Toàn cảnh sự kiện Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội Mỹ về dự án tiền ảo Libra

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
1476 #1

CEO Facebook Mark Zuckerberg đã phải đối mặt với sáu giờ khá căng thẳng tại Quốc hội Mỹ hôm 23/10 vừa qua, khi hàng chục nhà lập pháp kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Facebook, nhiều vụ bê bối trong quá khứ và sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng vào mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hoa Kỳ dự kiến tập trung vào Libra, một loại tiền điện tử mà Facebook tạo ra và hy vọng sẽ trở thành một dạng tiền kỹ thuật số toàn cầu và dự kiến nó sẽ ra mắt vào nửa đầu năm tới.

"Như tôi đã kiểm tra các vấn đề khác nhau của Facebook," Đại diện bang California Maxine Waters, Chủ tịch Uy ban phát biểu mở đầu phiên điều trần. "Tôi đã đi đến kết luận rằng sẽ có lợi cho tất cả nếu Facebook tập trung giải quyết nhiều thiếu sót hiện có và thất bại trước khi tiến hành thêm bất kỳ dự án Libra nào khác".

Bà nói thêm rằng một số nhà lập pháp đã kêu gọi một lệnh cấm đối với dự án Libra cho đến khi Quốc hội có thể đánh giá nó.

Nhiều bình luận khác đã tạo ra một phiên điều trần căng thẳng khi nhiều nhà lập pháp dân chủ chủ yếu sử dụng thời gian để mắng vị giám đốc điều hành về những thất bại của công ty, vì đã để mạng xã hội Facebook trở thành nơi tổ chức các nhóm thù địch, tạo điều kiện cho việc khai thác trẻ em, cho phép can thiệp bầu cử Nga ngăn chặn vi phạm dữ liệu và quảng cáo chính trị gây hiểu lầm. Một số thành viên đảng Cộng hòa đưa ra những bình luận có thiện cảm hơn, khen ngợi Zuckerberg vì đã tạo ra một doanh nghiệp thành công và làm việc để đổi mới trong thế giới tài chính.


Tuy nhiên, các câu hỏi đưa ra có sự tương phản rõ rệt so với lời khai của Zuckerberg trước Quốc hội năm ngoái, trong đó Mark nổi lên phần lớn là vô tình khi các quan chức dường như không biết gì về cách thức hoạt động của Facebook. Lần này, các nhà lập pháp đã chuẩn bị tốt hơn với những câu hỏi phức tạp hơn và một tư thế tự tin hơn.

"Phương châm nội bộ của Facebook là trong một thời gian dài 'di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ.' Ông Zuckerberg, chúng tôi không muốn phá vỡ hệ thống tiền tệ quốc tế'', dân biểu Nydia Velázquez thuộc Đảng Dân chủ bang New York cho biết hôm thứ tư vừa rồi.

Dân biểu bang Ohio, Steve Stivers thuộc Đảng Cộng hòa, lập luận rằng một hệ thống thanh toán như Libra có thể có lợi cho những người ở các quốc gia có tiền tệ không ổn định, nhưng ông lưu ý rằng Zuckerberg có thể đã quá tự tin khi cố gắng tạo ra một loại tiền kỹ thuật số mới để vận hành hệ thống này.

Libra đã phải đối mặt với một khởi đầu khó khăn. Các nhà phê bình lo ngại nó có thể trở thành một kênh tài trợ cho khủng bố và rửa tiền, một vấn đề mà các thành viên của Quốc hội đã nhấn mạnh liên tục trong phiên điều trần. Một số chính phủ lo ngại Facebook đang sử dụng Libra để lách luật và tạo ra một loại tiền tệ đối thủ với đồng đô la, đồng yên hoặc các loại tiền tệ quốc gia được thiết lập khác. Đầu tháng này, Hiệp hội Libra đã mất bảy thành viên sáng lập, bao gồm các tổ chức thanh toán Visa, Mastercard và PayPal.


Nhìn vào mối lo ngại về Libra, những phản hồi của Zuckerberg đã được chuẩn bị cho phiên điều trần tập trung vào việc sử dụng loại tiền kỹ thuật số này để giúp mọi người không có tài khoản ngân hàng, không bị ràng buộc về chuyển tiền. Với Libra, Mark muốn chuyển tiền rẻ và dễ dàng như nhắn tin. Mặc dù vậy, các thành viên của Quốc hội cho biết Facebook có một hồ sơ theo dõi về việc giúp đỡ các nhóm nghèo và thiểu số, vì vậy họ đặt câu hỏi về động cơ của Mark khi tạo ra Libra.

Zuckerberg nói rằng Facebook sẽ không tham gia vào sự kiện ra mắt Libra trừ khi được Hoa Kỳ chấp thuận và sẽ rời khỏi tổ chức Libra không có sự chấp thuận đó. Mark cũng thúc đẩy Hoa Kỳ đổi mới tiền điện tử, đưa Trung Quốc như ví dụ cảnh báo. "Nếu Mỹ không dẫn đầu về vấn đề này, những người khác sẽ làm như vậy", Mark cũng nói thêm rằng việc áp dụng các quy định của Mỹ đối với một loại tiền tệ toàn cầu mặc định do Trung Quốc tạo ra sẽ khó khăn hơn nhiều.

Các nhà lập pháp ở cả hai phía tiếp tục quay trở lại với mối quan tâm của họ rằng Libra được thành lập ở Thụy Sĩ, không phải Mỹ khiến họ thấy khó chịu. Khi được hỏi nhiều lần liệu Mark có sẵn sàng mang tổ chức phi lợi nhuận quản lý tiền kỹ thuật số sang Mỹ, Zuckerberg đã từ chối và nói rằng anh ta không kiểm soát tổ chức này.

Sự xuất hiện của Zuckerberg tại Washington xảy ra khi mạng xã hội này đối mặt với những lời chỉ trích dường như trên tất cả các mặt trận. Những người tự do và bảo thủ đã phàn nàn rằng Facebook có quá nhiều quyền lực để định hình phát ngôn chính trị. Mạng xã hội cũng tiếp tục rối ren vì lo ngại nó không bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, một vấn đề đã dẫn đến khoản tiền phạt 5 tỷ USD.


Ở thời điểm khác, Dân biểu California Brad Sherman của Đảng Dân chủ gọi Libra là "công cụ trộm cắp mạnh mẽ", trước khi chiếu trên máy chiếu hình ảnh một đồng đô la với khuôn mặt của Zuckerberg trên đó và mang tiêu đề "Zuck Buck."

Cuối cùng, Đại diện bang Colorado Ed Perlmutter của đảng Dân chủ, dường như tóm tắt những gì nhiều nhà lập pháp đang cảm nhận về Libra. "Chúng tôi phải điều chỉnh điều này", ông nói với Zuckerberg. Liên quan đến nhóm của Facebook, ông nói thêm "Và tôi không chắc các bạn hiểu đó là gì."

Facebook đã vận động hành lang rất nhiều từ khi bị chính phủ để mắt đến. Tờ The New York Times đưa tin công ty đã chi 12,3 triệu đô cho các nỗ lực vận động hành lang liên bang trong 9 tháng đầu năm, gần bằng 12,6 triệu đô la mà tập đoàn này đã chi trong cả năm 2018. Công ty có 60 nhà vận động hành lang nội bộ và hợp đồng, khoảng gấp đôi trong năm 2016.

Xem thêm:


Theo CNET.​
 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom