Chàng trai huyện biển mơ vào đội Robocon

dingtran17

New Member
Tham gia
18/4/17
Bài viết
149
Được thích
18
2666 #1
Từ niềm đam mê robot được nuôi dưỡng từ thời tiểu học, Nguyễn Phi Long đang tìm cách hiện thực hóa ước mơ trở thành sinh viên và gia nhập đội Robocon.



Ngoài giờ học, Long thường mày mò nghiên cứu để chế tạo robot - Ảnh: Mậu Trường

Chàng trai robot

Phi Long có nét rắn rỏi và chững chạc so với lứa tuổi 17. Chàng học sinh trường THPT Lê Hoài Đôn, huyện Thạnh Phú, Bến Tre, cho biết đang ấp ủ một đề tài nghiên cứu robot, dự định tung ra trong năm nay, nên ít có thời gian rảnh.
Ngoài giờ lên lớp, Phi Long vùi đầu vào mớ thiết bị, vi mạch mà em cất công săn tìm trên mạng để lắp ráp thành những cỗ máy theo từng tính năng khác nhau. Nhờ niềm đam mê có từ thời tiểu học này, Long có nền kiến thức cơ bản khá tốt về robot.
"Hồi nhỏ, vật dụng trong nhà em đều lôi ra để tháo tung xem bên trong có gì rồi lắp ráp lại. Đài, quạt, tivi… đều trở thành vật thí nghiệm bất đắc dĩ của em. Nhiều khi tháo ra xong ráp lại thấy dư vít quá trời!", Long cười nói.

Khi bắt tay nghiên cứu nghiêm túc, chàng trai vùng huyện biển Thạnh Phú cũng nhiều lần "tiếc đứt ruột" vì các thiết bị bị cháy do lắp ráp sai, mỗi lần thất bại là thiệt hại bạc triệu.
Những thiết bị đó là do Long đặt mua từ TP.HCM chứ ở quê nhà không có nên rất mất thời gian để kiếm thiết bị thay thế.

Sản phầm đầu tay của Long là "robot gắp vật 3 bậc tự do và xử lý ảnh qua internet". Đây là kết quả của cả năm trời nghiên cứu, 3 lần thất bại với số tiền bỏ ra trên 20 triệu đồng.

Có tài năng, có đam mê, thành tích học tập ở trường cũng vô cùng đáng nể, việc vào trường đại học đối với Long không thành vấn đề. "Em chỉ lo không có tiền để trang trải trong thời gian theo học, sợ dang dở ước mơ…", Long chợt bỏ lửng câu nói.



Các giải thưởng và bằng khen của Long trong những năm học phổ thông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Gian nan con đường theo đuổi đam mê

Sau gần 10 năm nuôi các anh chị của Long học đại học, kinh tế gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập từ 2 công ruộng, vài luống rau và những chuyến đi biển của cha Long - ông Nguyễn Phước Trung - chỉ đủ đáp đổi qua ngày.

Những năm trước, khi sức khỏe còn tốt, ông Trung thường theo những ghe lớn đánh bắt xa bờ nên mỗi chuyến kéo dài nửa tháng cũng kiếm được vài triệu đồng. Nhưng giờ bệnh tật hành hạ nên ông chỉ đi những ghe nhỏ, đi gần bờ nên cũng không ăn thua.
"Thế nhưng, lắm lúc thấy con kẹt tiền quá nên tôi cũng xin tạm ứng chủ ghe lớn để có số tiền kha khá. Xong rồi lại tiếp tục ra khơi", ông Trung nói.

Hiện một chị gái của Long đang theo học năm 3 ngành Nuôi trồng thủy sản của ĐH Cần Thơ và được một anh đã ra trường chu cấp. "Tới lúc chị của em ra trường thi cũng là lúc em vào đại học. Trước mắt là cứ người đi trước nuôi người đi sau chứ cũng chưa biết tính sao nữa", Long nói.

Ngày chúng tôi đến nhà, mâm cơm dọn ra chỉ có nồi canh và dĩa cá được chài từ mương nước gần nhà, bà Nguyễn Thị Cắm (52 tuổi) - mẹ của Long - cho biết đã lâu lắm bà không đi chợ.

Sau bữa cơm trưa, Long lại lạch cạch đạp xe đến điểm học thêm tiếng Anh. Với Long, niềm đam mê chế tạo máy móc được ưu tiên lên hàng đầu và ước mơ được vào đội Robocon của ĐH Bách khoa TP.HCM ngày càng cháy bỏng.

100 suất học bổng Đèn đom đóm
Từ ngày 24-7 đến 20-10, báo Tuổi Trẻ sẽ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học nhận một suất học bổng "Đèn đom đóm", trị giá 3 triệu đồng/suất.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.
 

thanhtrung1

New Member
Tham gia
1/8/17
Bài viết
4
Được thích
0
#2
Từ niềm đam mê robot được nuôi dưỡng từ thời tiểu học, Nguyễn Phi Long đang tìm cách hiện thực hóa ước mơ trở thành sinh viên và gia nhập đội Robocon.



Ngoài giờ học, Long thường mày mò nghiên cứu để chế tạo robot - Ảnh: Mậu Trường

Chàng trai robot

Phi Long có nét rắn rỏi và chững chạc so với lứa tuổi 17. Chàng học sinh trường THPT Lê Hoài Đôn, huyện Thạnh Phú, Bến Tre, cho biết đang ấp ủ một đề tài nghiên cứu robot, dự định tung ra trong năm nay, nên ít có thời gian rảnh.
Ngoài giờ lên lớp, Phi Long vùi đầu vào mớ thiết bị, vi mạch mà em cất công săn tìm trên mạng để lắp ráp thành những cỗ máy theo từng tính năng khác nhau. Nhờ niềm đam mê có từ thời tiểu học này, Long có nền kiến thức cơ bản khá tốt về robot.
"Hồi nhỏ, vật dụng trong nhà em đều lôi ra để tháo tung xem bên trong có gì rồi lắp ráp lại. Đài, quạt, tivi… đều trở thành vật thí nghiệm bất đắc dĩ của em. Nhiều khi tháo ra xong ráp lại thấy dư vít quá trời!", Long cười nói.

Khi bắt tay nghiên cứu nghiêm túc, chàng trai vùng huyện biển Thạnh Phú cũng nhiều lần "tiếc đứt ruột" vì các thiết bị bị cháy do lắp ráp sai, mỗi lần thất bại là thiệt hại bạc triệu.
Những thiết bị đó là do Long đặt mua từ TP.HCM chứ ở quê nhà không có nên rất mất thời gian để kiếm thiết bị thay thế.

Sản phầm đầu tay của Long là "robot gắp vật 3 bậc tự do và xử lý ảnh qua internet". Đây là kết quả của cả năm trời nghiên cứu, 3 lần thất bại với số tiền bỏ ra trên 20 triệu đồng.

Có tài năng, có đam mê, thành tích học tập ở trường cũng vô cùng đáng nể, việc vào trường đại học đối với Long không thành vấn đề. "Em chỉ lo không có tiền để trang trải trong thời gian theo học, sợ dang dở ước mơ…", Long chợt bỏ lửng câu nói.



Các giải thưởng và bằng khen của Long trong những năm học phổ thông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Gian nan con đường theo đuổi đam mê

Sau gần 10 năm nuôi các anh chị của Long học đại học, kinh tế gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập từ 2 công ruộng, vài luống rau và những chuyến đi biển của cha Long - ông Nguyễn Phước Trung - chỉ đủ đáp đổi qua ngày.

Những năm trước, khi sức khỏe còn tốt, ông Trung thường theo những ghe lớn đánh bắt xa bờ nên mỗi chuyến kéo dài nửa tháng cũng kiếm được vài triệu đồng. Nhưng giờ bệnh tật hành hạ nên ông chỉ đi những ghe nhỏ, đi gần bờ nên cũng không ăn thua.
"Thế nhưng, lắm lúc thấy con kẹt tiền quá nên tôi cũng xin tạm ứng chủ ghe lớn để có số tiền kha khá. Xong rồi lại tiếp tục ra khơi", ông Trung nói.

Hiện một chị gái của Long đang theo học năm 3 ngành Nuôi trồng thủy sản của ĐH Cần Thơ và được một anh đã ra trường chu cấp. "Tới lúc chị của em ra trường thi cũng là lúc em vào đại học. Trước mắt là cứ người đi trước nuôi người đi sau chứ cũng chưa biết tính sao nữa", Long nói.

Ngày chúng tôi đến nhà, mâm cơm dọn ra chỉ có nồi canh và dĩa cá được chài từ mương nước gần nhà, bà Nguyễn Thị Cắm (52 tuổi) - mẹ của Long - cho biết đã lâu lắm bà không đi chợ.

Sau bữa cơm trưa, Long lại lạch cạch đạp xe đến điểm học thêm tiếng Anh. Với Long, niềm đam mê chế tạo máy móc được ưu tiên lên hàng đầu và ước mơ được vào đội Robocon của ĐH Bách khoa TP.HCM ngày càng cháy bỏng.

100 suất học bổng Đèn đom đóm
Từ ngày 24-7 đến 20-10, báo Tuổi Trẻ sẽ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học nhận một suất học bổng "Đèn đom đóm", trị giá 3 triệu đồng/suất.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.
ngưỡng mộ
 

KimAnh

New Member
Tham gia
18/9/17
Bài viết
45
Được thích
0
#3
đam mê thì cứ theo thôi!!!!
 

thuyhong

New Member
Tham gia
30/8/17
Bài viết
24
Được thích
0
#5
người việt có chí thông minh nếu có cơ hội phát triển chắc chắn làm tốt
 

hamarketer

New Member
Tham gia
18/7/17
Bài viết
237
Được thích
35
#7
Thông thường người việt có tài nhưng chỉ bị này nọ làm thui chột thôi :)))). GS TS thì không thấy sáng tạo gì :)))).
 
Tham gia
25/12/17
Bài viết
39
Được thích
0
#11
chúc bạn luôn thành công với lựa chọn của mình!
 

sv2016

New Member
Tham gia
31/7/16
Bài viết
6
Được thích
0
#14
còn trẻ mà có ý chí vươn lên vượt khó, cố gắn lên em nhé
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom