Samsung Galaxy Gear S3: Liệu có phù hợp cho phượt thủ?

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
6076 #1

Đầu tiên, mình không phải là một phượt thủ chuyên nghiệp, vì vậy bài viết này sẽ có một phần cung cấp những thông tin mà mình có được qua những trải nghiệm "phượt" của bản thân, đồng thời rất hy vọng các "phượt thủ" chuyên nghiệp cùng tham khảo, thảo luận và góp ý thêm nhé.

Vừa qua mình có tham gia đoàn caravan của HP đi Đà Lạt 3 ngày 2 đêm trong đó có một đêm "lên đỉnh" Lang Biang và ngủ lều qua đêm tại đây. Do đó bối cảnh trải nghiệm sẽ không đúng cho mọi trường hợp phượt. Tuy nhiên hy vọng thông tin bên dưới sẽ giúp ích cho mọi người tham khảo và cân nhắc cho từng trường hợp "đi tơi" khác nhau.

Pin

Đây có thể nói là vấn đề rất quan trọng đối với các phượt thủ khi cân nhắc xem có nên sử dụng một thiết bị điện tử nào đó trong chuyến đi. Bởi đi phượt đa phần không có điều kiện sạc pin. Đối với Gear S3, trải nghiệm thông thường và trải nghiệm trong chuyến đi vừa qua mình không sử dụng sạc trên xe oto và sạc dự phòng. Vì sạc dự phòng ưu tiên dành cho smartphone. Kết quả sử dụng được 2 ngày liên tục (48 tiếng), theo mình đánh giá là không sử dụng cường độ cao. Các thông số độ sáng màn hình, chế độ hiển thị đều được để mặc định, màn hình không để always-on.

Tương thích

Hiện Gear S3 sử dụng tốt với các máy Android 4.3 trở lên và mới có cho iOS 9 trở lên. Vì vậy các bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bạn nào quan tâm có thể tải về tại đây:
Các chức năng thực dụng cho "phượt"

Các chức năng sử dụng trên Gear S3 đa phần là xem thời gian, notification từ smartphone, xem thông tin độ cao, áp suất, bước đi, năng lượng tiêu tốn của cơ thể và đo nhịp tim. Ngoài ra, còn nhiều chức năng khác nhưng mình không sử dụng, do không quá cần thiết và cũng để tiết kiệm pin cho thiết bị, ví dụ như nghe nhạc, thực hiện cuộc gọi...
Thời tiết, phần này không quá hữu ích trong trường hợp của mình lần này, bởi gear S3 lấy thông tin từ internet thông qua smartphone, và trên đỉnh Lang Biang nhiệt độ chung và nhiệt độ thực tế khi có gió mạnh sẽ khác nhau, ví dụ bạn có thể biết trước nhiệt độ tại chân núi, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là khoảng 12°C - 16°C, nhưng đỉnh Lang Biang có nhiệt độ thấp hơn khi có gió, hoặc vào ban đêm hoặc rạng sáng, tầm 5°C - 7°C. Tuy nhiên, cũng hữu ích để biết trước tình hình thời tiết các điểm đến mà có sự chuẩn bị hợp lý nếu không phải lên núi.

Đếm bước đi và năng lượng calo tiêu hao, đây là một tính năng phổ biến trên các smartwatch và mình cho là hữu ích đối với các hoạt động đi bộ nhiều trong các chuyến phượt. Các bạn có thể xem tổng bước trong ngày, theo giờ hoặc cả chuyến đi, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý bù đắp cho năng lượng tiêu tốn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ chuyến đi.


Đo độ cao leo được, Gear S3 sẽ đếm một lần mỗi khi bạn leo lên được 3m, cái này sẽ hơi thiếu chính xác khi leo núi bởi cơ chế của nó là xử lý tình huống bạn leo lên đều và đi ngang đều sẽ thành 1 tầng, còn leo núi thì vô chừng nên mình thấy phần xem độ cao và áp suất sẽ chính xác hơn, tuy nhiên phần này lại phải sau khi leo ở một độ cao nhất định thì mới thấy sự khác biệt.


Khi ở dưới chân núi Lang Biang, độ cao xem được tầm 1482m so với mực nước biển.


Khi lên tới đỉnh (chỗ có thể nghỉ ngơi) thì Gear S3 báo tầm 1800m. Như vậy có thể thấy mình leo được 400m độ cao, không phải quảng đường leo được nha.


Trong quá trình leo, chức năng đo nhịp tim tự động khá hữu ích, các bạn có thể kiểm tra xem nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nhất là đối với những người có vấn đề (không nghiêm trọng) với tim mạch. Áp dụng tốt cho cả cá nhân hoặc toàn đoàn để chuyến phượt được an toàn hơn, xử lý tình huống cũng kịp thời hơn.


Tương tự là thông tin áp suất, mình không thấy quá hữu ích trong chuyến đi vừa qua, ở dưới thành phố Đà Lạt thì áp suất khoảng 844hPa còn lên đỉnh Lang Biang thì còn 810hPa, vì đỉnh Lang Biang chỉ là "muỗi" nhưng nếu bạn leo Fansipan hay Everest thì áp suất ảnh hưởng rất lớn tới hô hấp, hy vọng trong tương lai mình được trải nghiệm. He he...


Nhắc nhở vận động, đối với các chuyến đi thì việc thiết lập thời gian nghỉ và thời gian tiếp tục hành trình là quan trọng, thay vì sử dụng đồng hồ đếm thì gear S3 có thể thay thế việc này một cách tự động và thông minh, giúp trưởng đoàn tiết kiệm thời gian và giữ đúng lịch trình di chuyển cũng như nghỉ ngơi.


Tính năng nhận các thông báo từ điện thoại không phải mới, nhưng luôn hữu ích trong quá trình di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô giúp phượt thủ an toàn khi cầm lái. Tuy nhiên để hiệu quả thì bạn chỉ nên thiết lập cho phép một vài thông báo quan trọng mà thôi, như vậy sẽ tiết kiệm pin hơn rất nhiều mà vẫn nắm được những thông tin trong lúc di chuyển trên đường.


Khả năng kháng nước, bụi cũng như độ bền chuẩn quân đội của gear S3 frontier là điều mà mình đánh giá là hét sức cần thiết cho mọi chuyến đi, đặc biệt khi di chuyển bằng xe máy hoặc leo núi, băng rừng... đây cũng là lý do vì sao gear S3 frontier có dây đeo bằng nhựa chứ không dùng loại dây da như bản classic, rõ ràng khi tiếp xúc với nước mưa, nước suối trong rừng hay nước biển và sình lầy thì dây nhựa là lựa chọn tuyệt vời nhất.


Một điểm mình từng chưa hiểu nhưng qua chuyến đi vừa rồi mới thấy thiết kế vòng điều khiển trên mặt đồng hồ là một thiết kế tuyệt vời. Bình thường bạn sẽ không cần tới nó mà sử dụng ngón tay tương tác lên màn hình cảm ứng là nhanh hơn, tuy nhiên khi bạn đeo bao tay, khi chạy xe phân khối lớn, hay ở trên đỉnh núi nhiệt độ 5°C - 7°C thì không thể mỗi lúc lại tháo găng tay ra, lúc này vòng xoay điều khiển cực kỳ tiện lợi để xem thông tin.

Dĩ nhiên là còn nhiều tính năng khác chứ Gear S3 không chỉ có những cái mình vừa nêu, tuy nhiên đối với mục đích sử dụng cho phượt thì người dùng cần hạn chế sử dụng những chức năng vui vẻ mà ưu tiên cho các nhu cầu thực tế để tiết kiệm pin.


Đối với trải nghiệm của mình thì từ 1 ngày rưỡi đến 2 ngày là rất tuyệt, vừa đủ để thu xếp sạc qua đêm khi cần thiết. Các tính năng hoạt động ổn định, kết nổi với Galaxy S7 ổn định, không thấy bị đứt kết nối và notification truyền qua nhanh dù đang di chuyển trên đường với vận tốc cao. Nhìn chung khi đi xa hay phượt thì mình quan tâm đến độ bền, pin, và tính ổn định cũng như độ tin cậy cao của thiết bị, và Gear S3 hoạt động trên cả mong đợi.

  • Lúc này đang đứng trên đỉnh Lang Biang

Liệu Gear S3 có thực sự phù hợp cho các "phượt thủ" chuyên nghiệp hay không thì mình nghĩ còn tùy vào loại hình phượt của mỗi đoàn. Hy vọng thông tin trong bài hữu ích cho các bạn và nhận được chia sẻ từ mọi người với các sản phẩm khác đang sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:
 
Last edited by a moderator:

Myheat

New Member
Tham gia
9/4/16
Bài viết
696
Được thích
337
#2
Ngoàn vấn đề pin yếu sinh lý thì mọi thứ đều tuyệt có đều pair với ios hay bị chết yễu
 

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
#3
Ngoàn vấn đề pin yếu sinh lý thì mọi thứ đều tuyệt có đều pair với ios hay bị chết yễu
Con này màn hình đẹp nên hơi hao pin. Pair Với iOS thì không ngon bằng Android. Tốt nhất là chơi chung với Samsung là ổn nhứt.
 

luanth

Well-Known Member
Tham gia
12/11/15
Bài viết
1,012
Được thích
688
#4
Ngoàn vấn đề pin yếu sinh lý thì mọi thứ đều tuyệt có đều pair với ios hay bị chết yễu
nó dùng hỗn hợp được 72h thì cũng ko gọi là yếu sinh lý lắm đâu bạn, trong khi Apple Watch dùng hỗn hợp chỉ được 22h thôi.
 

Iceteazz

New Member
Tham gia
31/10/16
Bài viết
48
Được thích
37
#5
_ Dùng cho phượt thủ thì cứ phải chơi đồng hồ cơ bình thường mới đúng, vì phượt thủ ko cần mấy cái chức năng tính bước đi, lượng calore linh tinh lol, cái họ cần là 1 đồng hồ không chỉ đẹp mà còn khỏe như trâu, cứng như đá, chịu được mọi thời tiết, 15 năm vẫn chạy tốt. Ví dụ : Seiko Alpinist Sarb017 hay SKX007 cho dòng entry.
 

GoneBoyz

New Member
Tham gia
23/3/17
Bài viết
42
Được thích
22
#6
casio mà quất thôi, trâu vãi lều luôn ấy :v
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom