Thú chơi điện thoại cổ - không chỉ là sự đam mê đơn thuần

Tham gia
6/2/17
Bài viết
100
Được thích
15
1626 #1
Để chơi điện thoại cổ, ngoài yếu tố kiên trì, người chơi cần có kinh nghiệm trong việc tìm tòi, chọn mua thiết bị và hơn hết là niềm đam mê dành cho những sản phẩm đã có mặt cách đây hơn chục năm.

Câu chuyện có thật dưới đây về một “dân chơi” điện thoại cổ tại Hà Nội sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn rõ nét hơn về “nghề” này: “Anh K, một con người đại diện cho thế hệ 8X, bắt đầu có sự thích thú với những chiếc điện thoại và tập tành buôn bán những “con dế” đầu tiên vào năm 2000. Khi đó, thế giới vẫn còn được thống trị bởi những thương hiệu như Nokia, Motorola và một số hãng khác. Anh “khởi nghiệp” với chiếc Nokia 8210 – khi đó chiếc máy này đã được khoảng 2 năm tuổi, chưa phải là cổ nhưng vẫn có giá trị tương đối lớn, và bước ra đường thì “oách” khỏi cần nói, bởi khi ấy chưa có nhiều người dùng điện thoại di động. Không những thế, mẫu điện thoại này còn nổi tiếng nhờ kiểu dáng mỏng nhẹ, nhỏ gọn nhất thời điểm ra mắt.

Sau Nokia 8210, anh tiếp tục mua chiếc Nokia 8310 vào năm 2003, và đây chính là sản phẩm anh ấn tượng nhất. Để mua 8310, anh phải bán đi một cây vàng, nhưng không phải có ngay, mà phải đặt hàng 15 ngày mới được sở hữu. Anh kể lại: “Cảm giác cầm trên tay sướng lắm. Hiện cả 8210 và 8310 đều vẫn được giữ kỹ, chưa bị hư hỏng”.
Do kiêm luôn cả việc buôn bán điện thoại, anh K. Cũng cất giữ rất nhiều mẫu điện thoại có giá trị sưu tầm cao, một vài trong số đó còn đầy đủ hộp và phụ kiện. Chẳng hạn, chiếc Nokia N91 ra mắt năm 2005 mới 100% hay chiếc Nokia 7110 còn hiếm hơn, bởi nó vẫn nguyên hộp dù sản xuất từ 1999, hay cả một số mẫu điện thoại cổ đình đám khác như Motorola dòng V, dòng Razr… và đặc biệt là chiếc Motorola StarTAC chưa qua sửa chữa, còn khá mới dù thiết bị này ra mắt từ năm 1996, tức cách đây đã tận 21 năm.

Cho đến hiện tại, đã 17 năm trôi qua và nghề buôn bán điện thoại vẫn đang nuôi sống anh K và cả gia đình, cũng như giúp anh duy trì và phát triển niềm đam mê điện thoại cổ.

Không chỉ riêng những người muốn “chuyên tâm” thực sự vào điện thoại cổ như anh K, mà thú chơi sưu tầm điện thoại cổ còn được hưởng ứng bởi một bộ phận những người nổi tiếng, như ca sĩ Đức Tuấn là một ví dụ điển hình.

Ngoài việc thành công trong sự nghiệp ca hát, ca sĩ Đức Tuấn còn có sở thích sưu tầm điện thoại. Anh cho biết rất thích các mẫu điện thoại của Nokia và hiện đã sưu tầm gần 400 các mẫu điện thoại, chủ yếu là từ thương hiệu nổi tiếng một thời này. Niềm đam mêm với Nokia của anh ca sĩ này đã được nhen nhóm từ khi còn là sinh viên, nhưng khi đó, do tài chính có hạn, nên anh chủ yếu sưu tầm máy không hộp. Phải đến năm 2010, khi bắt đầu có được khả năng tài chính lớn, anh bắt đầu chuyển sang sưu tầm những chiếc điện thoại đầy đủ hộp và phụ kiện.

Chiếc điện thoại đầu tiên Đức Tuấn sử dụng là Nokia 3210, anh cho biết mình vẫn rất thích và trân trọng nó bởi được mua bằng tiền làm thêm, sau đó, dù mua mới điện thoại khác, anh vẫn giữ lại những chiếc điện thoại cũ.

Khi có điều kiện hơn, anh bắt đầu sưu tầm những mẫu điện thoại đắt tiền khác. Không chỉ tăng về số lượng, Đức Tuấn còn chăm chút đến chất lượng máy, cũng như độ lạ, độ hiếm của chúng. Nhờ quen biết, anh đã nhờ mua được khá nhiều mẫu điện thoại độc lạ ở nước ngoài và đây cũng là thuận lợi của riêng tôi. Tuy nhiên, để kiếm được máy hiếm, anh cũng phải 'lùng sục' khá nhiều".
Dù có số lượng lớn, Đức Tuấn vẫn nhớ rất rõ các dòng điện thoại, và phân loại chúng chỉ trong vài phút. Khi đề cập đến bất kỳ một sản phẩm nào mà anh sưu tập, anh đều nhớ ngày sản xuất, đặc tính, điểm đặc biệt... của thiết bị đó. Ví dụ như chiếc Nokia 6111 Cath Kidston màu mè bắt mắt khiến nhiều người liên tưởng đến viên kẹo ngọt, nhưng thực chất đây là phiên bản điện thoại giới hạn, có sự góp mặt của nhà thiết kế nổi tiếng người Anh Cath Kidston.

Với nam ca sĩ này, sự “độc, lạ” được đặt lên hàng đầu. Do đó, không chỉ "full box", những mẫu điện thoại mà Đức Tuấn sưu tầm còn rất hiếm, nhiều mẫu "không thể định giá" và anh cũng không có ý định bán. Ví dụ như chiếc Nokia 8850 Gold Edition được nam ca sĩ sưu tầm từ năm 2012, hay chiếc Nokia 7710 sử dụng bút cảm ứng. Theo anh, hiện không nhiều người còn có chiếc điện thoại này nguyên hộp và phụ kiện, kể cả trên thế giới.

Việc sở hữu số lượng điện thoại quá lớn khiến anh đôi khi "mất kiểm soát". Tuy nhiên, anh vẫn thường có thói quen tự tay sạc pin, bật nguồn và sử dụng vài phút, mục đích là để những thiết bị này không hư hỏng vì để quá lâu.

Có thể thấy, ca sĩ Đức Tuấn hay anh K chuyên buôn điện thoại chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ điển hình về thú chới điện thoại cổ. Dĩ nhiên, trong quãng đường hàng chục năm gắn bó và sưu tầm điện thoại cổ của những con người này, không phải lúc nào cũng toàn “hoa hồng”, mà thực sự, họ đã không ít lần gặp “phốt”. Như điển hình nhất là việc bị nhiễu loạn thông tin về món hàng cần mua trên mạng. Có rất nhiều dòng máy cổ không bán tại Việt Nam, nên rất khó phân biệt thật giả. Ngay cả với những máy từng bán chính hãng trong nước, cũng có nhiều người dù có kinh nghiệm vẫn nhầm lẫn. Thậm chí cả dân “chuyên nghiệp” như anh K hay Đức Tuấn cũng không ít lần bị lừa. Như Đức Tuấn, khi mới bắt đầu sưu tập, điều khó khăn nhất của anh là chưa thể phân biệt được hàng thật và hàng "cỏ" (tức điện thoại đã bị tân trang lại) nên đã bị lừa nhiều lần. Tuy nhiên, chính vì bị lừa quá nhiều nên dần dần, anh đã học được kinh nghiệm sưu tầm điện thoại.

Vấn đề tài chính cũng là điểm cần nhắc đến đối với những người thích sưu tầm điện thoại cổ. Đơn thuần, một chiếc điện thoại cổ đủ tiêu chuẩn sưu tầm thường là phải còn “zin” , tức có xuất xứ chính hãng, máy chưa bị qua quá trình can thiệp, sửa chữa, dù hình thức có thể không mới. DO đó, những chiếc máy cổ phải thường đi kèm yếu tố hiếm, đồng nghĩa với giá cao, thậm chí rất cao, không có chuyện bày bán tràn lan với giá chỉ vài trăm ngàn đồng như hàng dựng lại.

Cuối cùng, trở ngại mà những người kiên trì bám đuổi thú vui điện thoại cổ còn là vấn đề sửa chữa máy mỗi khi có hỏng hóc. Giờ là thời đại của smartphone, do đó thợ sửa điện thoại tính năng có kinh nghiệm không còn nhiều. Hầu hết đều không còn am hiểu công nghệ cũ, nếu không cẩn thận, thiết bị có thể hỏng bất cứ lúc nào. Và dĩ nhiên, một khi đã bị hỏng thì những chiếc điện thoại này – nhẹ thì coi như một món đồ vô dụng, trưng tủ làm kỉ niệm, không thì chỉ còn cách bán tháo với giá rẻ như cho ra ngoài thị trường, mà nhiều lúc còn khó tìm được người mua.

Đối với những bạn trẻ có hứng thú và muốn “dấn thân” vào con đường sưu tầm điện thoại cổ, nếu đã xác định chơi, thì tốn hơn nên tìm đến các địa chỉ uy tín, những người có kinh nghiệm để học hỏi trước khi mua máy. Hiện nay rất nhiều trang web bày bán "đồ cổ" chỉ vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, đây thường là hàng đã bị dựng lại, chất lượng kém và chỉ sử dụng được một thời gian ngắn. Và nếu, không có đủ tài chính, người chơi mới nên chơi theo “dòng máy” thay vì mua đủ bộ, tập trung chủ yếu vào các dòng ở Việt Nam trước, sau đó có thể đặt mua ở nước ngoài. Để có trải nghiệm tốt nhất, mỗi người nên mua một máy, tập hợp lại thành một series và trao đổi lẫn nhau.
Bên cạnh đó, những người chơi điện thoại cổ lâu năm cũng thường khuyến cáo các bạn trẻ nên cần phải có một chút hiểu biết về thiết bị mình định sưu tầm, nơi mua phải uy tín, hoặc quen biết từ trước, cũng như nên thường xuyên giao lưu với người chơi uy tín, các hội nhóm trên diễn đàn hoặc mạng xã hội, như diễn đàn SL4X chẳng hạn.

Nói tóm lại, việc sưu tầm điện thoại không quá khó, nhưng điều quan trọng là đam mê. Bên cạnh đó, tài chính ổn định là điều kiện thuận lợi khi chơi điện thoại, cũng như cần sự kiên trì đề “đi theo” thú vui này đến cùng. Bởi: nếu đã bước vào thế giới điện thoại cổ, tức là bạn đã bước vào hành trình của sự kiên trì kết hợp với một quá trình dài tìm hiểu và học hỏi. Nếu không kết hợp được các yếu tố đó, bạn rất dễ bị người khác 'dắt mũi', và việc mua phải thiết bị giả, chất lượng kém là điều bình thường, người mới chơi nào cũng gặp. Nhưng kết quả cuối cùng bạn nhận được sẽ chắc chắn rất mỹ mãn, đó là cảm giác chiếc điện thoại trên tay mà mình “săn” được bấy lâu đang trở nên thực sự hoàn hảo theo cảm nhận của chính bạn. Xét cho cùng, thú chơi điện thoại cổ cũng tương tự như bất kỳ một thú chơi nào khác, như thú chơi âm thanh, thú chơi cây kiểng .v..v...Dù khác nhau, nhưng nó đều có những điều quan trọng đề mỗi người chơi cần có được, đó là tài chính, sự kiên trì và học hỏi.
Via Maxmobile / Nguồn: Soha
 
Tham gia
1/6/17
Bài viết
49
Được thích
2
#2
nhìn mấy con cục gạch này xấu hoắc mà cũng sưu tầm sử dụng nhỉ ???
 

steave

Member
Tham gia
16/3/17
Bài viết
46
Được thích
4
#4
em là em kết cái con điện thoại hình lá cây của nokia đấy ạ :D
bây giờ mấy con điện thoại đời mới hình dáng giống nhau quá, không thấy có con nào có thiết kế độc lạ mấy
 

long123

New Member
Tham gia
20/3/17
Bài viết
171
Được thích
0
#8
dùng bền nên mới đc yêu thích vậy
 
Top Bottom