Fuchsia là gì và nó có thể thay thế được Android?

Tham gia
6/2/17
Bài viết
100
Được thích
15
1708 #1
Nếu bạn là một người quan tâm đến các tin tức công nghệ mới, thì hẳn bạn không còn lạ với cái tên “Fuchsia”. Đây là một dự án hệ điều hành mã nguồn mở mới mà Google đang lặng lẽ làm việc. Trong một số thông tin rò rỉ mới nhất, thì hệ điều hành này về cơ bản đã hoàn thiện về mặt giao diện để áp dụng lên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng. Không giống như Android, vốn được sử dụng trên lõi của Linux, thì hạt nhân của Fuchsia lại có tên là Magenta. Chính điều này đã dấy lên mối nghi ngờ về việc Google đang chuẩn bị thay thế Android bằng Fuchsia để hi vọng đem đến sự thống nhất trên di động của họ sau này. Nhưng điều này có phải sự thật? Và tại sao Google lại cần thêm 1 hệ điều hành khác trong khi đứa con cưng Android đang cực kỳ thành công trên thế giới. Phải chăng đây là một động thái chuẩn bị cho thời kỳ “hậu Android” của Google?


- Fuchsia và sự hình thành


Về cơ bản thì những thông tin xung quanh Fuchsia đã rộ lên từ cách đây 1 năm. Như đã đề cập, Fuchsia được phát triển trên nền tảng Little Kernel (LK) với bộ lõi Kernel Magenta. Được biết, nền tảng LK vốn là một hệ điều hành nhỏ phù hợp với các thiết bị nhúng và Bootloader. Trong thực thế, nó được coi là phần xương sống cung cấp việc nạp dữ liệu khởi động cho nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm cả bộ nạp khởi động của Android. Kích thức của LK cũng rất nhỏ, chỉ vào khoảng 15-20KB trên một nền tảng nhúng sử dụng chip ARM. LK cũng là một dự án mã nguồn mở miễn phí, được cung cấp cho lập trình viên thông qua giấy phép MIT. So với bộ LK tiêu chuẩn, thì có vẻ Kernel Magenta cao cấp hơn, bởi nó được Google thiết kế cho các hệ thống có bộ nhớ lớn, lên tới hàng GB, và được tích hợp các trình điều khiển thiết bị ngoại vi, cũng như cung cấp một chế độ dành cho người dùng, trong khi LK không được tích hợp các chức năng này.

Bên cạch việc được thiết kế trên nền tảng LK, dự án Fuchsia của Google cũng bổ xung khả năng tương thích chéo với các định dạng lập trình khác như Dart, Json, logging, SSL, Google’s Go, clang, LLVM, Rust và đặc biệt là Fortune – một chương trình đơn giản cho phép tạo thông báo giả ngẫu nhiên trong hệ điều hành Unix7. Hay nói cách khác, Fuchsia hoàn toàn có thể được thiết kế trở thành một nền tảng riêng của trí tuệ thông minh nhân tạo.

Về việc hỗ trợ tương thích nền tảng phần cứng, hiện tại Fuchsia đang được nhóm phát triển lên kế hoạch thử nghiệm cho một số thiết bị máy tính di động giá rẻ sử dụng chip Intel là Intel NUC và laptop Acer Swich 12. Một số ý kiến từ IRC đã yêu cầu thêm việc mở rộng hỗ trợ cho các thiết bị máy tính di động với nhân xử lý ARM như Raspberry 3 sớm nhất có thể. Như vậy, Fuchsia về cơ bản sẽ hỗ trợ cả 2 loại CPU 32bit và 64bit. Bên cạnh đó, nếu bạn có kiến thức về lập trình và quan tâm đến dự án, bạn hoàn toàn có thể nhận được sự hướng dẫn từ nhóm phát triển và có thể tự xây dựng một phiên bản Fuchshia riêng.

Đó là về mặt thông số kỹ thuật của hệ điều hành Fuchsia. Một câu hỏi đặt ra là Google đang tính làm điều gì với dự án này? Liệu có phải đây là sự thay thế trong tương lai cho cả Android và ChromeOS của họ? Cần biết rằng, Fuchsia được thiết kế trên Kernel Magenta, vốn có khả năng tương thích cao hơn so với kernel Linux đang sử dụng trên Android và ChromeOS hiện tại. Điều này sẽ rất có ích trong việc ứng dụng cho nhiều loại thiết bị, nhất là các dự án liên quan đến nền tảng Internet Of Things hay thực tế ảo thế hệ mới. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ việc Fuchsia chỉ là một sản phẩm được tạo ra trong lúc “rảnh việc, không có gì làm” của mấy ông kỹ sư Google, bởi từ trước đến này Google luôn nổi tiếng với việc phê duyệt rất nhanh cũng như cung cấp nhân lực hỗ trợ cho một ý tưởng nào đó mới mẻ từ nhân viên, nhưng sau một thời gian ngắn là chán và vứt xó dự án không thương tiếc. Dĩ nhiên, dự án này sẽ có sự phát triển tốt hơn nếu nó nhận được sự chú ý và hỗ trợ mạnh mẽ từ một tổ chức tư nhân nào đó.

Còn về câu trả lời của các quan chức tại Google về dự án Fuchsia và tương lai của nó, thì hiện tại, Dave Burke, phó chủ tịch kỹ thuật Android - cũng đã đưa ra một bình luận khá rõ ràng rằng: “Fuchsia hiện chỉ đơn thuần là một dự án thử nghiệm ở giai đoạn đầu, và tại Google thì điều này hoàn toàn không thiếu. Nhưng điểm thú vị ở Fuchsia là tính chất mã nguồn mở cực kỳ rộng của nó, và nó hoàn toàn có đủ tiềm năng để phát triển thành một trí thông minh vĩ đại vậy. Tuy nhiên, hiện tại thì nó vẫn chỉ là một sản phẩm chưa hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm mà thôi.”

Nhìn chung, hiện tại Fuchsia mới chỉ đang trong thời gian bắt đầu, và sẽ rất khó để võ đoán trước được tương lai cũng như mục tiêu cụ thể mà nhóm phát triển có thể làm với nó. Nhưng xét cho cùng, có thể thấy với khả năng tương thích rất cao với nhiều thiết bị của Fuchsia ngay từ khi còn trong trứng nước như vậy thì không phải không có cơ sở để dự đoán hệ điều hành này sẽ mở ra thành công trong thời gian tới. Giống như Linux mở ra kỷ nguyên hệ điều hành mã nguồn mở cách đây gần 4 thập kỷ vậy. Tuy nhiên, với thị trường hiện tại, thì chúng ta - những người hâm mộ Android chưa cần phải “sợ hãi” một sản phẩm thử nghiệm như thế này.
 
Last edited by a moderator:

long123

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
171
Được thích
0
#3
sản phẩm này mà được tung ra chắc sẽ có nhiều tiến bộ
 

hl1234

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
189
Được thích
0
#4
liệu fuchia có thể thay thế được Android không nhỉ
 
Tham gia
23/5/17
Bài viết
44
Được thích
0
#5
kỳ vọng sẽ lật đồ 2 hệ điều hành lớn android với ios
 

long123

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
171
Được thích
0
#7
không biết sẽ có những tiến bộ gì đây
 

hl1234

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
189
Được thích
0
#8
mong chớ ngày ra mắt quá
 

long123

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
171
Được thích
0
#9
mong sẽ tạo được cơn sốt mới
 

long123

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
171
Được thích
0
#14
nhưng cứ phải chờ ngày ra mắt mới biết đc
 

hl1234

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
189
Được thích
0
#15
nhưng chắc khi ra sẽ tạo ra nhiều đột phá mới
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom