[Giải trí] Bóc mẽ 15 chiêu trò quảng cáo khiến bạn trở thành những tín đồ “nghiện mua sắm”

gauheo0401

Moderator
Staff member
Tham gia
16/5/17
Bài viết
336
Được thích
358
3987 #1

Phần lớn chúng ta đều phải mua sắm thực phẩm ít nhất vài lần trong tháng, thế nhưng khi đối mặt với những lời mời quảng cáo hấp dẫn, tâm lý người mua hàng thường không thể cưỡng lại và ngay lập tức họ sẽ mua những món đồ mà bản thân thật sự chưa cần đến.

Cùng bóc mẽ 15 chiêu trò quảng cáo khiến bạn trở thành những tín đồ “nghiện mua sắm” thứ thiệt.

1. Khi người nổi tiếng cũng xuất hiện trong banner quảng cáo


Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy tấm banner quảng cáo với hình ảnh siêu sao nổi tiếng trên tay là chiếc hamburger nóng hổi, một lon coca mát lạnh hay túi khoai tây chiên giòn tan. Dĩ nhiên là không ai có thể kiềm lòng trước hình ảnh quảng cáo thu hút như vậy.

2. Thư giãn cùng âm nhạc


Có bao giờ bạn để ý rằng các bài nhạc cổ điển thường được chơi trong các nhà hàng sang trọng? Các nhà khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc "giúp" chúng ta chi tiêu nhiều hơn 10% so với khi dùng bữa trong không gian im lặng. Thậm chí các cửa hàng thường áp dụng mánh khóe này với mục đích tương tự. Khi một bản nhạc quen thuộc vang lên cũng là lúc giỏ hàng của bạn sẽ đầy ắp những món đồ.

3. Cứ tưởng có lợi nhưng hóa ra lại không


Bước vào cửa hàng, điều đầu tiên thu hút sự chú ý của bạn sẽ là gì? Tất nhiên là chiếc banner giảm giá bắt mắt với mức ưu đãi "khủng". Tuy nhiên, đa phần khách hàng đều lầm tưởng rằng họ đã mua được những sản phẩm với mức giá hời.

Thông thường, khi một nhãn hiệu sáng giá treo biển "Giảm giá" trên kệ cùng với những mặt hàng cùng loại khác nhãn hiệu, khác kích thước, dung lượng, ở mức giá bình thường . Nếu tính toán kỹ hơn, các khách hàng sẽ nhận ra rằng thật ra sản phẩm thứ hai thậm chí còn rẻ hơn món hàng được giảm giá.

4. Thực phẩm lành mạnh


Lối sống lành mạnh đều có sức ảnh hưởng nhất định đến các thương hiệu thực phẩm. Các nhà sản xuất hiểu rõ nếu người tiêu dùng nghĩ rằng thực phẩm mà họ mua có thành phần hữu cơ, tâm lý sẽ mua nhiều hơn mức cần thiết.

Thật không may, các tuyên bố trên nhãn rằng sản phẩm lành mạnh thường không phù hợp với thực tế. Và những lời cam kết như "Không có GMO" hay "100% hữu cơ" làm cho già thành hàng hoá đắt hơn nhiều so với mặt bằng chung.

5. Khi hàng hóa được bày biện "cực bắt mắt"



Các chuyên gia tiếp thị luôn biết cách nắm bắt tâm lý khách mua hàng. Đó là lý do các sản phẩm đều được trưng bày theo cách đặc biệt. Sẽ có người qua sát để ghi lại sự chuyển động đôi mắt của phần lớn khách hàng để xác định những "điểm phổ biến" mà mọi người thường tập trung sự chú ý vào. Các mặt hàng hấp dẫn và đắt tiền nhất sẽ được bố trí vào những khu vực này.

6. Hương thơm khó cưỡng


Những thông tin về mùi thơm được gửi trực tiếp đến não. Chúng gợi lên cảm xúc khó cưỡng và gây ấn tượng khó phai trong trí nhớ của một con người. Chiêu trò này được sử dụng để gợi mối liên hệ giữa hình ảnh và mùi thơm đặc trưng của sản phẩm.

Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố rằng mùi vị "ấm nóng" sẽ làm cho khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn và mùi vị "lạnh lẽo" sẽ ngăn chặn họ lãng phí. Rất nhiều cửa hàng đều hâm nóng những món ăn ngon trong lò vi sóng như món gà nướng và lan truyền mùi thơm ngon ở khắp mọi nơi.

7. Những thành phần ăn kiêng gây nghiện


Mọi người đều biết rằng đường có thể gây nghiện. Nhưng có rất nhiều thành phần "bí ẩn" khác mà bạn có thể bị nghiện mà thậm chí không biết gì về chúng. Dưới đây là danh sách các chất bổ sung gây nghiện:

Monosodium glutamate: có rất nhiều tranh luận khoa học về tầm ảnh hưởng của chúng trên cơ thể, nhưng không có một lời khẳng định nào về tác hại của nó. Thành phần này làm tăng hương vị và khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn.

Chất tạo ngọt: aspartame, saccharin, neotam, sucralose, rượu đường không hề chứa đường nhưng lại có vị ngọt đặc trưng. Nghiên cứu cho thấy các chất bổ sung như vậy gây ra xu hướng tăng lượng carbohydrate khi sự thèm ăn được kích thích.

Sirô ngô thúc giục chúng ta ăn nhiều thức ăn nhanh hơn và làm tăng mỡ bụng.

8. Thay đổi kích cỡ

Thật thú vị khi biết rằng một phần khoai tây chiên tiêu chuẩn đã tăng gấp đôi so với 40 năm trước. Các nhà sản xuất khác cũng tăng khẩu phần và giá cả khiến khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Đôi khi mọi thứ đều ngược lại khi mà trọng lượng trở nên ít hơn nhưng giá thành vẫn giữ nguyên. Và "chiêu" này được áp dụng cho tất cả hàng hoá như sữa, bơ...

9. Tiếng nước ngoài


Chúng ta thường xe những mặt hàng nước ngoài/có tiếng nước ngoài như là những thứ cao cấp, đắt tiền và nghĩ rằng sự đắt đỏ đó là mức giá hợp lý.

10. Thực phẩm nấu chín được trưng bày

Các chuyên gia tiếp thị yêu thích các thủ thuật thương mại như vậy. Điều đó khiến khách hàng nghĩ rằng các cửa hàng không che giấu những "góc khuất" và sẽ bắt đầu tin tưởng họ.

11. Giá "hạt dẻ"


Theo tâm lý chung, các khách hàng thường thích mua một món hàng đó ở mức giá thấp hơn bình thường. Nhưng cũng thường có những chiết khấu hàng hoá sắp hết hạn. Giá thấp thường khiến những cửa hàng này gây được ấn tượng mạnh so với đối thủ cạnh tranh khác.

Nhưng cũng có vài món hàng đắt tiền hơn trên cùng một kệ mà người mua chắc chắn sẽ mua lố. Kết quả là cửa hàng có lợi. Một thủ thuật khi giảm giá bán lớn hơn mức giá bán lẻ nhỏ sẽ mang lại hiệu quả tốt. Không phải mọi khách hàng đều có thể nhận thấy điều này.

12. Cách bày trí cửa hàng


Chắc hẳn rất nhiều khách hàng tưởng rằng hàng hoá được bày trí ngẫu nhiên. Các mặt hàng phổ biến nhất thường nằm ở giữa nhưng không gần lối vào. Đoạn đường đi vào sẽ khiến bạn sẽ bỏ thêm nhiều mặt hàng vào giỏ. Kết quả là khách hàng sẽ mua rất nhiều sản phẩm không nằm trong kế hoạch.

Hầu hết khách hàng là những người làm thuê. Đó là lý do tại sao các sản phẩm dùng trong sinh hoạt
được đặt ở bên phải vì khách hàng thường tiện tay lấy chúng mà không suy nghĩ.​

13. Hình ảnh thực phẩm


Hàng hoá thường có bao bì với hình ảnh rất hấp dẫn trên đó. Có những nhà sáng tạo thiết kế làm cho hình ảnh trông đẹp và gần gũi để làm khách hàng nhớ đến vị ngon của món ăn như thế nào.

14. Tạo hình sản phẩm lung linh

Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng hình ảnh của giọt nước sẽ tạo ra sự sảng khoái. Và các thành phần của sản phẩm bằng phông chữ lớn dường như mang lại sức sống và đáng tin cậy hơn, vì vậy mọi người sẽ mua thường xuyên hơn.

15. Cảm xúc tích cực


Các chuyên gia tiếp thị hiện đại không chỉ đơn giản là bán hàng mà còn tạo ra cảm xúc và lối sống. Chiếc bánh ngọt đáng yêu trên màn hình sẽ tạo ra bầu không khí kỷ niệm và cảm giác an toàn. Một không gian lung linh cùng mùi vị thơm ngon, người bán hàng thân thiện và những bao bì đầy màu sắc.

Xem thêm:

Nguồn: Brightside
 
Last edited by a moderator:

nghiemltm

New Member
Tham gia
16/10/17
Bài viết
20
Được thích
4
#2
Mình cũng bị mắc cái này rồi. Rước một đống về đến là mệt.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom