Huawei và con đường hiện thực hoá "giấc mơ Mỹ" đầy chông gai (phần 1)

KilZ

Moderator
Tham gia
4/2/17
Bài viết
1,221
Được thích
1,347
3357 #1

Để một sản phẩm nào đó khi vừa ra mắt lại có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người dùng cần đến khá nhiều yếu tố khác nhau và thương hiệu chính là yếu tố có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn trong vấn đề này Tuy nhiên, tùy vào từng công ty mà họ có quãng thời gian cũng như chiến lược xây dựng thương hiệu khác nhau. Huawei, một trong những thương hiệu điện thoại khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay, đã từng rất vất vả để có thể có được tiếng nói riêng cho thương hiệu của họ.

Huawei, tập đoàn chuyên cung cấp các thiết bị viễn thông và cầm tay, đã từng phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn để cố gắng mang thương hiệu của họ đến với khu vực US. Mặc dù công ty này có một cơ sở khá vững chắc cũng như danh tiếng ở nhiều thị trường lớn trên thế giới, xếp ở vị trí thứ ba chỉ sau Apple và Samsung. Tuy nhiên, đối với khu vực US, thì đây vẫn là một cái tên khá lạ lẫm đối với người tiêu dùng. Nếu tình cờ hỏi một người bất kỳ ở đây về cái tên Huawei, thì hầu như chẳng ai biết đến, trừ khi họ là một dân chuyên về công nghệ. Chưa hết, thời gian gần đây, AT&T và Verizon cũng đã rút khỏi các hợp đồng liên quan đến việc phân phối sản phẩm của Huawei đến các đại lý bán hàng, và đấy cũng chỉ là một trong vô vàn những khó khăn mà Huawei phải đối mặt trong suốt nhiều năm qua thôi.

khởi đầu với một mức giá hợp lý


Những smartphone đầu tiên của Huawei có giá rẻ, chất lượng cũng rất "bèo"

Huawei đã quảng bá và kinh doanh các thiết bị di động tại Mỹ trong một khoảng thời gian khá dài, mặc dù chỉ là thông qua các hãng truyền thông. Thế nhưng rất nhiều người không hề biết đến vì khi đấy, sản phẩm của họ được bán ra với một thương hiệu khác. Thương hiệu Huawei bắt đầu thành hình vào khoảng thời điểm của năm 2010, khi mà các sản phẩm của họ được bán ra dưới tên của những nhà phân phối khác. Ví dụ điển hình chính là chiếc AT&T Impulse 4G và T-Mobile Comet, đây chính là 2 dòng điện thoại được tạo ra bởi Huawei.

Đa phần những sản phẩm mới ra mắt thời kỳ đầu của Huawei đều có những mức giá khá hợp lý, nhất là đối với những người đang có ý định sắm cho bản thân họ chiếc điện thoại đầu tiên. Thay vì tấn công trực tiếp vào thị trường người tiêu dùng, chiến lược của Huawei khi đấy chính là giới hạn những lựa chọn ở các mặt hàng có mức giá trị thấp. Cuộc chiến khắt nghiệt mà công ty này phải đối đầu tất cả cũng chỉ để có thể đặt chân vào ngưỡng cửa của một thị trường lớn, và so với mặt bằng chung của thị trường, thì sản phẩm của họ khá là rẻ.

Những bước chân thành công đầu tiên


Vào giai đoạn giữa năm 2013, Huawei đã có những chuyển biến tích cực và dần định hình được công ty, khi mà người tiêu dùng bất đầu thấy được những sự thay đổi trong các dòng sản phẩm của họ. Lần này, có vẻ là Huawei đã tăng cường đầu tư vào việc phát triển các dòng smartphone của họ, điển hình là chiếc Huawei Ascend Mate.

Với xu hướng "phablet" đang bắt đầu thịnh hành do Samsung đang chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ thì việc sản phẩm của Huawei cũng bị ảnh hưởng là điều không quá bất ngờ. Có thể nói rằng Huawei Ascend Mate cùng những dòng sản phẩm tiếp nối sau đấy đã thực sự thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng, không những thế Huawei còn mang đến một mức giá cực kỳ hấp dẫn, tạo nên sự cạnh tranh so với những đối thủ khác trên thương trường. Nhìn chung thì họ đã bắt đầu có được sự quan tâm của người tiêu dùng trong khoảng thời gian đấy.

bật đèn xanh với các kênh bán hành trực tuyến


Việc bán các sản phẩm trực tiếp từ các đại lý phân phối luôn là một vấn đề dai dẳng với Huawei trong những ngày đầu họ tiến vào thị trường smartphone tại Mỹ. Với việc cho ra mắt chiếc Ascend Mate 2, Huawei đã phải bắt đầu tính đến hướng giải quyết làm sao để có thể bán được sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng ở Mỹ, và giải pháp chính là tận dụng các cửa hàng bán lẻ trực tuyến.

Nếu như Huawei không thể bán sản phẩm của họ thông qua các nhà phân phối, thì họ đã lựa chọn một hướng đi khác sáng suốt hơn bằng việc tiếp cận trực tiếp với những nhà bán lẻ khác. Từ Amazon cho tới Best Buy, với ý định phổ biến tên tuổi cũng như sự nổi tiếng thương hiệu, Huawei đã thiết lập các mối quan hệ với họ.

Mặc dù đây chính là giải pháp tốt nhất để Huawei mang tên tuổi của họ tiến ra xa, thế nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế bởi vì thị trường Mỹ thì khá là khác biệt so với những nơi khác, khi mà người tiêu dùng ở đây vẫn chú trọng khá nhiều vào các nhà phân phối khi có ý định mua điện thoại. Cũng chính vì thế mà Huawei đã vụt mất một cơ hội lớn.

Đến lúc lấn sân sang dòng Flagship





Bán điện thoại với giá rẻ có lẽ chính là cách để tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng theo hướng nhanh nhất, nhưng cách này lại có ảnh hưởng khá thấp đến việc xây dựng thương hiệu. Huawei biết rằng cách duy nhất để mọi người chú ý đến sản phẩm của họ chính là phải thật nổi bật, và nổi bật ở đây chính là việc Huawei bắt đầu lấn sân sang các dòng flagship. Điển hình nhất chính là chiếc Huawei Ascend P6 được ra mắt vào mùa hè năm 2013.

Như đã đề cập ở trên, các sản phẩm đời đầu của Huawei khá là rẻ và cách thiết kế cũng như chất lượng cũng tương đồng như thế. Khi mà Ascend P6 được công bố và chính thức ra mắt, đã có rất nhiều người bắt đầu chú ý đến Huawei, nhận thấy rằng họ đã bắt đầu xâm chiếm vào các dòng điện thoại thuộc phân khúc flagship.



Còn tiếp...
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom