Jack Ma đã làm thế nào để qua mặt hết Amazon đến Walmart

TECHRUM_Poster

New Member
Tham gia
6/9/15
Bài viết
70
Được thích
124
2082 #1
Năm 2015, doanh số của Alibaba đạt 12,3 tỷ USD với lợi nhuận là 3,7 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với lợi nhuận của Amazon dù doanh số của tập đoàn Mỹ lớn gấp 10 lần Alibaba.


Nhiều người thường liên tưởng Alibaba với Amazon khi nhà sáng lập Jack Ma có vẻ thường lấy cảm hứng kinh doanh từ mô hình của công ty Mỹ.

Lấy mảng điện toán đám mây làm ví dụ, Alibaba làm đúng như những gì mà Amazon đã làm là biến trung tâm dữ liệu thành một nơi để kinh doanh dịch vụ thay vì chỉ tốn nhiều tiền để duy trì và bảo dưỡng. Đối với Amazon, điện toán đám mây đã trở thành mảng kinh doanh có đóng góp lợi nhuận chủ chốt cho hãng.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay có vẻ khác khi chính Amazon lại bắt đầu có một số động thái học tập Alibaba. Dự án Dragon Boat của Amazon nhằm kết nối giữa những người bán hàng và người mua tại các quốc gia khác nhau được cho là “đạo” ý tưởng từ Alibaba.

Hơn thế nữa, kể từ khi Alibaba mở rộng thị trường toàn cầu, xâm nhập đến những quốc gia vốn là thị trường chính của Amazon, tập đoàn thương mại điện tử Mỹ không thể làm gì khác hơn ngoài đứng nhìn lợi nhuận của đối thủ ngày một tăng trên chính nền tảng kinh doanh bán lẻ trực tuyến.

Bí quyết đạt lợi nhuận khủng của Alibaba

Năm 2015, doanh số của Alibaba đạt 12,3 tỷ USD với lợi nhuận là 3,7 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với lợi nhuận của Amazon dù doanh số của tập đoàn Mỹ lớn gấp 10 lần Alibaba.

Nếu nhìn vào hệ số biên lợi nhuận của Alibaba trong 1 năm qua, bạn sẽ thấy một điều khá thú vị. Tại sao một công ty kiếm lợi nhuận chủ yếu tại Trung Quốc (hơn 83%) lại có tổng mức lợi nhuận lớn hơn cả những nhà bán lẻ quốc tế như Amazon, eBay hay Walmart?


Hệ số biên lợi nhuận của Alibaba, Amazon, eBay và Walmart​


Lợi nhuận chính của Alibaba là từ thị trường Trung Quốc (USD)​

Nguyên nhân thứ nhất đến từ lợi thế trong mô hình kinh doanh của Alibaba.

Alibaba có thể coi là một nơi giao dịch, một “cái chợ” cho người mua và kẻ bán gặp nhau. Trong đó, tất cả mọi người không cần phải chả phí vào “chợ” mà chỉ có những người bán hàng muốn chọn vị trí đẹp thì trả thêm tiền.

Mô hình này của Alibaba khác với các hãng bán lẻ khác như Amazon hay Walmart khi không cố mua rẻ từ nhà sản xuất và cố bán cho khách hàng. Nhờ đó, công ty Trung Quốc này không phải chịu thêm những chi phí cũng như rủi ro mà các hãng bán lẻ phải đối mặt.

Như vậy, Amazon và các hãng bán lẻ khác ngoài làm đại lý trung gian còn trực tiếp tham gia chào bán hàng hóa, khiến doanh thu của tập đoàn luôn ở mức cao trong khi lợi nhuận lại chẳng bằng Alibaba.

Năm 2015, doanh thu của Amazon đạt 107 tỷ USD còn Walmart đạt hơn 480 tỷ USD.

Nguyên nhân thứ 2 khiến Alibaba có lợi nhuận khủng là cách hãng quản lý hệ thống giao hàng.

Khác với phần lớn các tập đoàn bán lẻ khác, phần lớn các sản phẩm của Alibaba được thuê ngoài vận chuyển hay lưu kho. Điều này nghe có vẻ không hợp lý khi quá trình này thường được các công ty kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh thất thoát.

Dẫu vậy, cách làm của Alibaba lại thành công nhờ mô hình quản lý thông minh.


Quy trình lưu kho vận chuyển hàng hóa của Alibaba​

Thông thường, người bán sẽ có quyền quyết định công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hay lưu kho sản phẩm của mình nếu đơn hàng được thực hiện trên Alibaba. Công ty hậu cần được chọn sẽ cung cấp thông tin về nhà kho, cách nhận hàng, giao hàng...

Công việc của Alibaba khi này chỉ là chia sẻ thông tin, tiếp nhận thông tin giao hàng, quản lý chung quá trình vận chuyển... Hệ thống điện toán đám mây của hãng cho phép cả người bán và bên mua tra cứu quá trình vận chuyển sản phẩm trên website và có ý kiến phản hồi ngay lập tức nếu xảy ra vấn đề.

Nói cách khác, Alibaba chỉ chịu trách nhiệm điều phối, còn công việc vận chuyển được thuê ngoài.

Bằng cách làm này, Alibaba có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng đội ngũ hậu cần mà vẫn kiểm soát được quy trình vận chuyển, lưu kho hàng hóa.

Ngoài ra, việc tách mảng hậu cần ra thành một công ty riêng khiến dịch vụ hậu cần của Alibaba hoạt động được tốt hơn khi tự chủ về lợi nhuận. Đặc biệt, tập đoàn Trung Quốc này hoàn toàn có thể tham chiến mảng kinh doanh hậu cần trong tương lai khi công ty hậu cần của hãng đã đủ lớn mạnh.

Nguyên nhân thứ 3 là cách Alibaba thành lập quan hệ với đối tác của mình.

Do phải thuê ngoài nên Alibaba luôn biết cách thiết lập quan hệ với các công ty khác. Năm 2013, khi hãng thành lập Cainiao Logistics, đây là một doanh nghiệp bao gồm 5 hãng chuyển phát nhanh ở Trung Quốc.

Việc Alibaba thuyết phục được 5 hãng chuyển phát nhanh vốn là đối thủ của nhau này hợp tác và cùng làm việc, cùng hưởng lợi với tập đoàn là một minh chứng cho thấy khả năng thương thuyết và quan hệ mạnh của công ty.

Trong khi đó, những hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon lại không có được mối quan hệ chặt chẽ như vậy. Các tập đoàn này luôn muốn sử dụng dịch vụ với giá rẻ nhất và đây là lý do quan hệ giữa Amazon với đối tác vận chuyển UPS không thực sự tốt.

Quan điểm chiến lược trên của Alibaba khiến hãng tạo nên nhiều đối tác hơn là kẻ thù trong thương trường, qua đó gia tăng lợi thế, vị thế của hãng. Trong khi đó, việc cố gắng kiểm soát mọi thứ chỉ khiến tốn nhiều chi phí cũng như tạo ra nhiều đối thủ hơn.

Mục tiêu 1,5 nghìn tỷ USD

Nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc là khá lớn. Tờ Techcrunch dự báo thị trường này sẽ tăng trưởng với tốc độ 19,9% mỗi năm và đạt doanh số 1 nghìn tỷ USD vào năm 2019, trong khi hãng AT Kearney ước tính năm 2017 có tổng doanh số là 718 tỷ USD và đạt 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

Tờ Emarketer thì lại cho rằng thị trường thương mại điện tử Trung Quốc có thể đạt doanh thu 1,5 nghìn tỷ USD sớm hơn, vào năm 2018.



Doanh thu của Alibaba qua các quý (tỷ Nhân dân tệ)​

Dù dự đoán là gì đi chăng nữa, các chuyên gia đều đồng ý rằng hãng thương mại điện tử này sẽ tăng trưởng 2 con số trong vòng 4-5 năm tới. Thậm chí hiện tại, kết quả kinh doanh của Alibaba cũng vô cùng tốt khi tăng trưởng 2 con số trong những quý gần đây.

Với mức tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, kèm theo chính sách cẩn trọng khi mở rộng sang mảng kinh doanh mới, Alibaba đang là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư và chuyên gia.

Khoản lợi nhuận khổng lồ cũng là một lý do khiến hãng có thời gian xem xét cẩn thận các dự án trước khi triển khai tại Trung Quốc hay trên thị trường quốc tế.

Rõ ràng, việc hạ thấp các rủi ro và tăng cường lợi nhuận đang đem lại những thành công cho Alibaba cũng như CEO Jack Ma.

Theo Trí Thức Trẻ
 
Top Bottom