cơ hội nào cũng kéo dài mãi mãi. Và, tất nhiên bạn chỉ nhận ra khi mọi việc đã xong xuôi. Nếu có thể, hãy học càng sớm càng tốt.

1. Nếu muốn "làm điều mình thích", chúng ta phải cố gắng gấp 3 lần

Hầu như mọi người không hiểu rằng họ nên dành thời gian, cuộc đời để làm điều họ yêu thích. Thay vào đó, họ làm những việc được người khác sai bảo, hoặc những điều mà ba mẹ, bạn bè, bạn đồng trang lứa, hay xã hội khuyên nhủ.


Có khi họ theo đuổi điều gì đó không theo những gì trái tim mách bảo. Nhưng nếu chúng ta muốn "làm điều chúng ta thích", chúng ta phải xem nó như là đặc ân, chứ không phải sự mong đợi. Tuy nhiên, những con người này không phải là đa số. Vậy nên, nếu đó là điều bạn muốn, bạn phải thực hiện ngay bây giờ và phải thực sự dành tâm huyết cho điều đó. Đừng nửa vời để rồi hối hận.

2. Ẩn sau sự giận dữ luôn là nỗi sợ hãi

Nhà thông thái Yoda từng nói, "Nỗi sợ là cánh cửa đến với mặt tối. Nỗi sợ dẫn dắt đến sự giận dữ, giận dữ dẫn đến chán ghét, chán ghét dẫn đến chịu đựng." Khi chúng ta chịu đựng, đặc biệt trong thời gian kéo dài, điều đầu tiên khiến chúng ta tin rằng việc này bắt nguồn từ bên ngoài - một điều gì đó mà chúng ta ghét. Và nếu chúng ta để cảm xúc đó trôi đi, chúng ta sẽ nhận ra những cơn thịnh nộ, và chắc chắn một điều rằng chúng ta đã giữ việc này trong lòng từ lâu lắm rồi.


Tuy nhiên, thực chất bên dưới toàn bộ điều này là nỗi sợ. Nỗi sợ mất mát. Nỗi sợ yếu đuối. Nỗi sợ để một thứ ra đi mãi mãi. Và nếu như bạn thừa nhận nỗi sợ, bạn sẽ thấy được sự thông cảm lan tỏa trong trái tim. Rồi từ đó bước đi trên con đường phía trước.

3. Những thói quen hằng ngày hình thành nên tương lai

Những điều mà chúng ta làm hôm nay là một trong những việc tạo nên con người chúng ta ngày mai. Nếu như những hành động này xảy ra tương tự trong vài tuần, chúng ta sẽ thấy những vết xước thay đổi. Khi hành động đó kéo dài lâu hơn nữa, chúng ta sẽ bắt đầu thấy những thay đổi nhỏ.


Đến khi hành động đó xảy ra một năm, hai năm hoặc thậm chí là năm năm, mười năm, bạn sẽ không còn nhận ra chính mình - chúng đã thay đổi hoàn toàn theo một hướng cụ thể nào đó. Đừng đánh giá thấp những thói quen vụt vặt, nhỏ xíu kéo dài mỗi ngày. Dù cho là xấu hay tốt, thói quen đó sẽ quyết định con người mà chúng ta sẽ trở thành.

4. Những cảm xúc được luyện tập

Khi chúng ta nghĩ về luyện tập, chúng ta thường nói đến các kỹ năng. Chúng ta tập đàn piano, hay chúng ta luyện tập môn hockey. Nhưng có một điều cảm xúc của chúng ta cũng được luyện tập. Chúng ta có thể rèn luyện tính nhân đạo, lòng vị tha.


Chúng ta có thể tập luyện sự tự giác và khiếu hài hước, dễ như là tập giận dữ, cau có, dễ gây xung đột. Cảm xúc của chúng ta thế nào sẽ là sự phản ảnh những điều chúng ta luyện tập. Chúng ta sinh ra không phải để buồn. Chúng ta nên tránh xa cảm xúc ấy và đến gần hơn niềm hạnh phúc.

5. Ai cũng có quyển sổ nhật ký cá nhân

Đây có vẻ là một cụm từ kỳ quặc, và thường thấy trong các tình huống tiêu cực. Nhưng tôi (tác giả bài viết) đang sử dụng theo một hướng khác: Chúng ta phải thừa nhận rằng, cuối ngày chúng ta phải xem lại những điều chúng ta đã làm được. Chúng ta có ước mơ riêng, mục tiêu, động lực, gia đình, bạn thân và những điều đặc biệt khác, và những gì chúng ta muốn là những việc cơ bản.


Tất nhiên là có những người bạn có thể tin tưởng, nhưng cách tốt nhất để giữ mình an toàn và thoải mái là biết mỗi người có nhật ký riêng của họ. Bạn không thể điều khiển người khác. Bạn không thể mong đợi họ đặt mình lên trước cả bản thân. Dù cho bạn có cố gắng làm điều đó trong thời gian dài đi chăng nữa, thì niềm tin có ngày cũng được phơi bày.

Thay vì như vậy, hãy chủ động giúp đỡ người khác bước tiếp giấc mơ, và cũng nhờ họ giúp đỡ bạn tiến lên giấc mơ của mình. Mối quan hệ giữa cả hai cũng vì thế mà trở nên tốt hơn và đi đúng hướng hơn.

6. Không phải thành công mà chính quá trình phấn đấu của bạn mới là điều tuyệt vời nhất

Phải thiết lập mục tiêu và lên danh sách những việc cần giúp đỡ. Một điểm khác là hy sinh hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc của những người xung quanh, vì mục tiêu và thành công mai sau. Điểm cao trào cuối cùng sẽ không đáng để những cảm xúc quá tải lấn át. Nếu bạn không thể thưởng thức cuộc hành trình với những người xung quanh bạn, thì mục tiêu cuối cùng sẽ trở nên vô nghĩa.

7. Làm việc chăm chỉ không có nghĩa là phải từ bỏ tiếng cười


Nhiều người cho rằng cười khi làm một việc gì đó nghĩa là bạn không xem trọng việc đó. Nhưng những ý tưởng hay nhất thường đến thông qua sự thoải mái, những khoảnh khắc vui sướng. Sự kết nối của con người bắt nguồn từ việc cười nhiều hơn và để cười trong khi làm việc hoặc giải quyết một vấn đề là bắt đầu mở ra những khả năng mới.

Một vài người không bao giờ học được điều này - họ trở nên cộc cằn và già cõi. Nhưng cuộc sống là niềm vui. Hiển nhiên, vui vẻ không có nghĩa là chúng ta không thể làm xong điều gì. Bởi vì chúng ta có thể vui và có thể làm xong việc hơn là chúng ta tưởng.

Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

thuha111

Active Member
Tham gia
18/5/17
Bài viết
163
Được thích
180
#2
thay đổi để hoàn thiện bản thân hơn.
 

Yasu.NOV

Member
Tham gia
26/3/17
Bài viết
39
Được thích
17
#3
đúng thật, thói quen tạo nên tương lai, hx
 

chipchipchip

New Member
Tham gia
9/11/16
Bài viết
3
Được thích
0
#5
phải sữa lại mấy cái thói quen nho nhỏ hằng ngày thui
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom