Tại sao ngáp lại có phản ứng dây chuyền?

Vi Tracy

New Member
Tham gia
24/5/17
Bài viết
126
Được thích
127
25064 #1

Khi bạn thấy ai đó ngáp, thử cố gắng đừng ngáp theo họ. Nhưng điều này sẽ không hề dễ dàng. Ngáp dây chuyền có một sức hút mạnh mẽ, và bạn khó có thể thoát khỏi nó. Vì sao vậy?

Theo một bài nghiên cứu gần đây, hiện tượng này là một dấu hiệu của sự thấu cảm và một dạng của mối liên kết xã hội. Ngoài ra, trẻ em sẽ không có hành vi này cho tới khi chúng 4 tuổi. Ở những đứa trẻ tự kỷ, khả năng ngáp do bị lây từ người khác giảm xuống còn một nửa so với những đứa trẻ bình thường. Và trong nhiều trường hợp, chúng hầu như không phản ứng với dây chuyền này.

Chứng ngáp giúp các bác sĩ chuẩn đoán các dấu hiệu rối loạn đang gia tăng ở một người bệnh. Nghiên cứu về hiện tượng còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những phương thức giao tiếp kín đáo giữa người với người. Cô Molly Helt thuộc Đại học Connecticut cho biết: "Phản ứng xúc cảm lan truyền có thể xem như một bản năng nguyên thuỷ - điều gắn kết chúng ta lại với nhau. Ngáp chính là một ví dụ điển hình."


Khi muốn con trai của mình, một trẻ tự kỷ, lau sạch tai lúc ở trên máy bay, Helt cố tình ngáp liên tục, hy vọng cậu bé sẽ đáp lại. Nhưng điều đó không xảy ra. Và đây cũng là lý do nảy sinh ý tưởng khiến cô bắt tay vào công việc nghiên cứu đề tài.

Cô Helt cho rằng: "Thực tế cho thấy nếu một đứa trẻ có chứng tự kỷ không bị phản ứng dây chuyền như thế thì đồng nghĩa rằng đứa trẻ đó cũng đang đánh mất dần những mối liên kết cảm xúc không bị lây khác với người xung quanh. Khi còn nhỏ, hầu như ai trong chúng ta cũng muốn khám phá thế giới xung quanh, hiểu biết thêm về những người khác. Những người tự kỷ lại không như vậy."


Theo Robert Provine, chuyên gia Thần kinh học tại Đại học Maryland thì "Các phôi thai bắt đầu ngáp từ tuần thứ 11 sau khi được thụ thai". Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến cơ chế ngáp dây chuyền. Một điều thú vị là các loài động vật có xương sống đều có thể ngáp, kể cả rắn và thằn lằn. Tuy nhiên, phản ứng ngáp dây chuyền chỉ được tìm thấy ở loài người, tinh tinh và chó.


Tương tự hiện tượng cười và khóc dây chuyền, các nhà khoa học giả định ngáp trong trường hợp này là một kiểu gia tăng kết nối cộng đồng. Đặc biệt, nó có thể đẩy lùi stress sau một giai đoạn báo động về tình trạng sức khoẻ của cơ thể cũng như lan toả cảm giác an toàn giữa chốn đông.

Để tìm ra thời điểm hành vi này hình thành và phát triển, Helt đã thực hiện bài nghiên cứu với 120 đứa trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Những trẻ em này được gộp lại theo nhóm về độ tuổi, mỗi nhóm 20 em. Helt kể chuyện cho các em, và trong suốt 10 phút kể, cô cố tình ngáp mỗi 90 giây một lần. Một camera ghi lại hình ảnh của các em bé để Melt và cộng sự có thể quan sát diễn biến. Họ cũng thực hiện điều tra với 28 trẻ tự kỷ, tuổi từ 6-15 ở các mức độ khác nhau.

Bảng số liệu về kết quả thu được được công bố trên tạp chí Child Development. Theo đó, hiện tượng mong đợi không xảy ra ở những đứa trẻ một tuổi. Chỉ duy nhất một em bé 2 tuổi và hai em 3 tuổi phản ứng lại. Trong khi với những nhóm lớn hơn, con số này lại tăng lên đáng kể. Có đến 9 trong tổng số 20 trẻ nhóm bốn tuổi ngáp theo Helt. Độ tuổi càng cao, mức độ phản ứng càng rộng. Mức độ này cũng đúng với những người trưởng thành khi 40-60% những người lớn khoẻ mạnh bị lây cái ngáp từ người kế bên hay khi nghĩ đến ngáp hoặc thậm chí là đọc thấy chữ ngáp.

Trong phần 2 của dự án, cô Helt cùng các cộng sự của mình phát hiện mức độ giảm xuống một nửa ở những trẻ em tự kỷ mức độ nhẹ và trung bình. Với những trẻ tự kỷ nặng, con số này bằng 0.


Bên cạnh việc giúp ích cho công tác chữa trị, chuẩn đoán và am hiểu về tự kỷ hơn, nghiên cứu này còn tái đề cập đến một vấn đề tưởng chừng như không đáng bận tâm đến và đã bị quên lãng một thời gian dài trong giới tâm lý học.

Như lời Provine, "Chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn nữa. Bởi đó cũng chính là mối bận tâm về thời sơ khai, gốc rễ của loài người, quá trình liên kết xã hội xa xưa nhất. Và hơn tất cả, khi nghiên cứu về hiện tượng ngáp dây chuyền, chúng ta còn đang nghiên cứu cả căn cơ của sự đồng cảm, thấu hiểu từ sâu trong mỗi người".


Xem thêm:
Vi Lam/ Theo Seeker
 
Last edited by a moderator:

TuyetTrinh

Active Member
Tham gia
29/7/17
Bài viết
105
Được thích
60
#2
Hoho. ZỤ này hay nờ. E xem hình hoi mà cũng bị lây.
 

TongTran098

New Member
Tham gia
14/8/17
Bài viết
7
Được thích
2
#3
Bởi vậy nên thấy mấy đứa ngáp ngáp làm mình cũng buồn ngủ theo =))
 

tnc141990

New Member
Tham gia
3/8/17
Bài viết
44
Được thích
14
#9
Có ai xem hình xong rồi ngáp như mình hông :waaaht::waaaht::sweat:
 

grouptaxi

New Member
Tham gia
15/8/17
Bài viết
8
Được thích
2
#11
Đọc bài và xem ảnh mà mình cũng ngáp được theo luôn :ah:
 

tinhde

New Member
Tham gia
26/10/16
Bài viết
20
Được thích
10
#13
:byebye: Chả trách ở phòng em làm, một người ngáp là 15 người ngáp theo các bác ạ, đều như phản ứng dây chuyền ấy.
 

natsu37

New Member
Tham gia
3/1/17
Bài viết
32
Được thích
6
#16
haha. bữa xem sao nhập ngũ mấy thằng ngáp di chuyển ko nhịn đường cười :v
 

thiên hữu

New Member
Tham gia
7/1/17
Bài viết
127
Được thích
6
#17
cái này rất hay gặp khi ngồi học môn trính trị mác lê nin nè hi
 

lalla

New Member
Tham gia
4/8/17
Bài viết
45
Được thích
12
#20
đúng là bệnh này lây lan rất nhanh...hihi
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom