[Cuộc sống] 11 điều bí ẩn xảy ra trong khi bạn đang ngủ

Tham gia
29/4/17
Bài viết
113
Được thích
126
1641 #1
Đêm về là lúc chúng ta giải tỏa hết những căng thẳng bằng một giấc ngủ ngon. Nếu may mắn, bạn sẽ trải qua một đêm yên bình với giấc ngủ không mộng mị. Không ít trường hợp ta tỉnh giấc với cảm giác lúng túng xen chút hoảng loạn vì những gì xảy ra trong giấc ngủ đêm qua thật chẳng bình thường. Hãy cùng TECHRUM tìm hiểu qua 11 bí ẩn này nhé!

1. Bóng đè

Đã bao giờ bạn tỉnh dậy giữa buổi đêm và thấy khó thở như có một vật gì đè nặng trên ngực? Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực? Đấy là cảm giác của bóng đè đấy!

Trong cơn ngủ say, khi bóng đè xảy ra, vùng vỏ não được kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức. Thế nhưng lúc đó những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.

Khoảng 7% dân số trải qua hiện tường này cho biết rằng: Tư thế nằm sấp dễ dẫn đến trường hợp này. Vì vậy, bạn chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh là có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh này rồi đấy.

2. Ảo giác hypnagogic

Ảo giác hypnagogic không hẳn là một rối loạn giấc ngủ bởi hiện tượng này xảy ra khi sắp ngủ hoặc lúc thức giấc chứ không ập tới khi đang ngủ. Nhưng điều đáng nói ở đây là người khỏe mạnh cũng có thể gặp phải trường hợp này.

Ảo giác hypnagogic xảy ra đối với những người sử dụng chất kích thích, ma túy, người có tâm lý căng thẳng, lo âu hoặc đơn giản là bạn có trí tưởng tượng phong phú đấy. Chúng ta có thể nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình, tiếng chuông vang vọng bên tai hoặc hình ảnh ghê rợn như: ma, chú hề, xác chết,...

3. Nói mơ


Nói mơ là một hiện tượng bình thường, có thể xảy ra với mọi đối tượng và cũng tương đối phổ biến. Hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ em. Ở người trưởng thành, nói mớ thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng thần kinh, ví dụ như khi bị sốt cao, stress, thiếu ngủ… Nhưng nếu nói mơ diễn ra nhiều lần và lặp đi lặp lại thì bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe của mình.


Tuy nó không nguy hiểm về mặt tâm lý nhưng đôi khi bạn cũng sẽ phải lo lắng vì sợ chính bản thân mình sẽ nói ra những bí mật sâu thẳm lúc nào không hay biết.

4. Mông du

Chứng mộng du là tình trạng mơ ngủ không tự điều khiển được hành động của mình. Họ hoàn toàn có thể đi lại, hay hoạt động trong khi ngủ mà không biết. Trạng thái này lại trái ngược với bóng đè - ý thức đang ngủ, còn mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại được khai thông

Thông thường, mộng du được xem là hành động vô hại. Nhưng đôi khi, chúng lại vô cùng nguy hiểm bởi người mộng du có thể làm tổn thương chính bản thân mình trong vô thức.

5. Hội chứng "nổ tung đầu"

Bạn biết không, trên thế giới có rất nhiều chứng bệnh cổ quái mà nhiều người chưa từng được nghe đến. Một trong số đó là chứng "Đầu nổ tung" - Exploding Head Syndrome (EHS). Đây là một chứng rối loạn cận giấc ngủ và ảo giác thị mà khoảng 20% số người trên thế giới đang mắc phải. Hầu hết trong số họ sẽ nghe thấy những tiếng nổ cực lớn khi mới chợp mắt. Có điều, tiếng nổ này không có thực, mà nó chỉ diễn ra trong đầu họ thôi.

Các triệu chứng của hội chứng "đầu nổ tung" thường gắn liền với hiện tượng bóng đè mà nhiều người trong chúng ta hay gặp. Hội chứng "đầu nổ tung" lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ, chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn hoảng sợ và cả trầm cảm.

Cách tốt nhất để giải thoát khỏi hội chứng này đó là đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn phải tích cực giải quyết tình trạng thiếu ngủ của mình nếu có, đi bộ, đọc sách hay tập yoga để thư giãn, giảm stress. Quan trọng nhất là phải nói không với đồ uống có cồn.

6. Hội chứng "ngưng thở khi ngủ'

Ngưng thở lúc ngủ là một hội chứng rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở về đêm trong khi ngủ. Hiện tượng ngưng thở chỉ diễn ra từng lúc nhưng có thể dẫn tới thiếu oxy và tăng khí cacbonic trong máu. Nó gây hoạt hóa thần kinh giao cảm, làm co mạch, tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, sung huyết, loạn nhịp tim…, thậm chí là dẫn tới tử vong. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong càng tăng khi số lần ngưng thở trong một giờ nhiều.

Một số nguy cơ tiềm ẩn khác có thể gây ra chứng ngưng thở lúc ngủ như hút thuốc lá, sung huyết mũi, đái tháo đường, uống rượu, thuốc an thần… Cách tốt nhất, để tránh những nguy hiểm từ chứng ngưng thở lúc ngủ, các bạn nên thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao thường xuyên… Đặc biệt, hãy đi khám và chữa trị ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
 
Last edited by a moderator:

huyhoc

New Member
Tham gia
8/3/18
Bài viết
52
Được thích
4
#7
cũng bị bóng đè rồi
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom