Cách thiết kế phòng nghe nhạc nghe như nhạc sống

levanthuonght

New Member
Tham gia
30/6/17
Bài viết
24
Được thích
12
3555 #1
Nhạc sống (live) có nghĩa bạn đang nghe nhạc do ca sỹ, ban nhạc biểu diễn trực tiếp, còn nghe nhạc trong phòng thì tạm gọi là nhạc chết (sic). Trong không khí live, bạn sẽ nghe nhiều loại AT, không chỉ lời ca tiếng nhạc thôi mà còn nghe nhiều loại AT khác như tiếng dội của khán phòng, tiếng xì xào của khán giả và còn nhiều loại AT khác, có thể tai không nghe được nhưng trong đầu bạn vẫn cảm nhận là có tiếng gì đó. Thật sự, không có hệ thống Hi-fi nào có thể tái tạo lại tất cả AT của nhạc live, cho dù thu âm trực tiếp tại nơi biểu diễn đi chăng nữa.

Công nghệ Hi-fi từ thuở xa xưa cũng đã tìm đủ mọi cách để thực hiện việc trên, cũng đạt một vài kết quả nhưng không được như ý muốn vì thiết bị chưa hoàn mỹ. Đến thời điểm hiện giờ, chúng ta đã có công nghệ digital, phát triển tới mức độ hầu như có thể làm được mọi việc. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn yêu nhạc live đạt được đam mê của mình với kinh phí nhỏ nhất, bạn nào đã sở hữu giàn Hi-fi bất kỳ cũng có thể thực hiện được với kinh phí rất nhỏ so với giá thiết bị Hi-fi bạn sẵn có.

Trước hết, bạn phải có 1 phòng nghe nhạc riêng (trống, không có nội thất), diện tích khoảng trên dưới 20m2, lớn quá sẽ tốn tiền thiết kế, nhỏ quá sẽ làm mất hiệu ứng. Dĩ nhiên, phải cách âm phòng này với môi trường chung quanh thật tốt, không lọt tiếng động bên ngoài vào. Nói chung, chỉ cần phòng kín, ít cửa, tọa lạc tại khu dân cư yên tĩnh là được.

Trong tự nhiên, dù ở bất kỳ địa điểm nào cũng đều có độ phản dội (reflection) âm thanh, không ít thì nhiều. Phòng nghe nhạc của bạn cũng vậy, thế nào cũng có phản dội tự nhiên tùy theo kết cấu của tường, sàn, trần nhà, nhưng bạn không thể quản lý sự phản dội này được. Vì vậy, để bắt đầu, bạn phải tìm cách cải tạo phòng này thành loại phòng chết (death room), gần giống như studio thu âm vậy. Tùy theo túi tiền, bạn làm phải làm việc tiêu âm cho phòng, bằng cách nào đó mà bạn đã biết. Đơn giản nhất là mua loại tấm mouse mềm, ép lồi lõm như hộp đựng trứng, thường có màu xám đậm, dùng băng keo 2 mặt dán lên tất cả trần, tường của phòng, mặt lồi hướng ra ngoài. Nếu ở SG, bạn ra khu Hòa hảo, Q 10, có bán rất nhiều, khổ 1m2 x 2m4 x 5cm chỉ vài chục ngàn 1 tấm. Sang hơn, bạn có thể mua tấm dán nội thất cỡ 40 x 40cm, cũng bằng mouse mềm, ép sẵn thành hình nhiều tháp lồi 4 cạnh, dầy khoảng 10cm, có rất nhiều màu cho bạn chọn tùy theo thẩm mỹ riêng. Tất cả cửa ra vào, cửa sổ, nếu có thể, bạn che rèm kéo, bằng vật liệu càng dầy càng tốt như nhung hay nỉ. Sàn nhà lót thảm dầy, thường thì phòng nghe nhạc nào cũng có sẵn.

Sau khi làm xong những việc trên, bạn bắt đầu thử nghiệm coi phòng đã đạt chuẩn chưa. Trên lý thuyết, phòng chết đạt tiêu chuẩn phải có RT60 ≤ 0,1 giây. Máy đo RT60 hơi bị hiếm, ta có thể dùng máy đo âm lượng (SPL decibel meter), đặt ở chế độ A cũng có thể mô phỏng cách đo RT60. Cùng lắm bạn dùng smart phone, download những app về decibel meter hay tương đương cũng tạm xài được. Theo tôi, có lẽ iOS chính xác hơn android, nhớ down loại biểu thị dB bằng đồng hồ kim dễ thấy hơn loại đồng hồ digital.

Sau khi đã có thiết bị đo, bạn sang phần đo đạc. RT60 (reverb time) có nghĩa, khi phát ra một âm thanh, tiếng động bất kỳ, nó sẽ đạt đỉnh âm lượng ngay lập tức rồi do có sự phản dội, nó sẽ phân rã (decay) từ từ đến khi trở về trạng thái ban đầu, ở 60dB. Thời gian phân rã giữa đỉnh và đáy âm lượng này chính là thông số RT60. Với máy đo cài ở chế độ A, fast, bạn nhìn kỹ kim đồng hồ, dùng một vật nặng như cục gỗ, thước kẻ, gõ vào mặt lớn của đồ nội thất trong phòng như bàn, tủ, kệ v.v. Kim đồng hồ sẽ vọt lên đỉnh, nếu nó hạ xuống ngay trong nháy mắt thì RT60 vào khoảng 0,2 giây đó, tạm đạt tiêu chuẩn phòng chết. Nếu kim hạ xuống từ từ, có nghĩa RT60 lớn hơn 1 giây, bạn có thể tự ước lượng thông số này. Nếu đo trước và sau khi cải tạo phòng, bạn sẽ thấy độ khác biệt rất rõ. Lập lại thao tác đo nhiều lần, ở nhiều chỗ trong phòng sẽ cho bạn ước lượng thời gian chính xác hơn.

Đến đây, coi như phòng đã đạt chuẩn, bạn có thể khởi động hệ thống của mình được rồi. Trong phòng chết, lời ca tiếng nhạc sẽ rất khô, không giống trong tự nhiên chút nào, nghe rất khó chịu. Vì vậy, bạn phải tìm cách làm cho AT sống động hơn, đây chính là mục đích của bài viết này. Nguyên tắc cơ bản là chúng ta sẽ tái tạo lại độ phản dội trong phòng nhưng sẽ quản lý được nó hoàn toàn theo ý muốn.

Bạn hãy tìm mua một thiết bị gọi chung là “reverb, delay effect unit” của bên pro-sound. Dĩ nhiên, bạn phải chọn mặt hàng nào tốt nhất, tùy theo túi tiền của bạn. Bạn sẽ đấu nối tiếp thiết bị này lấy từ ngã ra của thiết bị phát nhạc (CD) và đưa output trực tiếp vào pre-amp hay amplifier của hệ thống Hi-fi. Việc đấu dây hơi phức tạp một chút vì thiết bị pro-sound thường giao tiếp bằng jack XLR hay TRS 6mm, không tương thích với jack RCA của dòng Hifi. Bạn phải hàn dây hay dùng jack chuyển đổi (adaptor) cho đúng. (Xin tham khảo thêm những bài Basic sound ở trang ngoài để biết cách đấu nối hay hàn dây tín hiệu).

Từ hồi xa xưa, thập niên 1970 đã có nhiều thiết bị reverb tương tự như trên, chuyên dùng cho dòng Hi-fi, thương hiệu nào cũng có (Denon, Pioneer, Sansui v.v). Lúc đó chỉ có công nghệ tạo tiếng vang bằng cơ khí, họ cho tín hiệu AT đi qua sợi dây lò xo kim loại thật mảnh để tạo ra độ trễ. Công nghệ này đã lỗi thời vì hiện thời ta đã có công nghệ digital, tạo ra hiệu ứng trễ (delay) rất đa dạng. Tôi cũng chỉ ứng dụng cách nghe nhạc từ hồi đó, nhưng bằng thiết bị tân tiến hơn thôi.





Bạn hãy bật nhạc lên, chọn bài nào tùy thích, âm lượng phải khá lớn, ít nhất cũng bằng tiếng ca sĩ đang hát trực tiếp không micro trong phòng, khoảng 7-80 dB (bạn nào thích nghe nhạc để ngủ thì nên quên bài viết này đi). Sau đó bạn chọn chế độ vang tùy theo loại nhạc (phòng trà, sân khấu, rock ngoài trời v.v) trên những chương trình cài đặt trước (pre-set) của thiết bị reverb. Thường sẽ có vài chục pre-set cho bạn chọn (small room, large room, theatre, out-door v.v). Bạn thích loại nào thì xài, chỉnh biên độ reverb cho hài hòa với bài nhạc. Vài thiết bị reverb có thể trộn nhiều loại, thêm 1 ít tiếng delay vào sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau.

Bạn hãy thử thực hiện những việc trên đi, nếu có điều kiện. Hiệu ứng này rất tuyệt vời, bõ công sức của bạn. Từ nay, bạn chỉ cần ngồi ở nhà mà vẫn nghe được âm nhạc giống như coi biểu diễn live trên sân khấu. Tất cả rạp chiếu phim hiện đại cũng đều áp dụng công nghệ này để tạo AT sống động hơn, bạn nào đi coi phim nhiều thì nhớ để ý học hỏi, AT ở đó họ cân chỉnh reverb rất hay.

Bên high-end, tôi biết, có khá nhiều người cũng mò mẫm, tìm cách tạo ra hiệu ứng này. Họ đặt nhiều vật cứng có hình trụ, quả chuông, hình khối đằng trước loa nghe nhạc. Bằng cách xê dịch những vật này, họ tạo ra những phản dội AT theo ý thích. Cầu kỳ, phức tạp quá phải không, vì chúng ta chỉ cần 1 thiết bị thôi là đủ làm như vậy, mà còn có AT đa dạng hơn nữa, không tưởng tượng nổi đâu.

Việc điều chỉnh thiết bị delay&reverb hơi phức tạp với bạn nào không chuyên. Vì có nhiều loại, nhiều thương hiệu, tôi không thể hướng dẫn cách điều chỉnh cho từng loại trong bài viết này được. Nếu có thắc mắc, xin mời vào Forum, chúng ta sẽ mổ xẻ vấn đề này kỹ hơn.

Chúc các bạn thực hiện thành công.
Written by tuyen phuc
 

kieutrang0504

New Member
Tham gia
6/9/17
Bài viết
13
Được thích
4
#2
Nhà em có nguyên dàn 4 loa, mỗi lần xem phim cảm giác rung từng lông chân luôn
 

inmyheartvn

Active Member
Tham gia
28/7/14
Bài viết
120
Được thích
98
#3
Có được phòng nghe nhạc như nhạc sống thì đúng là tuyệt vời.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom