Tổng hợp cách kiểm tra và bổ sung thông tin thuê bao cho người dùng Viettel, MobiFone, VinaPhone

Tham gia
2/2/17
Bài viết
5,766
Được thích
7,748
12872 #1

Vào ngày 24/4, người dùng các nhà mạng sẽ bị khóa 1 chiều nếu chưa đăng ký đầy đủ thông tin theo nghị định 49/2017/NĐ-CP. Chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, TECHRUM đã tổng hợp lại các cách kiểm tra và bổ sung thông tin thuê bao cho bạn theo từng nhà mạng, bạn nào chưa đăng ký thì nhanh tay đăng ký nhé.

Các cách kiểm tra và bổ sung thông tin thuê bao:

Hiện tại, bạn có thể vào danh sách các địa chỉ web sau để kiểm tra thuê bao của mình xem có thuộc diện "nguy hiểm" hay không:
Hướng dẫn cách bổ sung thông tin thuê bao Online:

Hiện có 2 cách để chúng ta có thể cập nhật thông tin của mình: Ra trực tiếp cửa hàng và đại lý của nhà mạng, hoặc sử dụng ứng dụng bổ sung thông tin online có sẵn.
Có một số người dùng đã điền thông tin qua My Viettel nhưng chờ mãi mà không có kết quả xác nhận thì đừng lo lắng nhé. Theo hồi đáp từ chính bộ phận hỗ trợ khách hàng của Viettel, thông tin được cập nhật qua ứng dụng sẽ được chính những nhân viên kiểm duyệt và quyết định. Vì số lượng người gửi thông tin về quá lớn nên thời gian chờ xác nhận sẽ không thể nói trước được. Nếu bạn có thời gian, hãy trực tiếp của hàng để đăng ký thông tin nhanh chóng hơn nhé vì chỉ còn vài ngày nữa là đã hết hạn.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết, để tránh bị khóa SIM khi chưa kịp đăng ký trước ngày 24 tháng 4 nhé!

Xem thêm:

 
Last edited by a moderator:

cyberat

Well-Known Member
Tham gia
1/10/17
Bài viết
634
Được thích
387
#2
Thật ra sau vụ này ta nên nhìn nhận lại mọi việc. Lúc trước là yêu cầu cmnd chính chủ. Giờ là chân dung chính chủ. Dự là sau này kết quả xét nghiệm máu chính chủ mất
 

Lê Thịnh

Active Member
Tham gia
6/4/18
Bài viết
169
Được thích
65
#3
Từ hôm bữa tới giờ em vẫn không biết mã capcha của mobifone lấy ở đâu :big_smile:
 

Vanhieu282

Well-Known Member
Tham gia
18/10/16
Bài viết
1,071
Được thích
312
#4
Nay mất cả buổi sáng đi đktt mobifone, điểm giao dịch thì ít, chỉ dẫn trên app thì sai, gọi tổng đài 5-6 lần k gặp được ai
 
Tham gia
3/4/17
Bài viết
95
Được thích
66
#8
Thật ra sau vụ này ta nên nhìn nhận lại mọi việc. Lúc trước là yêu cầu cmnd chính chủ. Giờ là chân dung chính chủ. Dự là sau này kết quả xét nghiệm máu chính chủ mất
Cứ một thời gian đẻ ra một cái, rồi bắt dân tình đi nộp bổ sung..... Cái này giống khách hàng là ăn mày dịch vụ vậy.

Tôi nộp các thứ qua ứng dụng của Vit-tèo, upload lên được là một kỳ công rồi (3 trầy, 7 trật) nhưng mãi đến giờ (hơn 2 tuần) mã đã thấy hệ thống nó thông báo chấp nhận/không chấp nhận mấy cái đã gửi lên đâu...... chắc chờ 24/4 khóa số, rồi đem bán cho khách hàng khác
 

thuantran9999

New Member
Tham gia
5/9/17
Bài viết
12
Được thích
8
#9
Danh sách được cập nhật đến hết ngày 5/11 là sao @@
 

nefertem

Well-Known Member
Tham gia
11/12/17
Bài viết
1,436
Được thích
605
#10
Sau 4 năm nữa sẽ cập nhật thông tin " tinh trùng và trứng " chính chủ nhé :D
 
Tham gia
3/4/17
Bài viết
95
Được thích
66
#11
Nguồn: laodong.vn
Bắt chủ thuê bao di động phải chụp ảnh: Nhà mạng có thể bị kiện
LĐO | 24/04/2018 | 07:35

Nhà mạng không quản lý tốt sim rác nay đổ khó khăn xuống đầu khách hàng (Tranh: Saté)
Các nhà mạng đưa ra việc chụp ảnh bổ sung thông tin đối với chủ thuê bao di động là nhằm thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Thế nhưng, nếu phân tích kỹ Nghị định 49 thì có thể thấy các nhà mạng đang làm sai tinh thần và nội dung Nghị định rất quan trọng này.

Cũng theo Nghị định 49, sau ngày 24.4.2018 thì chính các doanh nghiệp viễn thông mới là đối tượng bị phạt chứ không phải là những khách hàng bị họ dọa “khóa một chiều thuê bao”.

Nhà mạng cố tình hiểu sai đối tượng phải chụp ảnh?

Hãy xem xét thật kỹ nghị định 49. Cơ sự bắt nguồn từ Khoản 7, Điều 1 của Nghị định 49/2017 như sau:

“7. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các cá nhân sử dụng số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng viễn thông di động thực hiện như sau:

a) Đối với 3 số thuê bao đầu tiên, cá nhân xuất trình giấy tờ và ký vào bản giấy hoặc bản điện tử bản xác nhận thông tin thuê bao. Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều này.

b) Đối với số thuê bao thứ tư trở lên, thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với doanh nghiệp viễn thông di động. Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định tại điểm b, điểm d khoản 9 Điều này”.

Như vậy các đối tượng thuê bao sẽ được chia làm hai nhóm. Nhóm có từ 3 thuê bao trở xuống (tạm gọi là nhóm A) và nhóm có trên 3 thuê bao (tạm gọi là nhóm B).

Nhóm A được quy định tại các điểm (a), (b), (c), Điều 5 như sau:

“5. Thông tin thuê bao bao gồm:
a) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);


b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);

c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này”.

Nghĩa là không điều khoản nào của Nghị định yêu cầu khách hàng có dưới 3 thuê bao phải đi chụp hình bổ sung thông tin?! Vậy thì quy định bổ sung ảnh từ đâu ra? Hãy tìm trong quy định nhóm B.

Nhóm B, từ thuê bao thứ 4 trở lên có hai quy định đáng chú ý: Một là “thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu” và “Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định tại điểm b, điểm d khoản 9 Điều này”.

Câu hỏi ở đây quy định về quyền & nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông khi thực hiện “hợp đồng theo mẫu” gồm những gì? Điều 4 Nghị định 49 quy định: Khách hàng có từ 4 thuê bao trở lên, ngoài việc thực hiện các điểm (a), (b), (c) của Điều 5 (như nhóm A) thì sẽ còn phải có đầy đủ, chính xác các thông tin thuê bao khác là các điểm d, đ như sau:

“d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

đ) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước)”

Nghĩa là ảnh chụp chỉ áp dụng cho thuê bao thứ 4 trở lên (điềm đ). Vậy tại sao khách hàng có ít hơn 3 thuê bao cũng phải đi chụp ảnh? Thậm chí, dù có ảnh chứng minh thư cũng không được xác nhận. Lời giải thích đơn giản nhất là khi thời hạn 24.4 đến gần, nếu không thực hiện, nhà mạng sẽ bị phạt. Tất nhiên, để tránh phạt thì các nhà mạng cuống cuồng bắt tất cả các thuê bao phải đi chụp hình!

Khách hàng có thể kiện ngược nhà mạng

Câu hỏi là nếu các nhà mạng cứ cắt một chiều nếu các chủ thuê bao không đến chụp ảnh thì sao?

Đầu tiên, nếu nhà mạng làm việc này, đối với những người sử dụng ít hơn 3 thuê bao thì nhà mạng đã vi phạm Nghị định 49 vì như phân tích ở trên, Nghị định chì quy định việc bộ sung thông tin đối với thuê bao thứ 4 trở lên.

Thứ hai, Điều 8 Nghị định 49 quy định: Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:

“Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều này.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện”.

Như vậy, nếu chủ thuê bao chứng minh mình không nhận được “thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần” thì nhà mạng không có quyền cắt, hoặc tạm dừng dịch vụ.

Thứ ba, đối với các chủ thuê bao, việc họ thực hiện hợp đồng đầy đủ (trong đó có cả việc chụp hình giấy chứng minh nhân dân nộp nhà mạng), đóng tiền hàng tháng thì hợp đồng dó đã căn cứ trên Luật dân sự. Nếu muốn thay đổi, thì nhà mạng phải “đàm phán lại hợp đồng” với từng chủ thuê bao chứ không có quyền đưa ra một mệnh lệnh yêu cầu khách hàng phải bổ sung thông tin.

Việc áp dụng chụp hình chỉ nên áp dụng với những thuê bao sau khi Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực (24.4.2017) còn những thuê bao trước đó trách nhiệm bổ sung thông tin thuộc về nhà mạng mà chủ thuê bao không phải có trách nhiệm gì.

Thứ tư, căn cứ Nghị định thì ngày cuối cùng của cái hạn “trong vòng 12 tháng” là ngày 24.4.2018. Sau ngày này, nếu không thực hiện đúng Nghị định, nhà mạng sẽ bị phạt. Vậy ai cho phép một số nhà mạng dời thời hạn lại sang đến tận 15.5 như thông báo?

Sau hôm nay (24.4.2018) thì chính các nhà mạng phải bị phạt. Còn nếu cắt, hoặc ngừng hợp đồng, họ hoàn toàn có thể bị khách hàng kiện ra tòa với những phân tích ở trên.

LÂM NHÂN
có bác nào có ý đinh thử chưa :nosebleed::nosebleed:
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom