Đánh giá khả năng máy chủ HPE ProLiant DL325 Gen10

Tham gia
25/8/17
Bài viết
230
Được thích
14
6082 #1
Máy chủ HPE PROLIANT DL325 GEN10 gia tăng hiệu suất, khả năng mở rộng cho SMB
HPE ProLiant DL325 Gen10 cung cấp một máy chủ rack ổ cắm kép an toàn với hiệu suất cao. Khả năng mở rộng và độ tin cậy của ProLiant DL325 Gen10 đã được chứng minh và trở thành sự lựa chọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) mở rộng hoạt động. Đặc biệt, SMB có nhu cầu máy chủ mạnh mẽ để quản lý doanh nghiệp, các văn phòng từ xa hay trung tâm dữ liệu.


Máy chủ rack HPE ProLiant DL325 Gen10 một-socket 1U được trang bị bộ xử lý AMD EPYC 7000 series thế hệ thứ hai, với hiệu năng cao hơn đáng kể so với CPU AMD EYPC thế hệ trước. Có thể nói, HPE có sự quan tâm rất lớn đến các năng lực tự động hóa thông minh, bảo mật và tối ưu hóa trên phiên bản mới nhất của dòng máy chủ mạnh mẽ này, bổ sung thêm nhiều lõi xử lý và băng thông bộ nhớ. Máy chủ DL325 còn hỗ trợ các cấu hình lên tới 8 hay 10 ổ SFF và 4 ổ LFF cùng với 3 khe cắm PCIe 3.0 để cho phép mở rộng hơn nữa.

Đi sâu vào các tính năng và thông số kỹ thuật, có một số cải tiến đáng kể của DL325 so với các model trước đó. Ví dụ như, bộ xử lý AMD EPYC 7xx2 Series tiến trình 7nm của dòng máy chủ này cho phép người dùng trang bị cho sản phẩm này tới 64 lõi và 128 luồng xử lý để chúng có thể chạy đồng thời các phép toán mô phỏng đa luồng hay các tải công việc một luồng với hiệu quả cao hơn. Dòng máy HPE mới này còn cho thấy hiệu năng ứng dụng cao hơn khi tốc độ bộ nhớ đạt tới 2933 MT/s, hỗ trợ Bộ điều khiển tủ lưu trữ thông minh S100i (S100i Smart Array Controllers) và hỗ trợ tối đa 10 ổ NVMe có độ trễ thấp, góp phần nâng cao hiệu năng hơn nữa.

Ngoài ra, Bộ điều khiển tủ lưu trữ thông minh SATA HPE Smart Array S100i Controller tích hợp bên trong giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp máy chủ của họ lên bộ điều khiển 12 Gbps. Các lựa chọn khác về băng thông bao gồm HPE FlexibleLOM và PCIe standup adapters (từ 1GbE to 4x10GbE). Nhờ đó, các SMB có thể mở rộng theo nhu cầu.

Về phương diện bảo mật, DL325 luôn bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn như, tính năng đảm bảo của nhà sản xuất chip “Silicon Root of Trust” trong chip iLO xác thực mọi hệ thống quan trọng. Ví dụ firmware, BIOS và phần mềm luôn được đảm bảo an toàn cao nhất, trong khi bộ xử lý bảo mật AMD riêng được nhúng trong hệ thống chip (system on a chip - SoC) AMD EPYC. Điều đó cho phép DL325 hỗ trợ chế độ khởi động an toàn (Secure Boot), ảo hóa và mã hóa bộ nhớ. Ngoài ra, tính năng Xác thực Firmware RunTime xác nhận firmware iLO và UEFI/BIOS sẽ cảnh báo người dùng về hoạt động khôi phục tự động ngay khi phát hiện firmware bị chiếm quyền.

DL325 còn cung cấp nhiều tính năng tự động hóa, bao gồm cả công nghệ quản lý máy chủ tự động tích hợp của HPE (HPE Integrated Lights-Out - HPE iLO 5 Review) với khả năng giám sát máy chủ cho mục đích quản lý thường xuyên/từ xa, cảnh báo dịch vụ và báo cáo. Điều đó cho phép người dùng giải quyết bất kỳ vấn đề nào một cách hiệu quả (và từ xa), nhờ đó bộ phận CNTT có thể quản lý máy chủ từ bất cứ đâu. Qua đó, giải pháp cũng hạ thấp chi phí hoạt động nhờ loại bỏ được yêu cầu trực tiếp đến hiện trường. Hơn thế nữa, HPE OneView còn tự động hóa các tác vụ bằng cách chuyển các tác vụ tính toán, lưu trữ và mang sang hạ tầng được định nghĩa bằng phần mềm, trong khi InfoSight cung cấp một tính năng AI chủ động, tích hợp với khả năng dự đoán các vấn đề trước khi chúng xảy ra.

Thông số kỹ thuật của máy chủ HPE ProLiant DL325 (nhờ cung cấp hình ảnh)
Bộ nguồn cấp điện HPE 500W FIO có hiệu suất sử dụng điện năng lên tới 92%, đạt chứng chỉ vàng 80 Plus với một tập hợp tính năng được tối ưu hóa dành cho các cấu hình nguồn không dự phòng, giúp các máy chủ chạy ổn định hơn như Gen10 ProLiant ML 10/100 series cũng như là máy chủ ML350 Gen10 và DL325 Gen10.

Thiết kế và build
HPE ProLiant DL325 Gen10 là máy chủ rack một-socket 1U với tất cả chức năng và khả năng tiếp cận ổ đĩa nằm trên panel phía trước. Người dùng có thể lựa chọn một trong ba loại chassis:
  • 8 ổ SFF với tùy chọn ổ quang, các lựa chọn khay đĩa 2 ổ SFF SAS/SATA hoặc 2 ổ NVMe
  • 8 ổ NVMe với tùy chọn ổ quang, các lựa chọn khay đĩa 2 ổ SFF SAS/SATA hoặc 2 ổ NVMe
  • 4 ổ LFF với tùy chọn khay đĩa quang

Tùy thuộc vào loại chassis được bạn lựa chọn, cách bố trí panel phía trước sẽ khác nhau; trong đánh giá này, chúng ta sẽ xem xét cấu hình 8 ổ SFF. Bên phải là nút Bật nguồn/Chế độ Chờ (Power On/Standby button) và nguồn hệ thống, LED chỉ thị trạng thái và UID cũng như là cổng Dịch vụ iLO. Bên trái là tùy chọn khay lưu trữ (được bao quanh bởi các khay ổ đĩa), trong khi panel tiếp cận nhanh nằm ở đỉnh bên phải của panel phía trước.
Đây là máy chủ có kết cấu vững chắc cùng khả năng tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng đến các thành phần linh kiện chính.


Ở bên trong, chúng ta có khay quạt nằm đối diện khay ổ đĩa, trong đó chứa tới 5 chiếc quạt hiệu năng cao có thể thay thế nóng để làm mát và đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt. Nằm cạnh khay quạt là các khe cắm DIMM DDR4 (tối đa 16 khe cắm) bao quanh bộ xử lý và khay tản nhiệt theo chiều ngang. Kế bên phải là bộ nguồn HPE Flexible Slot dự phòng, thay thế nóng và tùy chọn bộ điều khiển tủ lưu trữ thông minh linh hoạt của HPE. Dưới đó là tầng lửng PCI (PCI riser), có trong cấu hình tiêu chuẩn, cũng như là tùy chọn khe cắm LOM linh hoạt.

Dọc trên đỉnh của panel phía sau là ba khe cắm PCIe 3.0 tiêu chuẩn (khe cắm phía xa bên phải là tùy chọn) và hai khay nguồn cấp điện linh hoạt HPE. Phần đáy máy chứa tất cả các kết nối, bao gồm cả tùy chọn FlexibleLOM (4x 1GbE), cổng VGA, adapter 4x 1GbE tích hợp (nếu được người dùng trang bị), cổng quản lý iLO và hai cổng USB 3.0.

Cấu hình của HPE ProLiant DL325
Đối với việc kiểm thử ứng dụng và kiểm thử chung trên HPE ProLiant DL325, chúng tôi đã đo kiểm một cấu hình được trang bị CPU AMD EPYC 7702, 8 DIMM bộ nhớ 32GB 2933MHz DDR4 cũng như là hai ổ SSD HHHL NVMe để đảm bảo nền tảng giải pháp này có gần 6TB dung lượng lưu trữ hiệu năng cao. Chúng tôi đã sử dụng VMware ESXi 6.7u3 cho Hypervisor để vận hành CSDL SQL và các VM Sysbench để phục vụ mục đích đo kiểm.

Giao thức đo kiểm OLTP của máy chủ Microsoft SQL của StorageReview sử dụng phiên bản dự thảo hiện tại của chuẩn TPC-C( Transaction Processing Performance Council’s Benchmark C), một chuẩn đối sánh xử lý giao dịch trực tuyến để mô phỏng các hoạt động của những môi trường ứng dụng phức tạp. Mỗi SQL Server VM được cấu hình với hai ổ đĩa ảo (vDisks): Một volume 100GB dành cho mục đích khởi động và một volume 500GB dành cho cơ sở dữ liệu và các file log. Từ phương diện tài nguyên hệ thống, chúng tôi đã cấu hình mỗi VM với 16 vCPU, 64GB DRAM và sử dụng bộ điều khiển LSI Logic SAS SCSI. Mặc dù các tải công việc Sysbench của chúng tôi được kiểm thử trước đó đã làm đầy nền tảng giải pháp cả về phương diện I/O và dung lượng lưu trữ, phép đo kiểm SQL này có mục tiêu đánh giá hiệu năng về độ trễ.

Phép đo kiểm này sử dụng SQL Server 2014 chạy trên VM Windows Server 2012 R2 và được đo kiểm theo chuẩn đối sánh ở nhà máy dành cho cơ sở dữ liệu của Dell. Mặc dù ứng dụng truyền thống của chuẩn đối sánh này là nhằm đo kiểm các cơ sở dữ liệu lớn ở quy mô 3.000 trên môi trường lưu trữ chia sẻ tại chỗ, lần này, chúng tôi tập trung vào việc phân bổ đồng đều bốn cơ sở dữ liệu quy mô 1.500 trên các máy chủ.

Cấu hình đo kiểm máy chủ SQL (trên mỗi VM)
  • Windows Server 2012 R2
  • Dung lượng lưu trữ: được phân bổ 600GB, sử dụng 500GB
  • SQL Server 2014
  • Quy mô cơ sở dữ liệu: Quy mô 1.500
  • Tải Client ảo: 15.000
  • Bộ nhớ đệm RAM: 48GB
  • Thời gian đo kiểm: 3 giờ
  • Chuẩn bị điều kiện trước 2,5 giờ
  • Khoảng thời gian lấy mẫu 30 phút
Đối với chuẩn đối sánh máy chủ SQL giao dịch, HPE DL325 đạt được điểm số chung là 12.639,87 TPS trong khi điểm số của từng VM là từ 3.159,71 TPS đến 3.160,63 TPS.


Với độ trễ trung bình của máy chủ SQL, SR570 giúp chúng tôi đạt kết quả trung bình là 3,5ms trong khi kết quả của từng VM là từ 2ms đến 4ms.
Hiệu năng Sysbench MySQL

Chuẩn đối sánh ứng dụng lưu trữ tại chỗ đầu tiên của chúng tôi bao gồm một cơ sở dữ liệu Percona MySQL OLTP được đo kiểm theo SysBench. Phép đo kiểm này đo lường TPS trung bình (số giao dịch mỗi giây), độ trễ trung bình, và độ trễ trung bình của nhóm thứ 99.
Mỗi VM Sysbench được cấu hình với ba vDisks: một dành cho khởi động (~92GB), một với cơ sở dữ liệu dựng sẵn (~447GB), và vDisk thứ ba dành cho cơ sở dữ liệu đang được đo kiểm (270GB). Từ phương diện tài nguyên hệ thống, chúng tôi đã cấu hình mỗi VM với 16 vCPU, 60GB DRAM và sử dụng bộ điều khiển LSI Logic SAS SCSI.

Cấu hình đo kiểm Sysbench (trên mỗi VM)
  • CentOS 6.3 64-bit
  • Percona XtraDB 5.5.30-rel30.1
  • Số bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu: 100
  • Quy mô cơ sở dữ liệu: 10.000.000
  • Các luồng sở dữ liệu: 32
  • Bộ nhớ đệm RAM: 24GB
  • Thời gian đo kiểm: 3 giờ
  • 2 giờ chuẩn bị điều kiện cho 32 luồng
  • 1 giờ chuẩn bị điều kiện cho 32 luồng
Với Sysbench OLTP, chúng tôi đã đo kiểm 4VM, trong đó HPE DL325 đạt điểm trung bình là 8.071,8 TPS.

Với độ trễ Sysbench, máy chủ này đạt độ trễ trung bình 15,87ms.

Với độ trễ theo kịch bản kém nhất của chúng tôi (nhóm thứ 99), HPE DL325 đạt độ trễ 29,84ms.

Kết luận
HPE ProLiant DL325 Gen10 là máy chủ rack một-socket 1U với chức năng bảo mật mạnh mẽ, được thiết kế dành cho các tải công việc ảo hóa và có đòi hỏi cao về vào/ra (I/O). Được trang bị bộ xử lý AMD EPYC 7xx2 Series mới nhất, DL325 mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hữu ích về cấu hình, bao gồm cả cấu hình với tối đa 10 ổ SFF (tất cả tùy chọn về NVMe) hoặc 4 ổ LFF, cũng như là tối đa khe căm 3 PCIe 3.0.

Hiện nay, các phép so sánh về giá hoặc tính năng có thể làm cho một trong hai bên có lợi thế cạnh tranh (AMD hoặc Intel); tuy nhiên, xét về chênh lệch về giá bản quyền, máy chủ sử dụng bộ xử lý AMD đang rất hấp dẫn đối với những doanh nghiệp đang có mong muốn tối ưu hóa khoản đầu tư vào nền tảng máy chủ của họ.
 
Tham gia
23/8/17
Bài viết
259
Được thích
6
#4
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
 
Tham gia
25/8/17
Bài viết
230
Được thích
14
#5
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Mình nghĩ HP mạnh server cho các cty SMB, còn Dell server cty lớn.
 
Tham gia
8/9/17
Bài viết
257
Được thích
17
#6
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Gửi bác 1 vài ý kiến của em:
  • Về hiệu suất, máy chủ Dell mạnh hơn đôi chút so với máy chủ HP. Tuy nhiên điểm mạnh của HP là sự đa dạng hơn và các thiết bị chuyển mạch, thiết bị lưu trữ đơn giản hơn.
  • Với cùng mức cấu hình, HP đắt hơn một chút so với Dell, tuy nhiên giá máy chủ HP được biết là linh động hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn.
 
Tham gia
21/9/17
Bài viết
176
Được thích
4
#8
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Bác nhắm tới con nào rồi. Bắt rack hay thả dưới. Thêm chi tiết thì mọi người dễ tư vấn hơn
 
Tham gia
11/9/17
Bài viết
158
Được thích
8
#9
Ồ giá ổn áp đấy. Cấu hình và hiệu năng quá ổn cho 1 server giá tầm này. Trong vài năm tới, server CPU AMD sẽ mạnh và phổ thông hơn.
Vẫn hy vọng có 1 ngày, server ở VN sẽ dùng nhiều AMD, AMD thời điểm này EPYC quá ngon. Mấy dự án nhỏ nhỏ thử nghiệm mới tính đến AMD, chứ triển khai sâu rộng thì vẫn Intel hoặc IBM
 
Tham gia
11/9/17
Bài viết
158
Được thích
8
#10
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Không quan tâm về giá nên chọn Dell "nồi đồng cối đá" bác nhé.
 
Tham gia
29/9/17
Bài viết
180
Được thích
6
#11
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
2 ông này đi đầu về mảng máy chủ rồi bác ơi, đều có support và trung tâm bảo hành ở VN. Bác chọn ông nào cũng được.
Bác dùng HDD 3.5" thì có thể xem DELL thì họ nhiều mẫu chassis loại này. HPE thì DL380, DL360 nhưng chủ yếu là dòng HDD 2.5".
Hoặc nhu cầu mở rộng trong tương lai thì xem luôn con HPE ProLiant DL325 Gen10 đi, bác đọc bài review tại đây nè: HPE ProLiant DL325 Gen10 Server Review
 
Tham gia
3/10/17
Bài viết
149
Được thích
2
#12
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Mình thấy 2 bên này thì same same nhau về chất lượng. Về yếu tố hỗ trợ người dùng từ hãng, Hp có vẻ chi tiết, chuyên sâu hơn, nhưng khó tiếp cận và không dễ hiểu. Tuy nhiên sự hỗ trợ đến từ Dell lại đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn và phù hợp với nhiều đối tượng mà không chỉ có mình chuyên gia.
 
Tham gia
25/8/17
Bài viết
230
Được thích
14
#13
Mình thấy 2 bên này thì same same nhau về chất lượng. Về yếu tố hỗ trợ người dùng từ hãng, Hp có vẻ chi tiết, chuyên sâu hơn, nhưng khó tiếp cận và không dễ hiểu. Tuy nhiên sự hỗ trợ đến từ Dell lại đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn và phù hợp với nhiều đối tượng mà không chỉ có mình chuyên gia.
– HP yêu cầu bạn phải có hợp đồng dịch vụ / hỗ trợ để tải xuống bất kỳ chương trình cơ sở hoặc bản cập nhật mới nào khi mua máy chủ HP.
– Trang web hỗ trợ của HP khá khó sử dụng, các tài liệu của họ rất kỹ lưỡng, vậy nên nó có vẻ thích hợp hơn đối với các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật.
Nhưng bên HP có 1 điểm là họ chuẩn bị chu đáo và rất chu đáo với các cảnh báo cho các bộ phận có khả năng bị lỗi, cho phép doanh nghiệp sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận trước khi chúng bị hỏng.
 
Tham gia
3/10/17
Bài viết
149
Được thích
2
#14
– HP yêu cầu bạn phải có hợp đồng dịch vụ / hỗ trợ để tải xuống bất kỳ chương trình cơ sở hoặc bản cập nhật mới nào khi mua máy chủ HP.
– Trang web hỗ trợ của HP khá khó sử dụng, các tài liệu của họ rất kỹ lưỡng, vậy nên nó có vẻ thích hợp hơn đối với các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật.
Nhưng bên HP có 1 điểm là họ chuẩn bị chu đáo và rất chu đáo với các cảnh báo cho các bộ phận có khả năng bị lỗi, cho phép doanh nghiệp sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận trước khi chúng bị hỏng.
Về độ ổn định, tin cậy thì máy chủ HP chiếm ưu thế hơn so với máy chủ Dell, tất nhiên không có nghĩa rằng máy chủ Dell không đáng tin cậy, chưa kể càng ngày họ càng hoàn thiện mình được thể hiện rõ trên các sản phẩm mới ra.
 
Tham gia
8/9/17
Bài viết
257
Được thích
17
#15
Về độ ổn định, tin cậy thì máy chủ HP chiếm ưu thế hơn so với máy chủ Dell, tất nhiên không có nghĩa rằng máy chủ Dell không đáng tin cậy, chưa kể càng ngày họ càng hoàn thiện mình được thể hiện rõ trên các sản phẩm mới ra.
Em cũng có nghe nói máy chủ Dell thường gặp sự cố. Nhưng những năm trở lại đây hãng Dell đã liên tục cải thiện chất lượng máy chủ của họ rồi.
 
Tham gia
11/10/17
Bài viết
138
Được thích
0
#16
Với máy chủ nguyên bộ thì nên mua Dell hay HP vậy anh em?
Công ty mình có tổng 100 nhân sự, tới đầu sang năm có thể mở rộng lên tới 150. Nhu cầu chính vẫn là lưu trữ (khối lượng data lớn và yêu cầu bảo mật cao nên muốn có server riêng để quản lý). Mong nhận được chia sẻ từ anh em.
Nói riêng về hiệu suất, máy chủ Dell mạnh hơn đôi chút so với máy chủ HP. Tuy nhiên điểm mạnh của HP là sự đa dạng hơn và các thiết bị chuyển mạch, thiết bị lưu trữ đơn giản hơn, đặc biệt là thiết bị nhắm vào thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. Máy chủ Dell tập trung hơn cho các doanh nghiệp lớn với các thiết bị lưu trữ EMC của họ, trong khi HP có sự cân bằng tuyệt vời về tính năng, hiệu suất và giá cả với các thiết bị lưu trữ của họ.
 
Tham gia
23/8/17
Bài viết
259
Được thích
6
#17
2 ông này đi đầu về mảng máy chủ rồi bác ơi, đều có support và trung tâm bảo hành ở VN. Bác chọn ông nào cũng được.
Bác dùng HDD 3.5" thì có thể xem DELL thì họ nhiều mẫu chassis loại này. HPE thì DL380, DL360 nhưng chủ yếu là dòng HDD 2.5".
Hoặc nhu cầu mở rộng trong tương lai thì xem luôn con HPE ProLiant DL325 Gen10 đi, bác đọc bài review tại đây nè: HPE ProLiant DL325 Gen10 Server Review
Ok bác, em cũng nghiên cứu và xem review con HPE ProLiant DL325 Gen10 này, em thấy hiệu năng và cấu hình cao mà chi phí phù hợp. Có điều AMD nên em hơi lăn tăn. Xưa giờ em chưa từng dùng AMD, mà mấy năm nay thấy AMD mạnh quá.
Tiện bác cho em hỏi luôn, em đang cần build mới máy tính, giờ thấy AMD nổi trổi về nhiều mặt quá nên không biết nên đầu tư không? Với lại nếu chọn AMD Ryzen 5 2600X với con Intel 8400 thì con nào ngon hơn cho cả vừa game vừa làm việc và vừa chạy đa nhiệm tốt ạ?
 
Tham gia
29/9/17
Bài viết
180
Được thích
6
#18
Ok bác, em cũng nghiên cứu và xem review con HPE ProLiant DL325 Gen10 này, em thấy hiệu năng và cấu hình cao mà chi phí phù hợp. Có điều AMD nên em hơi lăn tăn. Xưa giờ em chưa từng dùng AMD, mà mấy năm nay thấy AMD mạnh quá.
Tiện bác cho em hỏi luôn, em đang cần build mới máy tính, giờ thấy AMD nổi trổi về nhiều mặt quá nên không biết nên đầu tư không? Với lại nếu chọn AMD Ryzen 5 2600X với con Intel 8400 thì con nào ngon hơn cho cả vừa game vừa làm việc và vừa chạy đa nhiệm tốt ạ?
Ryzen bác nhé. Bác xài xong ko còn lăn tăn nữa đâu, chốt đơn đi =))
 
Tham gia
11/9/17
Bài viết
158
Được thích
8
#19
Ok bác, em cũng nghiên cứu và xem review con HPE ProLiant DL325 Gen10 này, em thấy hiệu năng và cấu hình cao mà chi phí phù hợp. Có điều AMD nên em hơi lăn tăn. Xưa giờ em chưa từng dùng AMD, mà mấy năm nay thấy AMD mạnh quá.
Tiện bác cho em hỏi luôn, em đang cần build mới máy tính, giờ thấy AMD nổi trổi về nhiều mặt quá nên không biết nên đầu tư không? Với lại nếu chọn AMD Ryzen 5 2600X với con Intel 8400 thì con nào ngon hơn cho cả vừa game vừa làm việc và vừa chạy đa nhiệm tốt ạ?
Cùng tầm tiền thì ryzen luôn có hiệu năng cao hơn intel bác ơi, nhưng bù lại ăn điện cao hơn và nóng hơn
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom