[Cuộc sống] Câu chuyện về niềm tin

Vane Love 3873

New Member
Tham gia
7/4/17
Bài viết
101
Được thích
180
#24
Đặt niềm tin nhiều qua để rồi mình la ng gánh chịu hậu quả
 

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#31
Niềm tin không tạo ra lực thay đổi sự vật, hiện tượng, nhưng nó là 1 sự chuyển dịch trong hệ thần kinh, thúc đẩy con người thay đổi sự vật, hiện tượng. Bản thân niềm tin cũng là thứ không thể thấy, không thể sờ, không thể cảm nhận được. Nó là 1 dạng kinh nghiệm hình thành theo sự phát triển của hệ thần kinh. Nó chính là cách chúng ta định hình thế giới, chúng ta tin là như vậy, chúng ta tin rằng nó đúng, dù nó có sai thì vẫn có 1 niềm tin đúng đắn được phát triển từ niềm tin sai lầm trước đó.
Chúa trời không phải con người, đó là tiên quyết cho mọi cuộc tranh cãi. Chúa trời cũng không phải vật chất hữu hình, vô hình hay dạng phản vật chất nào đó, Chúa trời là phi vật chất. Vậy Chúa trời ở đâu ra? Chúa là niềm tin. Khi con người quá đề cao niềm tin (cái tôi của loài người, thường là hạn hẹp so với vạn vật) thì việc dạy rằng Chúa trời là niềm tin sẽ gây 2 hiệu ứng: sự phẫn nộ đối với người duy vật và an ủi đối với người duy tâm. Bản chất câu nói đó là đúng, nhưng cần kết hợp với khái niệm đúng về niềm tin để chúng ta thấy được rằng: Chúng ta tin rằng Chúa trời là "thứ" định hình ra vũ trụ chúng ta đang sống, nó hoàn toàn bao quát được mọi khái niệm mà các dân tộc tin, nhưng bằng những "niềm tin" khoa học thì chúng ta lại chứng minh rằng Chúa trời không phải là 1 dạng vật thể.
Vậy chốt ở bài này, vấn đề xung đột tư tưởng giữa cậu sinh viên và ông giáo sư đó là: không thống nhất quan điểm về niềm tin.
Cậu sinh viên cho rằng niềm tin là cái chúng ta tin là có thì nó sẽ có: bóng tối, sự chết, sự tiến hoá (chỗ tiến hoá này cậu sinh viên nêu ví dụ hơi xa vấn đề cậu ấy nói)
Ông Giáo sư lại cho rằng niềm tin đẩy con người tới sự phụ thuộc vào những thứ không có thật.
Đối với mình: Niềm tin là hệ thống kinh nghiệm được định hình thông qua thế giới quan của loài người, liên tục thay đổi và phát triển bằng sự đối lập, tương phản giữa hệ thống niềm tin về vật chất và tinh thần (cạnh tranh - phát triển). Niềm tin khoa học giúp chúng ta tìm tòi và phát triển nó, đôi khi là phủ nhận nó bằng niềm tin đúng đắn hơn. Niềm tin tinh thần giúp chúng ta tạm thời quên đi những giới hạn về vật chất và sự hiểu biết của loài người (cái này có hạn, nên duy tâm không chết được), tuy vậy hiệu ứng phụ là khi dung dưỡng nó, dễ sinh ra những thứ cuồng tín.
Phân tích và quan điểm dựa trên các cuốn sách về vũ trụ, khoa học và sự xung đột tín ngưỡng trong lịch sử loài người
Em xin hết :go::go::go:
 

Phúc Lê

New Member
Tham gia
27/3/15
Bài viết
44
Được thích
34
#33
Câu chuyện này mình đọc được từ lâu rồi, và mình cũng tự tìm ra những câu trả lời về nhưng câu hỏi của vị giáo sư trên:
- Ngay từ câu hỏi đầu tiên, vị giáo sư đã không có niềm tin vào Thiên Chúa. Mối liên kết giữa con người và Thiên Chúa cũng chính là niềm tin. Khi cầu nguyện nhưng ông có thực sự tin vào điều kỳ diệu không? Ông có thực sự tin rằng Thiên Chúa sẽ giang cánh ra cứu giúp người anh của ông?
Thiên chúa có tốt lành không ? Dĩ nhiên là có rồi. Tội ác ở khắp nơi trên thế giới do chính con người tạo ra chứ ai. Dù là người tin vào tin ngưỡng hay khoa học đều có thể nhận ra điều này, tội ác được tạo ra bởi những người có tâm địa không tốt. Bệnh tật, sự đạo đức, sự thù ghét... tất cả đều xuất phát từ con người. Làm gì có chuyện một kẻ giết người, rồi người ta lại đổ lỗi cho Thiên Chúa đã tạo ra người này được. Thiên Chúa là con đường, là sự thật và là sự sống.Con người luôn được quyền lựa chọn cuộc sống và cách sống của mình tuy nhiên có bao nhiêu người đi trên con đường mà Người chỉ lối? Bao nhiêu người sống đúng theo lời Người?
Mình là ngươi theo đạo, nếu bạn hỏi mình bạn hỏi có tin vào Thiên Chúa không, chắc chắn mình sẽ nói là tin. Nhưng bạn thử hỏi mình có thể chết vì Ngài không, điều đó thì mình không thể chắc được. Điều đó có thể thấy, nói thì dễ nhưng làm mới khó. Ở nhà thờ mình có một hội đoàn toàn những người nước ngoài (Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan...). Họ là những con người chấp nhận từ bỏ mọi thứ trong cuộc sống của mình để đi làm nhân chứng đức tin. Họ đến sinh sống ở những quốc gia mà họ không hề biết ngôn ngữ của họ, chấp nhận từ bỏ tất cả, công ăn việc làm, nhà ở chỉ với một niềm tin rằng Thiến Chúa sẽ dẫn lối họ.Và họ sống hoàn toàn tốt và những nhóm này đang rất lớn mạnh trên toàn thế giới. Đó mới gọi là niềm tin. Bạn đã sẵn lòng từ bỏ mọi thứ để đến sống ở một quốc gia khác, nơi mà ngay cả việc giao tiếp với người khác còn khó khăn?
P/S: "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin" Ga 20, 19-31.
 
Tham gia
17/1/17
Bài viết
125
Được thích
12
#37
Khi niềm tin đã mất đi thì giá trị của nguời đó trong mắt mình không còn nữa
 

Mon 98

New Member
Tham gia
8/4/17
Bài viết
15
Được thích
2
#40
Tuyệt vời. đọc rất thấm. Cảm ơn top nhé
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom