Bloomberg: Ở Việt Nam, tốt nghiệp trường Đại Học lớn vẫn có thể thất nghiệp

thuanngotau

†ђµลииq๏†ลµ™
Tham gia
10/2/14
Bài viết
3,818
Được thích
6,911
9089 #1

Đây là bài viết của nhà báo Nguyễn Diệu Tú Uyên trên tờ Bloomberg nổi tiếng của Mỹ với những thống kê rất xót xa về thực trạng sinh viên ra trường có kiến thức, có đam mê nhưng vẫn có tỷ lệ thất nghiệp rất cao tại Việt Nam. Điển hình nhất, tờ báo nêu ví dụ về trường hợp của cử nhân kinh tế Nguyễn Văn Đức, đã tốt nghiệp được 2 năm từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam. Hiện tại, anh đang có thu nhập khoảng hơn 5 triệu VND/tháng từ việc chạy xe ôm ở Hà Nội.

Bố mẹ Đức phải làm thêm nghề phụ để nuôi sống gia đình và lo cho cậu con trai duy nhất trong số 3 chị em học đại học và đây chỉ là một trong số hàng nghìn sinh viên Việt Nam với hoàn cảnh tương tự, những người không thể tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề mình đã học mặc dù theo công bố thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam chỉ là 2,3%.

Anh cử nhân 25 tuổi Nguyễn Văn Đức phân trần: "Ở trường, chúng tôi phải tiếp nhận quá nhiều các môn học lý thuyết và chính trị."

Trong khi các trường phổ thông chỉ trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản đủ để làm các công việc lao động chân tay với thu nhập thấp trong các công xưởng lắp ráp công nghiệp thì các trường đại học, cao đẳng cũng không thể trang bị cho người học đủ kiến thức và kỹ năng cho những công việc phức tạp hơn. Khi thu nhập tại các quốc gia như Trung Quốc hay Thái Lan đang tăng lên, những ngành sản xuất cơ bản có xu hướng đổ về những quốc gia có giá nhân công rẻ hơn và điều này có thể khiến mục tiêu nâng mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lên mức 4.000 USD để đạt mục tiêu nằm trong các nước có thu nhập trung bình là khó đạt được.


Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp trong lứa tuổi từ 15-24 theo từng cấp bậc đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ có bằng đại học là 17%.

Theo nhà kinh tế học Scott Rozelle (Đại học Stanford), “Những quốc gia thành công trong việc tiến tới một giai đoạn kinh tế tiếp theo là những quốc gia đã đạt được đạt trình độ học vấn của các quốc gia phát triển khi họ là những nền kinh tế có mức thu nhập trung bình. Những quốc gia không làm được việc này sẽ thất bại hoặc bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình”.

Theo đó, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan là các quốc gia đã phát triển các trường đại học chất lượng cao trước khi nền kinh tế của họ yêu cầu một lực lượng lao động có chất lượng cao hơn. Trong khi đó, những nền kinh tế như Argentina, Brazil và Mexico đã bị chững lại sau khi đạt được mức thu nhập trung bình, một phần vì đã đầu tư không xứng tầm cho giáo dục.

Theo VCCI, sinh viên đại học thường phải học nhiều môn học chính trị trong 2 năm đầu tiên, thay vì tư duy phản biện và các kỹ năng khác hữu ích cho công việc. Hậu quả là các doanh nghiệp không muốn trả thu nhập cao hơn cho những lao động có bằng cấp nhưng lại thiếu kỹ năng mà họ yêu cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ có bằng đại học là 17%.

Ngày càng nhiều phụ huynh cố găng cho con em mình đi du học nhằm cải thiện triển vọng nghề nghiệp. Theo số liệu từ Tổ chức Dịch vụ sinh viên Nhật Bản, số lượng sinh viên Việt Nam đang theo học ở quốc gia này, tính cả các trường dạy ngôn ngữ, đã tăng gấp 12 lần trong vòng 6 năm tính từ tháng 5/2016, đạt con số 54.000 người.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, người chịu trách nhiệm giám sát chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT nhận định: “Chính phủ đang cố gắng cải thiện chất lượng đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng. Chúng tôi cần phải thay đổi lại chương trình giảng dạy nhằm giảm bớt việc giảng dạy những kiến thức thiếu thực tế. Tuy nhiên, tiến độ của chương trình này vẫn còn đang rất chậm. Kết quả mang lại chưa đáng kể”.

Trong giai đoạn phát triển này, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mặc dù năng suất lao động thấp. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng sẽ vượt qua mốc 6% cho tới năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tụt hậu quá xa so với các nước láng giềng trong khu vực trong việc tận dụng nguồn lực lao động khi là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất trong ASEAN. Năng suất lao động của Singapore vượt xa Việt Nam tới 26 lần, của Malaysia gấp 6,5 lần, và của Thái Lan và Philippines gấp 1,5 lần.

Có một số lý do để lạc quan như sự ra đời của ĐH Fulbright Việt Nam - tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên được Chính phủ phê duyệt, đã nhận được kinh phí ban đầu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay. Các doanh nghiệp cũng đang cung cấp thêm những chương trình giáo dục bổ sung để người lao động tăng tốc. FPT - tập đoàn viễn thông và công nghệ nổi tiếng của Việt Nam – đã mở những cơ sở giáo dục đào tạo trên khắp cả nước với khoảng 20.000 học sinh phổ thông và sinh viên đại học, cao đẳng. Intel – tập đoàn đang phát triển một nhà máy thử nghiệm và lắp ráp vi xử lý ở TP.HCM – cũng đã cam kết khoản chi tới 22 triệu USD cho một số chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, theo ông Lưu Quang Tuấn, Viện Phó Viện khoa học lao động và xã hội thì với những vướng mắc trong hệ thống quản lý của Nhà nước, giáo dục có thể là “sự lãng phí thời gian và tiền bạc lớn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm và các kỹ năng tổ chức để làm việc trong các doanh nghiệp chuyên nghiệp. Điều này đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế”

Theo: Bloomberg
Xem thêm:
 

Heogold

Well-Known Member
Tham gia
19/10/16
Bài viết
1,137
Được thích
546
#2
còn bỏ học, không tốt nghiệp thi chắc chắn thất nghiêp
 

nguyenmanh287

Well-Known Member
Tham gia
20/2/14
Bài viết
1,035
Được thích
360
#4
đùng tin chúng nó viết. người giỏi mà thất nghiệp thì chỉ có ;
1 là đời lương cao dù chưa có nhiêu kinh nghiệm
2 là chưa làm quân đã muốn làm tướng vì nghĩ mình giỏi mà.
3 nhà có đk éo thèm đi làm.
4 là con nhà khó bóng gió nhà quan.
 

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#6
"Ở trường, chúng tôi phải tiếp nhận quá nhiều các môn học lý thuyết và chính trị."
Nói phét, năm đầu tiên dành để học những nền tảng cơ bản cho các năm sau, các môn chính trị và xã hội cũng chỉ gói gọn trong năm này.
Chương trình tín chỉ của mình chỉ có 10/180 tín là cho chính trị, xã hội, tầm 30/180 là dành cho các môn nền tảng, còn lại là các môn nền tảng chuyên môn, chuyên môn và chuyên ngành mở rộng. Vậy lý do vì đâu mà họ kêu quá nhiều? Vì học lại, có người học lại tới 3 4 lần không qua. Trung bình 1 môn như vậy học lại 1,5 lần, chúng ta có 25/205 tín, vậy là từ 5.6% thành 12.2% thời lượng học rồi.
Còn ra trường mà không kiếm được việc làm tới mức chạy xe ôm á? Loser :byebye:, kiếm được >5tr 1 tháng xe ôm vẫn còn là dạng bình thường kém, chỉ đủ nuôi mồm chứ không đạt tới trình độ nuôi 2 con đại học như nhiều bác xế khác nhé :smile:
 

thuanngotau

†ђµลииq๏†ลµ™
Tham gia
10/2/14
Bài viết
3,818
Được thích
6,911
#7
Nói phét, năm đầu tiên dành để học những nền tảng cơ bản cho các năm sau, các môn chính trị và xã hội cũng chỉ gói gọn trong năm này.
Chương trình tín chỉ của mình chỉ có 10/180 tín là cho chính trị, xã hội, tầm 30/180 là dành cho các môn nền tảng, còn lại là các môn nền tảng chuyên môn, chuyên môn và chuyên ngành mở rộng. Vậy lý do vì đâu mà họ kêu quá nhiều? Vì học lại, có người học lại tới 3 4 lần không qua. Trung bình 1 môn như vậy học lại 1,5 lần, chúng ta có 25/205 tín, vậy là từ 5.6% thành 12.2% thời lượng học rồi.
Còn ra trường mà không kiếm được việc làm tới mức chạy xe ôm á? Loser :byebye:, kiếm được >5tr 1 tháng xe ôm vẫn còn là dạng bình thường kém, chỉ đủ nuôi mồm chứ không đạt tới trình độ nuôi 2 con đại học như nhiều bác xế khác nhé :smile:
Cái mà bạn gọi là nền tảng chuyên môn và chuyên ngành đó bao nhiêu % là lý thuyết suông? Mình kể bạn nghe ở cty mình mới có đội sinh viên bách khoa xuống thực tập và có sự thật là rất nhiều hệ thống máy móc ở đây ngay cả thầy giáo hướng dẫn thực tập cũng còn chưa được nghe nói!
 

hoangsong

Active Member
Tham gia
1/9/14
Bài viết
112
Được thích
57
#8
Chịu khó chạy tiền dù tốt nghiệp hay không là vẫn có chỗ làm ngon liền chứ gì :big_smile:
 

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#9
Cái mà bạn gọi là nền tảng chuyên môn và chuyên ngành đó bao nhiêu % là lý thuyết suông? Mình kể bạn nghe ở cty mình mới có đội sinh viên bách khoa xuống thực tập và có sự thật là rất nhiều hệ thống máy móc ở đây ngay cả thầy giáo hướng dẫn thực tập cũng còn chưa được nghe nói!
bác ơi, lý thuyết hay thực hành thì còn phải tuỳ vào chuyên môn và thực tế là điều kiện giảng dạy của các trường cơ. Ví dụ e học MT, về xử lý nước thải thì được thử qua hết các phương pháp, trừ mấy cái thuộc bí mật quân sự thì các thầy trong khoa còn nghiên cứu đưa vào sau, chứ đã học chắc thì chỉ ném ra hệ thống 1 2 tháng là quen tất, nhưng cơ bản phải nhớ được công thức và lưu ý lúc học thì điều chỉnh nó mới nhanh. Riêng về ngành quản lý thì chẳng ai giỏi ngay được cả vì đó là ngành cần kinh nghiệm nhiều hơn. Khoa e là vậy, còn với bọn học Thú y, chúng nó mổ tiêm cắt suốt ngày, ra trường thì các trại sẵn sàng nhận luôn nếu bằng tốt (ấy là lý thuyết đấy).
Bác biết trường e là trường gì không? Bây giờ thuộc nhóm 3 thôi đấy, cỡ như BK e chắc chắn được đầu tư hơn nhiều.
Bác nói về hệ thống máy móc, nhanh thì cũng phải 3 4 năm nó mới bắt đầu đi vào giảng dạy được, Đh là môi trường giảng dạy kiến thức cơ bản, cần phải nắm được kiến thức đúng đắn ở đó đã, còn bác yêu cầu giảng viên phải cập nhật kiến thức như chuyên viên hay kĩ sư, liên tục chạy theo hệ thống của công ty thì khó lắm chứ. Dù e cũng đc qua tay mấy giảng viên hay đi dự án rồi, họ chia sẻ tất, nhưng là chia sẻ những cái họ nghĩ rằng sinh viên có thể nắm bắt được và chỉ đủ để kích thích họ tìm hiểu thôi.
Em thì không bao giờ tin rằng chúng ta học quá nhiều lý thuyết, bản thân em bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được thực hành, thay vào đó là chơi điện tử hoặc gái gú, mặc kệ chúng bạn tham gia nghiên cứu, chạy dự án cộng đồng. Nên nói không phải không có cơ hội là không đúng, là còn tuỳ duyên nữa :big_smile: mấy bạn học kinh tế thì em chả biết, có khi đi bán hàng, kinh doanh sớm cũng tốt. Thằng cùng phòng em học ngân hàng, năm 1 năm 2 gia sư kiếm tiền mua xe xong 2 năm còn lại cày lấy bằng giỏi (dù 2 năm đầu cũng k kém), tội cái trông nó như thằng châu Phi nên chắc không lobby được với nữ đại gia nào :go:
 

Hải Đại Bàng

Thất nghiệp
Staff member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
6,324
Được thích
11,511
#10
Tôi chưa có bằng ĐH nên giờ phải phát lương cho mấy đứa có bằng đây. Chuẩn bị cuối tháng rồi... Hix...
 

maimkt

New Member
Tham gia
6/5/17
Bài viết
11
Được thích
4
#13
Bây giờ nhiều người đỗ đại học xong vẫn ko có việc làm thất nghiệp nhiều lắm, muốn chạy cv ngon lại phải mất tiền chạy
 

Dao Cham

Member
Tham gia
16/8/17
Bài viết
84
Được thích
10
#14
Thất nghiệp ở Việt Nam cao. Học sinh cấp 3 tốt nghiệp THPT xong không phải ai cũng muốn học đại học. Học đại học giờ thất nghiệp nhiều khiến nhiều người mất niềm tin.
 

tnc141990

New Member
Tham gia
3/8/17
Bài viết
44
Được thích
14
#15
Thực tế thì cái bằng ĐH như vé vào cổng thôi, còn kiến thức học xong phần nhiều không xài được. Vào công ty rồi cũng phải đào tạo lại. Một số thanh niên cứ cho rằng có bằng ĐH là lương phải thật cao. Vào phỏng vấn hét lương chục củ rồi bị cho out ngay 1 nốt nhạc =)) Xong ra đây khóc vì sao con thất nghiệp trong khi nhu cầu tuyển dụng thì nhiều vô số :D
 

sky_mtp

New Member
Tham gia
29/8/17
Bài viết
109
Được thích
16
#16
Ở Việt Nam, học đại học là theo xu thế chung. Muốn có việc ngon nếu ko cực giỏi thì cứ bố mẹ cực nhiều tiền nhé. ko thì thất nghiệp như thường nhé :big_smile:
 

mebekate

New Member
Tham gia
13/8/17
Bài viết
3
Được thích
2
#17

Đây là bài viết của nhà báo Nguyễn Diệu Tú Uyên trên tờ Bloomberg nổi tiếng của Mỹ với những thống kê rất xót xa về thực trạng sinh viên ra trường có kiến thức, có đam mê nhưng vẫn có tỷ lệ thất nghiệp rất cao tại Việt Nam. Điển hình nhất, tờ báo nêu ví dụ về trường hợp của cử nhân kinh tế Nguyễn Văn Đức, đã tốt nghiệp được 2 năm từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam. Hiện tại, anh đang có thu nhập khoảng hơn 5 triệu VND/tháng từ việc chạy xe ôm ở Hà Nội.

Bố mẹ Đức phải làm thêm nghề phụ để nuôi sống gia đình và lo cho cậu con trai duy nhất trong số 3 chị em học đại học và đây chỉ là một trong số hàng nghìn sinh viên Việt Nam với hoàn cảnh tương tự, những người không thể tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề mình đã học mặc dù theo công bố thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam chỉ là 2,3%.

Anh cử nhân 25 tuổi Nguyễn Văn Đức phân trần: "Ở trường, chúng tôi phải tiếp nhận quá nhiều các môn học lý thuyết và chính trị."

Trong khi các trường phổ thông chỉ trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản đủ để làm các công việc lao động chân tay với thu nhập thấp trong các công xưởng lắp ráp công nghiệp thì các trường đại học, cao đẳng cũng không thể trang bị cho người học đủ kiến thức và kỹ năng cho những công việc phức tạp hơn. Khi thu nhập tại các quốc gia như Trung Quốc hay Thái Lan đang tăng lên, những ngành sản xuất cơ bản có xu hướng đổ về những quốc gia có giá nhân công rẻ hơn và điều này có thể khiến mục tiêu nâng mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lên mức 4.000 USD để đạt mục tiêu nằm trong các nước có thu nhập trung bình là khó đạt được.


Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp trong lứa tuổi từ 15-24 theo từng cấp bậc đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ có bằng đại học là 17%.

Theo nhà kinh tế học Scott Rozelle (Đại học Stanford), “Những quốc gia thành công trong việc tiến tới một giai đoạn kinh tế tiếp theo là những quốc gia đã đạt được đạt trình độ học vấn của các quốc gia phát triển khi họ là những nền kinh tế có mức thu nhập trung bình. Những quốc gia không làm được việc này sẽ thất bại hoặc bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình”.

Theo đó, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan là các quốc gia đã phát triển các trường đại học chất lượng cao trước khi nền kinh tế của họ yêu cầu một lực lượng lao động có chất lượng cao hơn. Trong khi đó, những nền kinh tế như Argentina, Brazil và Mexico đã bị chững lại sau khi đạt được mức thu nhập trung bình, một phần vì đã đầu tư không xứng tầm cho giáo dục.

Theo VCCI, sinh viên đại học thường phải học nhiều môn học chính trị trong 2 năm đầu tiên, thay vì tư duy phản biện và các kỹ năng khác hữu ích cho công việc. Hậu quả là các doanh nghiệp không muốn trả thu nhập cao hơn cho những lao động có bằng cấp nhưng lại thiếu kỹ năng mà họ yêu cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ có bằng đại học là 17%.

Ngày càng nhiều phụ huynh cố găng cho con em mình đi du học nhằm cải thiện triển vọng nghề nghiệp. Theo số liệu từ Tổ chức Dịch vụ sinh viên Nhật Bản, số lượng sinh viên Việt Nam đang theo học ở quốc gia này, tính cả các trường dạy ngôn ngữ, đã tăng gấp 12 lần trong vòng 6 năm tính từ tháng 5/2016, đạt con số 54.000 người.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, người chịu trách nhiệm giám sát chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT nhận định: “Chính phủ đang cố gắng cải thiện chất lượng đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng. Chúng tôi cần phải thay đổi lại chương trình giảng dạy nhằm giảm bớt việc giảng dạy những kiến thức thiếu thực tế. Tuy nhiên, tiến độ của chương trình này vẫn còn đang rất chậm. Kết quả mang lại chưa đáng kể”.

Trong giai đoạn phát triển này, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mặc dù năng suất lao động thấp. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng sẽ vượt qua mốc 6% cho tới năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tụt hậu quá xa so với các nước láng giềng trong khu vực trong việc tận dụng nguồn lực lao động khi là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất trong ASEAN. Năng suất lao động của Singapore vượt xa Việt Nam tới 26 lần, của Malaysia gấp 6,5 lần, và của Thái Lan và Philippines gấp 1,5 lần.

Có một số lý do để lạc quan như sự ra đời của ĐH Fulbright Việt Nam - tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên được Chính phủ phê duyệt, đã nhận được kinh phí ban đầu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay. Các doanh nghiệp cũng đang cung cấp thêm những chương trình giáo dục bổ sung để người lao động tăng tốc. FPT - tập đoàn viễn thông và công nghệ nổi tiếng của Việt Nam – đã mở những cơ sở giáo dục đào tạo trên khắp cả nước với khoảng 20.000 học sinh phổ thông và sinh viên đại học, cao đẳng. Intel – tập đoàn đang phát triển một nhà máy thử nghiệm và lắp ráp vi xử lý ở TP.HCM – cũng đã cam kết khoản chi tới 22 triệu USD cho một số chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, theo ông Lưu Quang Tuấn, Viện Phó Viện khoa học lao động và xã hội thì với những vướng mắc trong hệ thống quản lý của Nhà nước, giáo dục có thể là “sự lãng phí thời gian và tiền bạc lớn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm và các kỹ năng tổ chức để làm việc trong các doanh nghiệp chuyên nghiệp. Điều này đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế”

Theo: Bloomberg
Xem thêm:
Thực ra mình thấy tìm việc không khó, nhưng vì mình cứ tự giới hạn mình nên mãi vẫn không tìm thấy việc thôi... Còn việc như thế nào thì tùy vào mỗi người, không phải cứ giỏi là sẽ tìm được việc tốt, kiến thức chuyên môn cao nhưng còn phải có thái độ và nhận thức phù hợp nữa.
 

phamthao337

New Member
Tham gia
12/3/17
Bài viết
21
Được thích
13
#18
chắc chuẩn bị cái xe chuẩn bị gia nhập hội anh em liên minh grap,uber
 

tinhde

New Member
Tham gia
26/10/16
Bài viết
20
Được thích
10
#19
Một mặt chăm chỉ học hành trên giảng đường, một mặt chịu khó bồi dưỡng kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội, tìm kiếm cơ hội làm thêm...chẳng bao giờ sợ thất nghiệp.... Đấy là mình nói thế thôi chứ thực tế ít người làm được như vậy lắm.
 

BimBim2017

New Member
Tham gia
13/9/17
Bài viết
37
Được thích
13
#20
Ngày trước thì mình nghĩ quan điểm này là sai nhưng khi ra trường rồi mình mới nhận ra là con đường đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn tới thành công và học xong chưa chắc chúng ta đã làm đúng ngành của mình
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom