Cùng chiêm ngưỡng cận cảnh nguyên mẫu "khổng lồ" của thế hệ iPhone đầu tiên

thuanngotau

†ђµลииq๏†ลµ™
Tham gia
10/2/14
Bài viết
3,818
Được thích
6,911
7091 #1

Vào ngày 09/1/2007, CEO đã quá cố của Apple là Steve Jobs đã tự hào tuyên bố: "Hôm nay là ngày mà chúng ta đã mong chờ trong suốt 2,5 năm qua." Apple đã bí mật phát triển iPhone trong suốt 2,5 năm và ngay cả đối với rất nhiều người tham gia vào dự án, thiết bị nguyên gốc của iPhone đơn thuần là hai bảng mạch lớn có tên mã là "M68" và "Purple 2". Apple tập trung vào việc làm cho mọi người phải thực sự ngạc nhiên với sự xuất hiện của iPhone và do đó rất nhiều kỹ sư nằm trong đội ngũ phát triển dự án iPhone đầu tiên thậm chí còn không hình dung ra thiết bị thực tế sẽ như thế nào.


Để đảm bảo sự bí mật tuyệt đôi này, Apple đã phát triển những bảng mạch đặc biệt phục vụ việc phát triển nguyên mẫu. Trên các bảng mạch này có chứa gần như toàn bộ mọi thành phần linh kiện của iPhone nhưng thay vì được gói gọn trong thân hình nhỏ bé của thiết bị thì Apple lại trải các linh kiện trên một bảng mạch rất lớn. Nguồn tin Red M Sixty đã chia sẻ cho trang công nghệ The Verge bộ nguyên mẫu iPhone M68 đã được xây dựng từ 2006/2007 và đây là lần đầu tiên những hình ảnh về nguyên mẫu này được công bố sau hơn 10 năm được phát triển.

Thoạt nhìn chúng ta sẽ thấy nguyên mẫu iPhone M68 trông chả khác nào một bo mạch củ của máy tính từ 10 năm trước với kích thước khá tương đương nhưng tất nhiên là các thành phần linh kiện có chút khác biệt. Mục tiêu của bảng mạch nguyên mẫu này là để các kỹ sư Apple thực hiện việc phát triển phần mềm cũng như các thành phần thu phát sóng di động cho thế hệ iPhone đầu tiên. Những kỹ sư này không được biết thiết kế thực sự của iPhone và đôi khi các bảng mạch còn không được cung cấp kèm màn hình. Có một chi tiết là Apple sử dụng các bảng mạch in màu đỏ cho phần cứng nguyên mẫu của iPhone và ưa thích sử dụng màu xanh dương, xanh lá cũng như các màu sắc khác cho bảng mạch của các thiết bị đã thương mại hoá.


Mặc dù không được lắp một chiếc quạt tản nhiệt khổng lồ để làm mát vi xử lý cũng như RAM, nguyên mẫu iPhone M68 chia sẻ nhiều thành phần phần cứng tương tự như trên một bo mạch chủ PC đời cũ. Ở phía đỉnh bo mạch là một cổng kết nối được sử dụng để thử nghiệm các phụ kiện iPod vì iPhone khi đó cũng sử dụng chung cổng kết nối 30 chân. Thậm chí Apple còn trang bị một cổng LAN và hai cổng mini USB ở phía cạnh để các kỹ sư truy cập vào các thành phần vi xử lý và bộ xử lý di động của thiết bị. Các kỹ sư Apple có thể sử dụng các cổng mini USB này để lập trình cho thiết bị mà không cần phải nhìn vào màn hình.



Hầu hết các kỹ sư làm việc trên nguyên mẫu iPhone M68 đều có trách nhiệm chuyển đổi nền tảng hệ điều hành Darwin của Apple sang iPhone. Darwin là hệ điều hành trên nền tảng Unix chứa đựng một bộ mã nguồn của các thành phần cốt lõi trên macOS, iOS, watchOS, tvOS, và audioOS. Apple gọi những lập trình viên làm việc với Darwin là "kỹ sư Core OS".

Phần còn lại trên bo mạch của nguyên mẫu iPhone là rất khác so với những bo mạch PC thông thưởng. Ở phía trên, bạn dễ dàng nhìn thấy khe cắm SIM và cạnh đó là 2 bộ antenna dành cho kết nối Wi-Fi và Bluetooth. Những thành phần này sử dụng các chip của Inel, Infineon, CSR, Marvell, và Skyworks kết nối với mạch I/O radio chính nên nhìn rất giống như trên phiên bản iPhone thương mại đầu tiên.

Ngay bên phải mạch radio là cổng RJ11 tương tự như trên những chiếc điện thoại bàn truyền thống. Apple sử dụng cổng này để các kỹ sư có thể kết nối chiếc tai nghe của điện thoại bàn truyền thống vào bảng mạch phát triển iPhone nhằm mục đích kiểm tra chất lượng cuộc gọi.







Tại vị trí trung tâm của bảng mạch nguyên mẫu là trái tim của iPhone với vi xử lý ứng dụng của Apple. Apple sử dụng bộ nhớ RAM của Samsung với vi xử lý ARM 620MHz (ARM1176JZF) để chạy hệ điều hành iPhone đầu tiên. Bộ nhớ trong của nguyên mẫu iPhone là chip nhớ 4GB Samsung NAND (K9HBG08U1M). Module bộ nhớ trong này có thể tháo lắp dễ dàng để các lập trình viên nhanh chóng kiểm nghiệm các phiên bản hệ điều hành khác nhau.

Một màn hình nhỏ cũng xuất hiện trên bảng mạch M68 mà The Verge được trên tay nhưng nút Home vật lý lại được gắn... bên cạnh màn hình trên bo mạch thay vì trên màn hình và nút nguồn cũng như phím tăng giảm âm lượng được đặt ở vị trí bên trái bo mạch. Sau hơn 10 năm bo mạch này vẫn có thể khởi động được nhưng tiếc là chỉ "treo" ở màn hình táo.

Như vậy là từ nhiều tháng trước khi ra mắt iPhone, Apple đã nghĩ đến mọi thứ mà lập trình viên cần phải có để phát triển iPhone. Những bảng mạch nguyên mẫu này đã được sử dụng trong suốt thời gian từ 2006 đến 2007. Tất nhiên ngày nay Apple đã không còn sử dụng kiểu bảng mạch nguyên mẫu cồng kềnh này nữa mà thay vào đó là bảng mạch với kích thước thật của thiết bị nhưng thiết kế vẫn được giữ bí mật bằng bộ case bảo mật bọc xung quanh.

Xem thêm:

Theo: The Verge
 
Last edited by a moderator:
Tham gia
28/2/19
Bài viết
51
Được thích
8
#3
Bảng mạch làm mình nhớ lại hồi còn đi học được làm thực hành, cũng đỏ đỏ thế này chỉ là không xịn xò thôi =))
 

Nhi Hồng Viện

Active Member
Tham gia
10/2/19
Bài viết
580
Được thích
61
#4
lúc iphone mới ra ai cũng ngưỡng mộ vì cảm ứng nhạy và thiết kế sang,thế hệ 8x sẽ cảm nhận được điều đó nhiều nhất
 

appleno1

New Member
Tham gia
1/12/21
Bài viết
5
Được thích
0
#8
Main của Apple luôn có sự khác biệt so với các thương hiệu smartphone khác, nhìn không khác gì một kiệt tác, rất đẹp
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom