Hội nghị vùng Châu Á CDIO 2017

dingtran17

New Member
Tham gia
18/4/17
Bài viết
149
Được thích
18
1899 #1
Hội nghị vùng Châu Á 2017 CDIO (2017 CDIO Asian Regional Meeting) đã diễn ra từ ngày 13-15/03/2017, tại trường đại học Công nghệ Rajamangala Thanyaburi (RMUTT) và Khoa Công nghệ trường đại học Chulalonkorn, Bangkok, Thái Lan.

Với hơn 22 trường thành viên khu vực châu Á có đại diện lãnh đạo Trường, CDIO Leader, Lãnh đạo và đại diện của 6 trường khu vực nộp đơn xin gia nhập và gần 200 các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà quản lý đào tạo, hợp tác quốc tế và giảng viên của các trường thành viên tham dự.



Mục tiêu của cuộc họp là tạo cơ hội cho các nhà giáo dục chia sẻ và thảo luận về cải cách và đổi mới giáo dục. Với sự công nhận tầm quan trọng của việc giáo dục là yếu tố chính cho sự phát triển của đất nước, Sáng kiến CDIO (CDIO Initiatives) đã thúc đẩy một khuôn khổ giáo dục đổi mới để tạo ra những thế hệ sinh viên kế tiếp.

Hội nghị CDIO khu vực châu Á năm 2017 mở cửa cho các nhà giáo dục trong các lĩnh vực: Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nghệ thuật, các chuyên gia từ các ngành công nghiệp và các công ty mới khởi nghiệp, và các trường đại học khác từ Thái Lan và các nước châu Á.

CDIO là viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Conceive, Design, Implement và Operate. Đây thực chất là bốn bước để tiến hành tạo ra một sản phẩm mà người kỹ sư cần phải thực hiện, từ việc lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm, chế tạo sản phẩm và vận hành. Conceive được hiểu là bước lên ý tưởng xác định từ nhu cầu của khách hàng, từ công nghệ, từ chiến lược của công ty, từ các quy định, từ ý tưởng thiết kế và cả kế hoạch phân phối hàng hóa. Từ việc xác định được ý tưởng, bước tiếp theo là thiết kế, bao gồm xây dựng kế hoach thực hiện, phân tích, lên bản vẽ, thuật toán. Sau khi thiết kế, chuyển sang giai đoạn thực hiện, thi công/xây dựng/ lập trình, kiểm tra và thử nghiệm. Sau khi có sản phẩm, bước tiếp theo là vận hành, sử dụng, bảo hành, bảo trì, đánh giá.

Đối với người học, CDIO là một hình thức học chủ động, ở đó sinh viên được tự do trình bày, phác thảo ý tưởng để đề xuất thiết kế. Người học cần phải phối hợp và làm việc nhóm tốt. Đây là cũng một trong những mục tiêu căn bản của phương pháp. Ở phương pháp học này, người học nhìn thấy sản phẩm thiết kế của mình sau một thời gian không quá dài sau khi học lý thuyết. Tất nhiên sinh viên cần phải làm việc nhiều hơn, giảng viên cũng phải làm việc nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống học lý thuyết khác.
Đại học Duy Tân đã tham gia Sáng kiến CDIO từ năm 2012 (là thành viên thứ 2 của Việt Nam, sau ĐH Quốc gia Tp.HCM) và một trong những đơn vị của Việt Nam tích cực nhất trong việc đóng góp cho sự phát triển của CDIO Initiatives Châu Á và toàn cầu (các hội nghị vùng (diễn ra giữa tháng 3) và hội thảo toàn cầu diễn ra giữa tháng 6; đại học Duy Tân luôn tham dự và có nhiều bài báo cáo giá trị tại hội nghị này).





Tại hội nghị CDIO vùng Châu Á năm 2017, các khách mời đến từ Canada, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… đã trình bày và chia sẻ các vấn đề như:
- Cách tiếp cận CDIO trong các ngành công nghệ kỹ thuật – động cơ, triển khai và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
- Sự kỳ vọng của Industry với sinh viên tốt nghiệp- xu hướng
- Đào tạo sinh viên Kỹ thuật Công nghệ trong thời đại số.
- Giáo dục 4.0 (Eductation 4.0)
- Sự chuyển dịch trong công nghiệp: Thách thức và cơ hội cho sinh viên khối ngành kỹ thuật công nghệ



Và đặc biệt là các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng, triển khai CDIO tại các trường, các khoa kỹ thuật công nghệ đến từ các trường trong khu vực. Đại học Duy Tân tham gia báo cáo và chia sẻ tại hội nghị với chủ để “Hệ thống tự động đánh giá năng lực của sinh viên với việc kiểm định chất lượng giáo dục”, đây là chủ đề mà các nhà giáo dục tham dự hội nghị rất quan tâm, bởi hiện nay việc áp dụng CDIO ở các trường được đánh giá thông qua các hiệu quả thực tế, các kết quả thực tế mang lại từ công nghiệp, chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá và xây dựng hệ thống đánh giá, phân tích dữ liệu để hỗ trợ cho việc cải tiến liên tục quá trình đào tạo.
Bên cạnh các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, các báo cáo về xu hướng… chương trình tham quan các showcase của sinh viên trường Rajamangala, tham quan các cơ sở thực hành, thực tập được sử dụng để đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO của các khoa kỹ thuật công nghệ của hai trường đồng tổ chức. Với các cơ sở vật chất hiện đại, không gian hoạt động cho sinh viên khá tiện nghi, các khoa kỹ thuật công nghệ của Chulalongkorn và RMUTT cho thấy hiệu quả của việc áp dụng đào tạo theo CDIO cũng như những giá trị mang lại cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tham dự hội nghị lần này, đoàn ĐH Duy Tân cũng đã được giao nhiệm vụ học hỏi kinh nghiệm tổ chức hội nghị vùng CDIO 2018 và tìm kiếm các hợp tác, kết nối với các trường, chia sẻ kinh nghiệm triển khai CDIO tại các khoa điện –điện tử, Xây dựng, CNTT, Môi trường… Đoàn cũng đã nghiên cứu những nội dung, chương trình, showcase … để đề xuất những nội dung, chương trình cho hội nghị vùng châu Á năm 2018 tại đại học Duy Tân.



Một số hình ảnh khác của dự kiện: Showcase của sinh viên, thư viện, Lab...







Thư viện trường RMUTT





(Nguồn : Hội nghị vùng Châu Á CDIO 2017 - Tin tức và Sự kiện - Khoa Đào Tạo Quốc Tế-Đại học Duy Tân)
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom