Tương lai di động của Microsoft?

netizen

New Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
330
Được thích
719
5217 #1

Khi tân CEO Nadella nhậm chức, trong lá thư đầu tiên gửi tới các nhân viên của mình, đồng thời cũng là thông điệp trực tiếp tới giới truyền thông, ông nhấn mạnh rằng “tương lai của Microsoft là di động và điện toán đám mây”. Nhưng với chúng ta, những người dùng – khách hàng của Microsoft, sẽ phải hình dung như thế nào về tầm nhìn đó và vị trí nào cho Windows Phone trong tương lai? Đó là điều mà những điều mà tôi sẽ đề cập đến dưới đây.

Di động?

Khi nhắc đến “Mobile - di động” ngày nay, chúng ta không còn bó buộc trong các thiết bị cầm tay nghe – gọi nữa. Di động với nghĩa hiện đại không chỉ bao gồm smartphone, mà còn là laptop, tablet, smartwatch…Di động cũng không chỉ dừng lại ở thiết bị, di động còn là mọi dịch vụ mà bạn sử dụng xuyên suốt từ PC đến smartphone. Vì vậy, khi Nadella nói về “di động”, tôi chắc chắn ông ấy muốn nói tới “thiết bị và dịch vụ”.

“Windows everywhere” hay “Mobile first”?

Cựu CEO Ballmer – một người mà tôi khá yêu thích – trong những năm cuối ở Microsoft đã nêu ra khẩu hiệu: “Windows Everywhere – Windows đi muôn nơi”. Windows 8 đã được ra đời với tôn chỉ này: mang Windows từ PC truyền thống lên các thiết bị cảm ứng và màn hình nhỏ hơn. Mặc dù nhiều người chỉ trích Windows 8 đã thất bại khi không thể vực dậy thị trường PC, nhưng tôi cho rằng đấy là một bước chuyển cần thiết. Phải, đau đớn nhưng cần thiết. Bạn còn nhớ cảm giác sử dụng Windows 7 trên màn hình cảm ứng nó tệ hại như thế nào không? Tôi thì chỉ muốn quên đi ngay. Còn với Windows 8 và Windows RT, thao tác trên màn hình cảm ứng rất tuyệt và “Metro UI” làm tôi không bao giờ muốn động vào iPad lần nữa. Thị trường PC đã thoái trào, nhưng nó không đồng nghĩa với ngày tàn cho Windows. Windows 8 là câu trả lời của Microsoft cho câu hỏi của thế giới: “Windows sẽ đi về đâu?” – “Windows sẽ đi muôn nơi”.


Nhưng Windows 8 đã không đi được xa lắm, vì sự bảo thủ và trì trệ từ cả phía cung lẫn cầu trong thị trường PC. Người ta ít mua máy tính mới hơn, thay vào đó là đổi điện thoại mới hàng năm. Đây là lúc cần nhìn lại mình và nhìn quanh các đối thủ.

Apple – kẻ kiếm nhiều tiền nhất ở thị trường di động, sử dụng một chiến lược khác. Apple độc quyền iOS trên các thiết bị của mình, cũng không thèm chia sẻ các dịch vụ của mình như iTunes với bất kì ai. Nhắc đến iTunes, đây chính là xương sống của toàn bộ hệ sinh thái Apple, thứ thu hút và giữ chân người dùng gắn chặt với iPhone, iPad. Chính nhờ sự độc bá này mà Apple có quyền đặt giá các thiết bị của họ với giá cao ngất ngưởng mà người dùng vẫn lao vào như kiến, à, như cừu.


Vậy còn Google thì sao? Trái ngược với cách cách “thắt thòng lọng” của Apple, Google lại đan một cái lưới thật lớn để “bắt” được càng nhiều người dùng các tốt. Mối tình chóng vánh với Motorola cho thấy Google không muốn và cũng không thể tham lam lấn sân sang mảng sản xuất thiết bị. Tại sao? Bởi vì Google có quá nhiều “người tình” – các OEM. Google miễn phí Android cho các OEM, cho phép họ tự do chỉnh sửa OS này, đổi lại, các OEM bắt buộc phải cam kết sử dụng các dịch vụ của Google như Google Search, Google Maps, Youtube…Đồng thời, Goole cũng mang các ứng dụng dịch vụ của mình lên nền tảng đối thủ như iOS để tăng độ phủ sóng cho chính mình. Google được lợi gì với chiến lược này, đó chính là “Google ở mọi nơi”. Chỉ tính riêng Android, Với 800 triệu thiết bị được bán ra trong năm ngoái và dự đoán hơn 1 tỉ thiết bị sẽ được kích hoạt mới trong năm nay, lợi nhuận mà Google kiếm được từ việc thu thập và bán thông tin người dùng cho các đối tác quảng cáo liên tục tăng lên.


Apple hay Google đều đã đi theo hai hướng khác nhau, đều là các hình mẫu thành công trong ngành công nghiệp di động, nhưng cả hai đều không phải là bài học cho Microsoft, bởi tình thế của gã khổng lồ xứ Redmond khó khăn hơn nhiều.

Dịch vụ?

Câu trả lời rõ ràng là rất khó để đưa ra, ở đây, tôi chỉ xoáy vào một khía cạnh mà chúng ta ít chú ý tới, đó chính là dịch vụ - phần “hồn” của các thiết bị.

Như tôi đã nói, dịch vụ ngày nay cũng là di động. Và nếu nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rằng chiến lược của cả Apple lẫn Google đều dựa trên cơ sở là các dịch vụ đặc thù của họ.

iTunes – thỏi nam châm thu hút và giữ chân người dùng đến với iOS. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các dịch vụ âm nhạc trực tuyến, bạn sẽ không thể chối bỏ rằng iTunes thực sự không có đối thủ, từ chất lượng dịch vụ đến độ phong phú. Bởi vậy, Apple dĩ nhiên không cần phải chia sẻ miếng bánh ngọt này cho ai. Trong khi ở phía bên kia, Google Search lại là tâm điểm trong hệ thống dịch vụ của Google. Google Search giúp bạn tìm kiếm thông tin và ngược lại, cũng thu thập thông tin từ phía bạn. Vì thế, Google phải đem Google Search đi khắp nơi. Android chỉ là công cụ, người tiêu dùng mới đích thực là món hàng của Google.


Vậy còn Microsoft thì sao? Dịch vụ trọng tâm của họ là gì? Thật khó mà trả lời. Họ có Bing, có Xbox Music, nhưng các dịch vụ này đều khó có thể so sánh với các đối thủ ở trên. Xbox Live cũng không phải quá xuất sắc. Office có lẽ là thế mạnh, nhưng nó hướng đến các đối tượng doanh nghiệp nhiều hơn là người dùng cuối bình thường.

Vậy Microsoft sẽ phải làm gì để không những bắt kịp đối thủ, mà còn vươn lên dẫn đầu thị trường di động ngày nay? Giống Apple hay giống Google?

Thực ra, vẫn còn một phương án khác, đó là chọn cả hai cách tiếp cận trên.

Microsoft ở mọi nơi.

Phải, không chỉ Windows, mà phải đem toàn bộ các dịch vụ của Microsoft đến mọi nền tảng. Tiếp tục những gì họ đang làm hiện nay. Ofice 365 là một sản phẩm tuyệt vời, và nó là tương lai của bộ sản phẩm này. Microsoft cũng đang xúc tiến đem Office apps lên iPhone, iPad và các thiết bị Android. Vì sao ư, vì Office là công cụ kiếm tiền hàng đầu.

Xbox Music đã có mặt trên Apple Store, và tôi tin là Xbox Video cho iOS cũng sẽ sớm xuất hiện. Lync mới đây trở thành mảng kinh doanh tỉ đô, và cũng sẽ lên Androdi cuối năm nay. Đấy là điều tất yếu. Lí do, lợi nhuận. Càng nhiều người dùng thì càng nhiều lợi nhuận và theo chiều ngược lại, Microsoft cũng sẽ phải tích cực cải tiến các dịch vụ này để thỏa mãn được nhiều người dùng hơn.Vì thế, đừng buồn khi thấy các dịch vụ của Microsoft trên các thiết bị không phải Windows Phone.

Bing không phải là thứ hái ra tiền cho Microsoft, nhưng nó lại thực sự là thứ đang ở khắp nơi mà bạn không nhận ra: Windows, Xbox, iOS, Facebook, Kindle của Amazon…Vì thế tôi đã cười khi có người “khuyên” Microsoft nên bán Bing đi. Không, Microsoft không nên và họ cũng không dại mà làm thế.


Như vậy là bạn có thể sống một “cuộc đời Microsoft” mà không cần nhất thiết phải sử dụng các thiết bị phần cứng do hãng sản xuất. Như vậy, vừa đỡ mếch lòng các OEM, lại vừa kiếm được tiền. Nhưng liệu đã đủ chưa?

Nếu bạn đang nghĩ đến Nokia và dự án Nokroid của họ, thì đây đúng là điều mà tôi muốn nói đến. Nokia X/Nokia Normandy là một đứa con lạc loài với tương lai khó đoán: được sinh ra bởi Nokia/Microsoft nhưng lại mang “họ” Android. Ai sẽ nuôi dưỡng nó và liệu nó có thể “sống sót” được hay không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Chính bản thân người viết bài này cũng thấy kì lạ khi sản phẩm này được ra mắt. Nhưng chúng ta mới chỉ nhìn nhận vấn đề ở một góc độ. Hãy thử nhìn sang một khía cạnh khác. Nokia X chạy Android được Nokia tùy biến lại, cài đặt được các ứng dụng của Android, nhưng sẽ không sử dụng các dịch vụ của Google! Thay vào đó, Microsoft sẽ cài sẵn các dịch vụ thay thế tương đương như Bing, HERE maps, Xbox music hay MixRadio. Như vậy, Microsoft vừa làm chủ được thiết bị, lại không bận tâm đến vấn đề phát triển OS, mà vẫn kiếm được tiền. Tất nhiên, hạn chế về cấu hình cũng như việc không truy cập được vào Play Store sẽ làm chùn tay người tiêu dùng. Nhưng này, đó là Nokia chạy Android! “Ra là mua luôn”. Đây là một suy nghĩ điên rồ, một bước đi mạo hiểm, nhưng Microsoft cần thử những thứ khác biệt như thế nếu muốn bứt phá.


Và nếu Microsoft chọn đi theo con đường này, chúng ta sẽ được thấy Nokia X1, X2,…Vậy liệu Microsoft có nên từ bỏ hẳn Lumia như những gì Google đã làm với Nexus. Và Windows Phone sẽ đi đâu về đâu?


Windows Phone?

Tôi không thích dông dài – câu trả lời rất ngắn gọn: thị trường doanh nghiệp!

Phải, cho dù giới truyền thông và các chiến dịch quảng bá thường gắn với hình ảnh của người dùng cuối, nhưng món ngon thật sự lại đặt ở mâm khác, đó chính là thị trường doanh nghiệp. Blackberry với BB10 dặt dẹo vẫn đang cố để bám víu lấy hi vọng ở thị trường này, nơi mà iOS và Android đang chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, Microsoft mới thực sự là đối thủ của Apple và Google ở đây. Với lịch sử và các mối quan hệ gắn bó với các đối tác, Microsoft có đủ thế mạnh để cạnh tranh. Android là một mớ bòng bong và kém bảo mật, iOS đang hụt hơi và giá thành cao. Đây là lúc mà Windows Phone thể hiện mình. Chỉ cần thực hiện tôn chỉ mà Microsoft đề ra ngay từ đầu: giá thành rẻ, Skype và đồng bộ mạnh mẽ với Windows. Cùng với bộ Office được cài sẵn, các thiết bị Windows Phone sẽ thành “món đồ nghề” mà công ty muốn bạn mang theo bên mình.


Microsoft còn biết rõ điều này hơn bất cứ ai, khi ra mắt Windows Phone 8, họ đã cam kết rằng Windows Phone 8.1 sẽ là bản cập nhật làm hài lòng các đối tác doanh nghiệp. Và cũng chính các đối tác này, chứ không phải giới truyền thông hay lập trình viên, được Microsoft giới thiệu về Windows Phone 8.1 đầu tiên. “Meet the new Windows Phone” – và hãy mua vài ngàn thiết bị về để trang bị cho nhân viên của bạn nhé!

Vậy còn thị trường tiêu dùng đại chúng? Tôi cho rằng chúng ta sẽ không thấy một bước đột phá nào của Windows Phone trong thị trường này. Microsoft đặt mục tiêu đến năm 2018 sẽ chiếm khoảng 12 – 15% thị phần smartphone toàn cầu. 5 năm là một khoảng thời gian rất lâu đối với thị trường liên tục biến đổi như smartphone. Thử nhìn lại 5 năm trước với Blackberry và Symbian mà xem. Tôi cũng cho rằng Microsoft chậm chạp và khiếm tốn ngay cả trong mục tiêu mà họ đặt ra. Họ có thể chinh phục thị trường bằng các thiết bị giá rẻ, màn hình lớn nhưng vẫn mượt mà và ổn định. Song Windows Phone sẽ không “bùng nổ”. Lí do? Không có các OEM thực sự mặn mà.


Microsoft hiện chiếm 92% thị phần thiết bị Windows Phone, có nghĩa là họ không thể biến dòng Lumia thành Nexus như Google được. Nhưng mặt khác, nếu họ tích cực sản xuất phần cứng thì sẽ làm nản lòng các OEM. Cứ nhìn các đối tác phần cứng trên thị trường PC sau khi Surface ra đời mà xem.

Do các yếu tố đó, cộng với năng lực phần cứng có hạn của Microsoft/Nokia, các sản phẩm Lumia sẽ chỉ chiếm được xấp xỉ 10% thị phần smartphone mà thôi.

Khi tôi nói về tương lai không quá sáng sủa cho Windows Phone, nhất là khi những thông tin về Windows Phone 8.1 đang làm nức lòng người dùng như hiện nay, tôi biết các bạn sẽ phản đối. Nhưng tôi đã nói nhiều lần rằng sự phát triển của Windows Phone đang bị thổi phồng: chúng ta chỉ chiếm được 4% thị phần toàn cầu sau 4 năm, 3% thị phần ở Mĩ và chưa đến 1% ở Trung Quốc. Tôi nghe có bạn nhắc đến Châu Âu, đúng là chúng ta đang chiếm 10% thị phần ở đó và có dự báo rằng Windows Phone sẽ sớm vượt qua iOS tại đây ngay trong mùa hè này. Tôi không lạc quan như thế, ngoài ra, thị trường smartphone của Châu Âu chỉ tăng trưởng 3%/năm, không thể so sánh với Mĩ hay Trung Quốc, nơi chúng ta đang lép vế.



Nhìn xem, tốc độ tăng trưởng của Android không hề thua kém Windows Phone như chúng ta vẫn lầm tưởng đâu


Nhưng mà này, “di động” không chỉ có nghĩa là smartphone, nhớ không? Và vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự bão hòa và thoái trào của thị trường smartphone, thay vào đó là sự lên ngôi của các thiết bị wearables và công nghệ nhúng trong xe hơi. Microsoft cần phải có chỗ ở đó, thay vì chỉ nhìn vào mấy cái điện thoại.


Năm 2015, Windows RT và Windows Phone sẽ hợp nhất. Chúng ta sẽ chỉ dùng một phiên bản Windows cho smartphone, tablet, smartwach…hay bất cứ thiết bị di động nào. Và con đường của Windows Phone sẽ kết thúc ở đó, khi nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Tóm lại, tôi tin rằng Microsoft nên dồn sức để đưa các dịch vụ gắn với Windows Phone thâm nhập sâu vào thị trường doanh nghiệp, phát triển dòng Lumia một cách ổn định và bền vững ở thị trường đại chúng, trong khi cần có một tầm nhìn xa hơn để bắt kịp những đợt sóng mới trong thế giới đang ngày một di động này.

netizen-Techrum
 
Last edited by a moderator:

sonpham

Tin vỉa hè
Tham gia
19/2/14
Bài viết
1,209
Được thích
1,849
#2
không liên quan nhưng con X của nokia cũng làm theo giao diện của WP, chả biết có bị ép buộc ko.
PS: bài viết đầu tư vãi :smile:
 

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#5
bài viết công phu, nhưng hơi dài, làm khó người lười, yêu cầu túm váy :angry:
Tóm tắt:

Năm 2015, Windows RT và Windows Phone sẽ hợp nhất. Chúng ta sẽ chỉ dùng một phiên bản Windows cho smartphone, tablet, smartwach…hay bất cứ thiết bị di động nào
 

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#7
cá nhân không nghĩ Win Rt nên sống nữa. Xét theo góc độ kinh tế chỉ cần anh Mic hú lên : tao sẽ tiếp tục chơi Win Rt là stock lại giảm không phanh cho coi
Vì wp hợp nhất xong sẽ thay thế win rt, nói hợp nhất nghĩa là các api là chính, còn lại cái nền tảng thì wp nó ổn hơn rt chắc rồi haha
 

TR02

New Member
Tham gia
9/2/14
Bài viết
0
Được thích
5,971
#8

Khi tân CEO Nadella nhậm chức, trong lá thư đầu tiên gửi tới các nhân viên của mình, đồng thời cũng là thông điệp trực tiếp tới giới truyền thông, ông nhấn mạnh rằng “tương lai của Microsoft là di động và điện toán đám mây”. Nhưng với chúng ta, những người dùng – khách hàng của Microsoft, sẽ phải hình dung như thế nào về tầm nhìn đó và vị trí nào cho Windows Phone trong tương lai? Đó là điều mà những điều mà tôi sẽ đề cập đến dưới đây.

Di động?

Khi nhắc đến “Mobile - di động” ngày nay, chúng ta không còn bó buộc trong các thiết bị cầm tay nghe – gọi nữa. Di động với nghĩa hiện đại không chỉ bao gồm smartphone, mà còn là laptop, tablet, smartwatch…Di động cũng không chỉ dừng lại ở thiết bị, di động còn là mọi dịch vụ mà bạn sử dụng xuyên suốt từ PC đến smartphone. Vì vậy, khi Nadella nói về “di động”, tôi chắc chắn ông ấy muốn nói tới “thiết bị và dịch vụ”.

“Windows everywhere” hay “Mobile first”?

Cựu CEO Ballmer – một người mà tôi khá yêu thích – trong những năm cuối ở Microsoft đã nêu ra khẩu hiệu: “Windows Everywhere – Windows đi muôn nơi”. Windows 8 đã được ra đời với tôn chỉ này: mang Windows từ PC truyền thống lên các thiết bị cảm ứng và màn hình nhỏ hơn. Mặc dù nhiều người chỉ trích Windows 8 đã thất bại khi không thể vực dậy thị trường PC, nhưng tôi cho rằng đấy là một bước chuyển cần thiết. Phải, đau đớn nhưng cần thiết. Bạn còn nhớ cảm giác sử dụng Windows 7 trên màn hình cảm ứng nó tệ hại như thế nào không? Tôi thì chỉ muốn quên đi ngay. Còn với Windows 8 và Windows RT, thao tác trên màn hình cảm ứng rất tuyệt và “Metro UI” làm tôi không bao giờ muốn động vào iPad lần nữa. Thị trường PC đã thoái trào, nhưng nó không đồng nghĩa với ngày tàn cho Windows. Windows 8 là câu trả lời của Microsoft cho câu hỏi của thế giới: “Windows sẽ đi về đâu?” – “Windows sẽ đi muôn nơi”.


Nhưng Windows 8 đã không đi được xa lắm, vì sự bảo thủ và trì trệ từ cả phía cung lẫn cầu trong thị trường PC. Người ta ít mua máy tính mới hơn, thay vào đó là đổi điện thoại mới hàng năm. Đây là lúc cần nhìn lại mình và nhìn quanh các đối thủ.

Apple – kẻ kiếm nhiều tiền nhất ở thị trường di động, sử dụng một chiến lược khác. Apple độc quyền iOS trên các thiết bị của mình, cũng không thèm chia sẻ các dịch vụ của mình như iTunes với bất kì ai. Nhắc đến iTunes, đây chính là xương sống của toàn bộ hệ sinh thái Apple, thứ thu hút và giữ chân người dùng gắn chặt với iPhone, iPad. Chính nhờ sự độc bá này mà Apple có quyền đặt giá các thiết bị của họ với giá cao ngất ngưởng mà người dùng vẫn lao vào như kiến, à, như cừu.


Vậy còn Google thì sao? Trái ngược với cách cách “thắt thòng lọng” của Apple, Google lại đan một cái lưới thật lớn để “bắt” được càng nhiều người dùng các tốt. Mối tình chóng vánh với Motorola cho thấy Google không muốn và cũng không thể tham lam lấn sân sang mảng sản xuất thiết bị. Tại sao? Bởi vì Google có quá nhiều “người tình” – các OEM. Google miễn phí Android cho các OEM, cho phép họ tự do chỉnh sửa OS này, đổi lại, các OEM bắt buộc phải cam kết sử dụng các dịch vụ của Google như Google Search, Google Maps, Youtube…Đồng thời, Goole cũng mang các ứng dụng dịch vụ của mình lên nền tảng đối thủ như iOS để tăng độ phủ sóng cho chính mình. Google được lợi gì với chiến lược này, đó chính là “Google ở mọi nơi”. Chỉ tính riêng Android, Với 800 triệu thiết bị được bán ra trong năm ngoái và dự đoán hơn 1 tỉ thiết bị sẽ được kích hoạt mới trong năm nay, lợi nhuận mà Google kiếm được từ việc thu thập và bán thông tin người dùng cho các đối tác quảng cáo liên tục tăng lên.


Apple hay Google đều đã đi theo hai hướng khác nhau, đều là các hình mẫu thành công trong ngành công nghiệp di động, nhưng cả hai đều không phải là bài học cho Microsoft, bởi tình thế của gã khổng lồ xứ Redmond khó khăn hơn nhiều.

Dịch vụ?

Câu trả lời rõ ràng là rất khó để đưa ra, ở đây, tôi chỉ xoáy vào một khía cạnh mà chúng ta ít chú ý tới, đó chính là dịch vụ - phần “hồn” của các thiết bị.

Như tôi đã nói, dịch vụ ngày nay cũng là di động. Và nếu nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rằng chiến lược của cả Apple lẫn Google đều dựa trên cơ sở là các dịch vụ đặc thù của họ.

iTunes – thỏi nam châm thu hút và giữ chân người dùng đến với iOS. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các dịch vụ âm nhạc trực tuyến, bạn sẽ không thể chối bỏ rằng iTunes thực sự không có đối thủ, từ chất lượng dịch vụ đến độ phong phú. Bởi vậy, Apple dĩ nhiên không cần phải chia sẻ miếng bánh ngọt này cho ai. Trong khi ở phía bên kia, Google Search lại là tâm điểm trong hệ thống dịch vụ của Google. Google Search giúp bạn tìm kiếm thông tin và ngược lại, cũng thu thập thông tin từ phía bạn. Vì thế, Google phải đem Google Search đi khắp nơi. Android chỉ là công cụ, người tiêu dùng mới đích thực là món hàng của Google.


Vậy còn Microsoft thì sao? Dịch vụ trọng tâm của họ là gì? Thật khó mà trả lời. Họ có Bing, có Xbox Music, nhưng các dịch vụ này đều khó có thể so sánh với các đối thủ ở trên. Xbox Live cũng không phải quá xuất sắc. Office có lẽ là thế mạnh, nhưng nó hướng đến các đối tượng doanh nghiệp nhiều hơn là người dùng cuối bình thường.

Vậy Microsoft sẽ phải làm gì để không những bắt kịp đối thủ, mà còn vươn lên dẫn đầu thị trường di động ngày nay? Giống Apple hay giống Google?

Thực ra, vẫn còn một phương án khác, đó là chọn cả hai cách tiếp cận trên.

Microsoft ở mọi nơi.

Phải, không chỉ Windows, mà phải đem toàn bộ các dịch vụ của Microsoft đến mọi nền tảng. Tiếp tục những gì họ đang làm hiện nay. Ofice 365 là một sản phẩm tuyệt vời, và nó là tương lai của bộ sản phẩm này. Microsoft cũng đang xúc tiến đem Office apps lên iPhone, iPad và các thiết bị Android. Vì sao ư, vì Office là công cụ kiếm tiền hàng đầu.

Xbox Music đã có mặt trên Apple Store, và tôi tin là Xbox Video cho iOS cũng sẽ sớm xuất hiện. Lync mới đây trở thành mảng kinh doanh tỉ đô, và cũng sẽ lên Androdi cuối năm nay. Đấy là điều tất yếu. Lí do, lợi nhuận. Càng nhiều người dùng thì càng nhiều lợi nhuận và theo chiều ngược lại, Microsoft cũng sẽ phải tích cực cải tiến các dịch vụ này để thỏa mãn được nhiều người dùng hơn.Vì thế, đừng buồn khi thấy các dịch vụ của Microsoft trên các thiết bị không phải Windows Phone.

Bing không phải là thứ hái ra tiền cho Microsoft, nhưng nó lại thực sự là thứ đang ở khắp nơi mà bạn không nhận ra: Windows, Xbox, iOS, Facebook, Kindle của Amazon…Vì thế tôi đã cười khi có người “khuyên” Microsoft nên bán Bing đi. Không, Microsoft không nên và họ cũng không dại mà làm thế.


Như vậy là bạn có thể sống một “cuộc đời Microsoft” mà không cần nhất thiết phải sử dụng các thiết bị phần cứng do hãng sản xuất. Như vậy, vừa đỡ mếch lòng các OEM, lại vừa kiếm được tiền. Nhưng liệu đã đủ chưa?

Nếu bạn đang nghĩ đến Nokia và dự án Nokroid của họ, thì đây đúng là điều mà tôi muốn nói đến. Nokia X/Nokia Normandy là một đứa con lạc loài với tương lai khó đoán: được sinh ra bởi Nokia/Microsoft nhưng lại mang “họ” Android. Ai sẽ nuôi dưỡng nó và liệu nó có thể “sống sót” được hay không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Chính bản thân người viết bài này cũng thấy kì lạ khi sản phẩm này được ra mắt. Nhưng chúng ta mới chỉ nhìn nhận vấn đề ở một góc độ. Hãy thử nhìn sang một khía cạnh khác. Nokia X chạy Android được Nokia tùy biến lại, cài đặt được các ứng dụng của Android, nhưng sẽ không sử dụng các dịch vụ của Google! Thay vào đó, Microsoft sẽ cài sẵn các dịch vụ thay thế tương đương như Bing, HERE maps, Xbox music hay MixRadio. Như vậy, Microsoft vừa làm chủ được thiết bị, lại không bận tâm đến vấn đề phát triển OS, mà vẫn kiếm được tiền. Tất nhiên, hạn chế về cấu hình cũng như việc không truy cập được vào Play Store sẽ làm chùn tay người tiêu dùng. Nhưng này, đó là Nokia chạy Android! “Ra là mua luôn”. Đây là một suy nghĩ điên rồ, một bước đi mạo hiểm, nhưng Microsoft cần thử những thứ khác biệt như thế nếu muốn bứt phá.


Và nếu Microsoft chọn đi theo con đường này, chúng ta sẽ được thấy Nokia X1, X2,…Vậy liệu Microsoft có nên từ bỏ hẳn Lumia như những gì Google đã làm với Nexus. Và Windows Phone sẽ đi đâu về đâu?


Windows Phone?

Tôi không thích dông dài – câu trả lời rất ngắn gọn: thị trường doanh nghiệp!

Phải, cho dù giới truyền thông và các chiến dịch quảng bá thường gắn với hình ảnh của người dùng cuối, nhưng món ngon thật sự lại đặt ở mâm khác, đó chính là thị trường doanh nghiệp. Blackberry với BB10 dặt dẹo vẫn đang cố để bám víu lấy hi vọng ở thị trường này, nơi mà iOS và Android đang chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, Microsoft mới thực sự là đối thủ của Apple và Google ở đây. Với lịch sử và các mối quan hệ gắn bó với các đối tác, Microsoft có đủ thế mạnh để cạnh tranh. Android là một mớ bòng bong và kém bảo mật, iOS đang hụt hơi và giá thành cao. Đây là lúc mà Windows Phone thể hiện mình. Chỉ cần thực hiện tôn chỉ mà Microsoft đề ra ngay từ đầu: giá thành rẻ, Skype và đồng bộ mạnh mẽ với Windows. Cùng với bộ Office được cài sẵn, các thiết bị Windows Phone sẽ thành “món đồ nghề” mà công ty muốn bạn mang theo bên mình.


Microsoft còn biết rõ điều này hơn bất cứ ai, khi ra mắt Windows Phone 8, họ đã cam kết rằng Windows Phone 8.1 sẽ là bản cập nhật làm hài lòng các đối tác doanh nghiệp. Và cũng chính các đối tác này, chứ không phải giới truyền thông hay lập trình viên, được Microsoft giới thiệu về Windows Phone 8.1 đầu tiên. “Meet the new Windows Phone” – và hãy mua vài ngàn thiết bị về để trang bị cho nhân viên của bạn nhé!

Vậy còn thị trường tiêu dùng đại chúng? Tôi cho rằng chúng ta sẽ không thấy một bước đột phá nào của Windows Phone trong thị trường này. Microsoft đặt mục tiêu đến năm 2018 sẽ chiếm khoảng 12 – 15% thị phần smartphone toàn cầu. 5 năm là một khoảng thời gian rất lâu đối với thị trường liên tục biến đổi như smartphone. Thử nhìn lại 5 năm trước với Blackberry và Symbian mà xem. Tôi cũng cho rằng Microsoft chậm chạp và khiếm tốn ngay cả trong mục tiêu mà họ đặt ra. Họ có thể chinh phục thị trường bằng các thiết bị giá rẻ, màn hình lớn nhưng vẫn mượt mà và ổn định. Song Windows Phone sẽ không “bùng nổ”. Lí do? Không có các OEM thực sự mặn mà.


Microsoft hiện chiếm 92% thị phần thiết bị Windows Phone, có nghĩa là họ không thể biến dòng Lumia thành Nexus như Google được. Nhưng mặt khác, nếu họ tích cực sản xuất phần cứng thì sẽ làm nản lòng các OEM. Cứ nhìn các đối tác phần cứng trên thị trường PC sau khi Surface ra đời mà xem.

Do các yếu tố đó, cộng với năng lực phần cứng có hạn của Microsoft/Nokia, các sản phẩm Lumia sẽ chỉ chiếm được xấp xỉ 10% thị phần smartphone mà thôi.

Khi tôi nói về tương lai không quá sáng sủa cho Windows Phone, nhất là khi những thông tin về Windows Phone 8.1 đang làm nức lòng người dùng như hiện nay, tôi biết các bạn sẽ phản đối. Nhưng tôi đã nói nhiều lần rằng sự phát triển của Windows Phone đang bị thổi phồng: chúng ta chỉ chiếm được 4% thị phần toàn cầu sau 4 năm, 3% thị phần ở Mĩ và chưa đến 1% ở Trung Quốc. Tôi nghe có bạn nhắc đến Châu Âu, đúng là chúng ta đang chiếm 10% thị phần ở đó và có dự báo rằng Windows Phone sẽ sớm vượt qua iOS tại đây ngay trong mùa hè này. Tôi không lạc quan như thế, ngoài ra, thị trường smartphone của Châu Âu chỉ tăng trưởng 3%/năm, không thể so sánh với Mĩ hay Trung Quốc, nơi chúng ta đang lép vế.



Nhìn xem, tốc độ tăng trưởng của Android không hề thua kém Windows Phone như chúng ta vẫn lầm tưởng đâu


Nhưng mà này, “di động” không chỉ có nghĩa là smartphone, nhớ không? Và vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự bão hòa và thoái trào của thị trường smartphone, thay vào đó là sự lên ngôi của các thiết bị wearables và công nghệ nhúng trong xe hơi. Microsoft cần phải có chỗ ở đó, thay vì chỉ nhìn vào mấy cái điện thoại.


Năm 2015, Windows RT và Windows Phone sẽ hợp nhất. Chúng ta sẽ chỉ dùng một phiên bản Windows cho smartphone, tablet, smartwach…hay bất cứ thiết bị di động nào. Và con đường của Windows Phone sẽ kết thúc ở đó, khi nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Tóm lại, tôi tin rằng Microsoft nên dồn sức để đưa các dịch vụ gắn với Windows Phone thâm nhập sâu vào thị trường doanh nghiệp, phát triển dòng Lumia một cách ổn định và bền vững ở thị trường đại chúng, trong khi cần có một tầm nhìn xa hơn để bắt kịp những đợt sóng mới trong thế giới đang ngày một di động này.

netizen-Techrum
Cha nội này ít khi viết mà một khi viết thì toàn phải đọc nghiền ngẫm haha
 

netizen

New Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
330
Được thích
719
#9
Mới về đồng bằng nên hơi rảnh rỗi ấy mà :D
 

netizen

New Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
330
Được thích
719
#11
Nick đó bỏ rồi, cũng không quan trọng lắm :D
 

RyTek

New Member
Tham gia
12/2/14
Bài viết
51
Được thích
31
#13
Ofice 365 là một sản phẩm tuyệt vời, và nó là tương lai của bộ sản phẩm này.
Lync mới đây trở thành mảng kinh doanh tỉ đô, và cũng sẽ lên Androdi cuối năm nay.
Trái ngược với cách cách “thắt thòng lọng” của Apple,
Mội vài lỗi nhỏ :D. Bài viết rất đầu tư, giải thích cặn kẽ quá có khi thành xoay vòng vòng thành ra bị rối.
 

Harry Potter

Senior Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
536
Được thích
510
#14
Bài bác tự viết à @@ @netizen

H lại có thêm cái để đọc bên cạnh những tin tức rồi... Bác @tdiddy.2 cũng làm bài nữa đi...
 
Tham gia
10/2/14
Bài viết
485
Được thích
310
#18
:smile: ai rảnh làm 1 bài hay clip về lsu winphone đi ạ.. :sweet_kiss: hí hí
 
Top Bottom