Độ nhậy (Sensitivity), Chất lượng của loa?

levanthuonght

New Member
Tham gia
30/6/17
Bài viết
24
Được thích
12
2018 #1
Nếu đọc bản thông số kỹ thuật của bất kỳ loại loa rời (driver) và loa nguyên thùng của bất kỳ hãng sản xuất nào, bạn cũng có thể thấy một đề mục phổ biến, là độ nhậy (sensitivity) của loa. (Để dễ hiểu, bài này chỉ đề cập đến hệ thống loa toàn giải (full-range), không tách ra nhiều loại, điển hình là 1 thùng loa HiFi). Thông số này là kết quả của phép đo số lượng dB đạt được ở khoảng cách 1 mét trước mặt loa, được cung cấp tín hiệu có công suất 1 watt với tần số 1KHz. Thông số này chỉ là nét đặc trưng, đặc điểm (specificity) của loa mà thôi, không phải là để đánh giá chất lượng như đã có nhiều bạn nhầm tưởng, thông số này nếu càng lớn thì càng tốt. Ngay cả hãng sản xuất cũng mập mờ đánh lận con đen bằng cách bao giờ cũng có chữ “at 1KHZ” theo sau.

Loa là thiết bị nằm trong hệ thống AT, có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng từ tín hiệu điện của ampli thành AT, có nghĩa là biến đổi điện năng sang từ năng rồi tác động đến màng loa thành động năng và sinh ra âm năng. Cũng như những thiết bị khác, loa cần có sự tuyến tính giữa đầu vào và đầu ra trải rộng trên toàn giải phổ tần có thể nghe được của con người (từ 20Hz đến 20KHz). Điều này chỉ có trong mơ thôi, vì chính loa là thiết bị tạo ra sự méo dạng nhiều nhất trong tất cả thiết bị AT. Dù công nghệ kỹ thuật có tiến bộ cách mấy đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể làm hoàn thiện AT của loa đến mức tuyệt đối được. Nhưng công nghệ hiện đại có thể sản xuất ra những cục nam châm cho loa có từ thông rất mạnh, hơn rất nhiều so với khoảng 20 năm trước đây. Và gần đây lại có loại nam châm chế tạo bằng đất hiếm SamCo (SmCo) và Neodymium (NdFeB), mạnh khỏi nói luôn. Lý do này làm cho loa khi ở công suất rất nhỏ (vài watt), nhưng lại tạo ra AT khá lớn, nhưng khi dùng công suất lớn, lúc này sẽ bị hạn chế bởi màng loa nên AT sẽ trở lại bình thường, tỷ lệ thuận với công suất, cho đến đỉnh công suất cực đại (peak) của loa

Phần trên chỉ mới xét về khía cạnh công suất với một tần số cố định, nhưng xét về khía cạnh đáp ứng tần số thì mới bộc lộ rõ ưu khuyết điểm của loa. Cho dù loa có tốt cách mấy, đồ thị đáp ứng tần số cũng không bao giờ phẳng cả, nhưng về phương diện nào đó, có lẽ vì chưa bao giờ nghe được AT hay tuyệt đối, tai con người vẫn chấp nhận sự méo dạng này của loa. Bởi thế mới có rất nhiều ngôn từ để diễn tả AT như: dầy, mỏng, đục, trong, cứng, mềm, v.v. Những loại AT này hoàn toàn không có trong tự nhiên.

Nếu loa có thông số độ nhậy cao, chưa hẳn đó là loa hay, nếu chỉ đo ở tần số 1KHz (không bao giờ hãng sản xuất đưa ra thông số độ nhậy của toàn giải). Đôi khi còn có tác dụng ngược nữa, vì tần số chuyên dùng cho kỹ thuật đo lường 1KHz là tần số nghe khó chịu nhất đối với tai con người. Nếu loa chỉ nổi bật tần số này (đa số), chắc chắn AT nghe sẽ bị bọng tiếng, cũng như bạn dùng EQ nâng tần số này lên vậy.

Tóm lại, thông số độ nhậy không dùng đề đánh giá chính xác về chất lượng loa được, nhất là ở pro-sound. Nó chỉ có thể xác định, loa này có độ từ thông cao, hay màng nhún dễ cộng hưởng với tần số 1KHz, thế thôi. Bằng chứng là nhiều thiết bị loa của TQ hiện nay, nhờ có công nghệ sản xuất nam châm cao, nên có thông số độ nhậy khá cao, nhưng chất lượng nghe chẳng ra gì cả. Và nhiều loa của thế hệ trước đây, dù nam châm của nó chỉ lớn bằng cục pin nhỏ, vẫn nghe hay như thường.
Nguồn Sưu Tầm ( Written by tuyen phuc )
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom