5 thói quen xấu khiến máy tính của bạn ngày càng chậm hơn

Tham gia
2/2/17
Bài viết
5,766
Được thích
7,748
5003 #1

Bạn có bao giờ nghĩ tại sao cài mới Windows thì thiết bị chạy rất nhanh, nhưng sau đó một khoảng thời gian không lâu thì càng ngày càng chậm đi? Có khá nhiều nguyên nhân khiến điều đó xảy ra, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là cách bạn sử dụng. Hãy cùng xem 5 sai lầm thường gặp vào cách khắc phục giúp máy tính của bạn chạy tốt hơn nhé.

1. Chạy quá nhiều phần mềm nhưng lại không sử dụng

Hãy kiểm tra lại xem! Bạn đã cài đặt rất nhiều phần mềm trên máy tính của mình, mỗi loại phần mềm có một nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên? Có bao nhiêu phần mềm đang tự động chạy trong chế độ nền trên thiết bị của bạn?

Có thể bạn chưa biết, những phần mềm luôn có một tính năng tự động chạy trong nền. Điều này có nghĩ là dù bạn không mở và sử dụng phần mềm, thì bộ nhớ RAM của bạn vẫn bị hao tốn. Đặc biệt, hiệu suất khi trải nghiệm phần mềm cần thiết sẽ tệ đi. Bạn càng cài đặt và chạy cùng lúc nhiều phần mềm không cần thiết, máy tính càng tạo ra nhiều file rác và xử lý nhiều hơn.


Cách khắc phục:
  • Kiểm tra và tắt những phần mềm không cần thiết đang chạy ở khay hệ thống
  • Mở các phần mềm đã cài đặt, tìm và tắt tùy chọn Automatically run when I start my computer. Hoặc bạn có thể tắt ngay trong ứng dụng Task Manager.

  • Gõ tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc, ở tab Startup, hãy click phải vào phần mềm bạn muốn tắt chế độ tự động chạy khi khởi động máy tính. Chọn Disable. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy máy tính của mình khởi động nhanh hơn trước.
2. Không thường xuyên khởi động lại máy

Lời khuyên khởi động lại khi gặp sự cố là lời khuyên huyền thoại khi sử dụng máy tính. Không những thế, việc khởi động lại máy thường xuyên cũng rất là quan trọng. Đa số người dùng có thói quen không bao giờ tắt máy để tiếp tục sử dụng ở những lần tiếp theo. Đây là một thói quen cực xấu, khiến cho Windows chạy chậm hơn.

Tại sao khởi động lại máy tính thì hết lỗi? Nguyên nhân là do việc khởi động lại sẽ giải phóng hoàn toàn bộ nhớ RAM, và được khởi động mới trong lần sử dụng sau. Nếu có phần mềm nào gặp sự cố, không thể hoạt động tốt, thì việc giải phóng RAM và chạy lại phần mềm là điều dễ dàng nhất.



Cách khắc phục:

Bạn không cần phải khởi động lại máy tính thường xuyên, nhưng hãy khởi động lại thiết bị vài lần mỗi tuần. Những lúc di chuyển thường xuyên từ địa điểm này sang địa điểm khác, hãy sử dụng chế độ Sleep hoặc hibernate để nhanh chóng tiếp tục những gì đang làm trên windows.

3. Click mà không bao giờ suy nghĩ


Nếu bây giờ bạn cảm thấy máy tính chạy chậm, thì hãy suy nghĩ lại xem bản thân đã click vào trúng liên kết có virus hay liên kết mở tab mới có chứa quảng cáo chưa? Các liên kết đó thường ẩn sau các nút Download hoặc một số nút giả mạo đánh lừa người dùng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho máy tính gặp lỗi nhé.


Có một số phần mềm miễn phí, trong quá trình cài đặt sẽ yêu cầu cài thêm một số phần mềm đi kèm không cần thiết, trình duyệt ảo... Nếu không suy nghĩ và click Next (tiếp theo) thì bạn có thể đã thêm rác vào hệ thống Windows chỉ bằng cách cài đặt một vài ứng dụng. Trường hợp xấu nhất là phần mềm độc hại có thể làm hỏng máy tính của bạn.

Cách khắc phục: Hãy cẩn thận hơn khi click vào một liên kết nào đó trên Internet mà bạn không chắc chắn.

4. Không dọn dẹp hệ thống Windows

Windows 10 không thể tự mình dọn dẹp hệ thống và bảo trì, nên bạn sẽ phải thực hiện chúng, Nếu muốn tự dọn dẹp hệ thống máy tính thì mình chia sẻ cho các bạn một cách đơn giản nhé.

Ngoài ra, bạn nên cập nhật thường xuyên các bản vá của hệ điều hành. Điều thứ nhất là giúp bảo vệ thiết bị của bạn, thứ hai là sẽ làm thiết bị của bạn chạy ổn định hơn. Không chỉ riêng hệ điều hành, các phần mềm bạn đang sử dụng cũng nên được cập nhật thường xuyên.

5. Tắt máy tính bằng tuyệt chiêu đè nút nguồn

Mặc dù máy tính đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều cách để tắt máy tính, tuy nhiên đa số người dùng vẫn sử dụng cách đè nút nguồn thật lâu để tắt máy. Các chuyên gia vẫn khuyên người dùng nên tắt máy bằng cách truyền thống.

Có một số dòng máy tính đời mới lại thiết lập chế độ Sleep khi người dùng nhấn nút Power. Ở chế độ này, máy tính vẫn sẽ tiêu thụ năng lượng và các linh kiện vẫn phải làm việc. Hậu quả là tuổi thọ máy tính giảm đi và hao pin (Laptop). Chưa kể việc tắt bằng nút nguồn sẽ làm hỏng hệ điều hành Windows, xuất hiện lỗi màn hình xanh...lâu dần sẽ làm hại ổ cứng HDD.
  • Nếu máy tính của bạn trục trặc và “treo cứng toàn bộ”, bấm và giữ nút Power để tắt máy lại là một giải pháp được khuyên dùng.
Trên đây là 5 thói quen mà người dùng hay sử dụng khiến máy tính trở nên chậm hơn. Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Xem thêm:

 
Sửa lần cuối:

Hantt

Member
Tham gia
21/5/19
Bài viết
30
Được thích
0
#4
:)))) công nhận là nhiều khi dùng chả để ý đến mấy cái này đâu
 

Odin

Active Member
Tham gia
11/8/16
Bài viết
282
Được thích
85
#5
#1 dis ngay từ cài win và tối ưu xong như app google drive chẳng hạn
#2 và #5 toàn shutdown máy do có hdd
#3 không có thói quen đó
#4 toàn cài win khi máy chậm
 

salt1999

Member
Tham gia
25/4/19
Bài viết
37
Được thích
9
#6
học thêm được cái #4 còn mấy cái kia thì biết òi =))
 

evolution x

Active Member
Tham gia
18/4/15
Bài viết
384
Được thích
107
#7
Để bền mới thì:
Cài rom ổn định. Mình xài 7 Ultimate bản 7600 hay sao ý. Cũng khá là nhanh và k bị lỗi gì.
Mấy app trong mục Startup mình tắt hết. K cho load cùng windows.
Chịu khó cài CCleaner rồi dọn dẹp, dọn luôn Registry.
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom