Thủ Tục Mở Tài Khoản Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Tư Nhân

LongNguyen93

New Member
Tham gia
7/3/19
Bài viết
1
Được thích
0
129 #1
Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn rất nhiều đối với cá nhân. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, tài khoản ngân hàng nó giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều. Nó thể hiện tính chuyên nghiệp của một công ty, nó giúp thực hiện các công tác liên quan đến tài chính một cách dễ dàng… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các thắc mắc như thủ tục để mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được thực hiện như thế nào?

DNTN có được phép mở tài khoản ngân hàng theo quy định pháp luật?

Các đối tượng được mở tài khoản thanh toán được quy định tại Khoản 6 Điều 1 TT 32/2016/TT-NHNN bao gồm:
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ
  • Nếu tổ chức muốn mở tài khoản ngân hàng ổ chức là pháp nhân.
Như vậy để mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thì tùy vào là cá nhân hay tổ chức mà phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

DNTN có tư cách pháp nhân không?

Theo Điều 183 Luật doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp.

Mặt khác,theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân như sau: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Nhận thấy rằng tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp.Như vậy xét theo các quy định nêu trên thì doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Vì vậy theo quy định của thông tư 32/2016/TT- NHNN thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phép mở tài khoản ngân hàng dưới tên doanh nghiệp tư nhân đó. Bạn chỉ có thể mở tài khoản cá nhân và thực hiện thanh toán qua tài khoản này mọi khoản chi phí của doanh nghiệp.

Quy định pháp luật hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Theo trang báo “Thoibaokinhdoanh ngày 5/3/2019 đưa tin” : Ngày 28/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Văn bản này có hiệu lực vào 1/3 - sau ngày ban hành đúng một ngày. Văn bản này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, đồng thời bãi bỏ Thông tư số 32/2016 và Thông tư số 02/2018. Theo các Thông tư liên quan trước đó, 1/3/2019 là hạn cuối để các ngân hàng phối hợp với khách hàng là tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư... hoàn thành ký lại Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.
Mục đích là để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán của pháp nhân. Bởi Thông tư số 32/2016/TT-NHNN xác định đối tượng được phép mở tài khoản thanh toán chỉ gồm cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân. Bộ Tài chính cũng có công văn chấp nhận việc sử dụng tài khoản của cá nhân thay cho tài khoản của các tổ chức này.

Theo quy định tại Thông tư mới, tổ chức được mở tài khoản thanh toán không còn giới hạn ở pháp nhân, mà vẫn gồm các loại hình tổ chức khác không phải là pháp nhân như từng quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN.

Tuy nhiên, chủ tài khoản thanh khoán của tổ chức theo quy định mới tại Thông tư 02 là tổ chức thay vì là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức như trước đây. Chủ tài khoản thanh toán (tổ chức) được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.

Do đó, ngân hàng sẽ cần phối hợp với tổ chức không là pháp nhân mở tài khoản trước thời điểm Thông tư số 32/2016/TT-NHNN có hiệu lực thay đổi chủ tài khoản. Khách hàng không cần ký lại hợp đồng, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản.

Nếu bạn nào cần hỗ trợ các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:
 
Sửa lần cuối:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom