Một chút rượu bia trước khi nói ngoại ngữ sẽ giúp bạn nói trôi chảy và phát âm chuẩn hơn

NLinh

Member
Tham gia
11/9/19
Bài viết
79
Được thích
6
Đính chính có một trường hợp như vậy luôn. Bạn em uống vào là "my mom's sleeping"
 

vudat

Member
Tham gia
22/3/21
Bài viết
35
Được thích
1
Rượu vào phát âm tự tin hơn ấy nhỉ
 
Tham gia
15/4/21
Bài viết
5
Được thích
0
Các cuộc hội thoại được ghi lại và đánh giá một cách khách quan bởi những người nói tiếng Hà Lan bản ngữ.
 

Duonghung

New Member
Tham gia
29/12/20
Bài viết
5
Được thích
0
Mình thấy đúng đó, cơ mà vừa đủ thôi nhé đừng nhiều quá rồi lại đi chơi xa thì khổ :))))
 

damthimaithuy

New Member
Tham gia
2/9/21
Bài viết
7
Được thích
0
Mình thấy đúng đó, cơ mà vừa đủ thôi nhé đừng nhiều quá rồi lại đi chơi xa thì khổ :))))
 
Tham gia
27/5/22
Bài viết
70
Được thích
0
Cái này mình xác nhận đúng nè. Ngày trước học ngoại ngữ cũng ngại ít giao tiếp nên nói không trôi chảy, sau này toàn đi nhậu với đồng nghiệp nước ngoài nói tá lả hết vậy mà khả năng phản xạ và nghe lên rất nhanh
 

ruoungoai68

New Member
Tham gia
23/11/20
Bài viết
11
Được thích
0
Uống vào dễ nói chuyện hơn nhiều lúc chưa uống , chưa uống còn ngại giao tiếp làm vài chai cái tự nhiên ở đâu nó cứ xổ ra
 
Tham gia
5/1/21
Bài viết
386
Được thích
2

Nhiều người học ngoại ngữ cảm thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ mới được cải thiện khi họ sử dụng đồ uống có cồn trong lúc nói, tất nhiên là ở mức độ vừa phải. Thoạt nghe có vẻ không ổn nhưng ở một chừng mực nào đó, điều này là chính xác: một cốc bia hay một ly rượu vang sẽ giúp giảm bớt sự tự ti, giúp cho nhiều người vượt qua được sự ngần ngại và xấu hổ khi thực hành giao tiếp bằng tiếng ngước ngoài.

Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của rượu bia với khả năng nhận thức và vận động của cơ thể, việc lạm dụng quá mức còn gây ảnh hưởng tới trí nhớ và sự tập trung đồng thời dẫn tới tính tự tin thái quá và mất khẳ năng tự đánh giá bản thân. Như vậy, chúng ta sẽ thắc mắc rằng liệu khả năng nói một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ để có tốt hơn không sau khi uống rươu bia?
Để trả lời cho câu hỏi này, một nhóm các nhà nghiên cứu người Anh và Hà Lan đã tiến hành thử nghiệm và công bố kết quả trên tờ Tạp chí tâm thần dược học (Journal of Psychopharmacology) khẳng định việc những người tham gia thử nghiệm đã thực sự nói ngoại ngữ mới trôi chảy hơn sau khi uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn ngay cả khi tự bản thân họ không thể nhận ra điều đó.

Nghiên cứu được tiến hành trên 50 sinh viên (nói tiếng Đức bản ngữ) đang theo học tại Đại học Maastricht, một trường đại học của Hà Lan nằm gần biên giới Đức. Tất cả những người này ít nhiều đều đã từng sử dụng rượu bia và vì chương trình học đều bằng ngôn ngữ Hà Lan nên họ đã vượt qua các yêu cầu cơ bản về tiếng Hà Lan trước đó. Mỗi người được yêu cầu thực hiện hội thoại trong 2 phút với một "phỏng vấn viên" người Hà Lan. Trước lúc thực hiện hội thoại, nhóm được chia làm hai nửa với một nửa chỉ được uống nước lọc và nửa còn lại uống thức uống có cồn tính tỉ lệ theo trọng lượng cơ thể tương đương một lít bia.

Các cuộc hội thoại được ghi lại và đánh giá một cách khách quan bởi những người nói tiếng Hà Lan bản ngữ. Tất nhiên là người đánh giá không được biết người tham gia thử nghiệm nào trước đó đã được uống bia hay nước lọc. Ngoài ra, những người tham gia thử nghiệm cũng được yêu cầu tự đánh giá xem họ cảm thấy như thế nào về mức độ trôi chảy trong buổi hội thoại của mình.

Nồng độ cồn không làm cho những người uống tự cảm thấy tự tin hay hài lòng hơn về kỹ năng nói tiếng nước ngoài của họ so với những người chỉ uống nước lọc. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên khi thực sự những người uống một chút đồ uống có cồn lại nói trôi chảy hơn những người còn lại, và đặc biệt là phát âm tốt hơn so với nhóm người chỉ uống nước. Các chỉ số liên quan tới ngữ pháp, từ vựng và tính tranh luận trong nội dung nói là tương đương nhau giữa các nhóm tham gia thử nghiệm. Kết quả tương tự cũng được nhóm nghiên cứu ghi nhận trong thử nghiệm đối với người Mỹ khi nói tiếng Thái.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng nồng độ và hàm lượng cồn có trong thức uống sử dụng cho buổi thử nghiệm ở mức thấp tới trung bình, việc sử dụng nồng độ và hàm lượng cồn cao hơn như vậy có thể sẽ không mang lại những hiệu quả tích cực. Hơn nữa, tất cả mọi người tham gia thử nghiệm đều đã ý thức được việc mình có hay không uống rượu trước khi nói nên nghiên cứu này chưa đủ bằng chứng để xác nhận liệu sự cải thiện kỹ năng nói ở trên là do tác dụng sinh học của cồn hay đơn giản là một hiệu ứng mang tính tâm lý. Chúng ta sẽ có câu trả lời rõ ràng từ các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.


Theo: TIME
:D
 
Tham gia
22/8/16
Bài viết
70
Được thích
44
Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của rượu bia với khả năng nhận thức và vận động của cơ thể, việc lạm dụng quá mức còn gây ảnh hưởng tới trí nhớ và sự tập trung đồng thời dẫn tới tính tự tin thái quá và mất khẳ năng tự đánh giá bản thân.
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom