Đánh giá Acer V5-591G: Cứng cáp, mạnh mẽ, giá hợp túi tiền

nhikolai

New Member
Tham gia
25/4/16
Bài viết
18
Được thích
0
7032 #1

Với mức giá hợp túi tiền, thiết kế chắc chắn, hoàn thiện tốt cùng cấu hình mạnh mẽ, Acer V5-591G thực sự là sự lựa chọn tốt nhất trong phân khúc dưới 20 triệu ở thời điểm hiện tại.

Trong phân khúc dưới 20 triệu ở thời điểm hiện tại, hầu như các thiết bị chính hãng trên thị trường đều sử dụng bộ xử lý U với hiệu năng thấp nhằm tiết kiệm điện cũng như cắt giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dùng hầu như không mấy hài lòng với hiệu năng mà những thiết bị này mang lại.

Với mức giá bán 15.990.000 VNĐ, mình xin khẳng định lại lần nữa, đây là một trong những thiết bị có cấu hình tốt nhất trong cùng phân khúc ở thời điểm hiện tại, đủ sức đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng từ làm việc, giải trí đa phương tiện cho đến gaming. Cụ thể, Acer V5-591G có màn hình 15,6 inch độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel), chip Intel Skylake Core i5-6300HQ, card đồ họa rời NVIDIA GeForce GTX950M 4GB DDR3/ Intel HD Graphics 530, 4GB RAM DDR4 (có khả năng nâng cấp lên tối đa 64GB với 2 khe cắm), HDD 5400rpm dung lượng 1TB, và thời lượng pin tốt cho thời gian sử dụng hỗn hợp trong khoảng từ 5h30 – 6h30.

Thông số kỹ thuật:

  • Màn hình: 15,6 inch
  • Độ phân giải: 1920 x 1080 pixel
  • Chipset: Intel Skylake Core i5-6300HQ 2.30GHz - 6M
  • Đồ họa: NVIDIA GeForce GTX950M 4GB DDR3/ Intel HD Graphics 530
  • RAM: 4GB DDR4 (2 khe, nâng cấp tối đa 64GB)
  • Lưu trữ: HDD 1TB 5400rpm
  • Pin: 6 Cell
  • Trọng lượng: 2,4kg

Thiết kế


Về thiết kế, Acer V5-591G được tạo nên chủ yếu từ chất liệu nhựa PolyCarbonate và nhôm. Thực tế mà nói, nhiều người không có thiện cảm với nhựa, vì họ nghĩ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Nhưng công bằng, V5-591G được gia công và hoàn thiện rất tốt, chắc chắn, không lỏng lẻo, không hề có một chi tiết thừa


Mặt trên của V5-591G được tạo nên từ nhôm với thiết kế dạng vân bóng có các hoa văn 3D rất đẹp, nhất là trong điều kiện ngoài trời. Điểm cộng cho phần mặt trên của máy đó chính là ít bám vân tay (hoặc bám rất ít và rất khó thấy). Cá nhân mình đánh giá khá cao thiết kế này, vì mình là một người đổ mồ hôi tay rất nhiều, và mình không dám tưởng tượng việc phải cầm một chiếc laptop bóng loáng sẽ như thế nào.




Mặt trong của Acer V5-591G được hoàn thiện với phần màn hình bằng nhựa nhám và phần chiếu nghỉ tay bằng nhôm cứng cáp – chắc chắn. Bản lề lại là một điểm cộng lớn, chắc chắn, không ọp ẹp, rất êm ái. Trải nghiệm qua nhiều thiết bị trong cùng tầm giá, cảm nhận cá nhân là bản lề của hầu hết các thiết bị đều được hoàn thiện tương đối kém, dễ bung – gãy sau một thời gian ngắn sử dụng, nếu gõ văn bản với tốc độ nhanh thì màn hình có hiện tượng lắc rất khó chịu, tuy nhiên V5-591G thì không như thế. Trong khoảng thời gian nhiều năm trở lại đây, người Việt Nam dường như không có mấy thiện cảm với các sản phẩm từ Acer với đánh giá chung là “chất lượng máy kém”. Nhưng thực tế từ những gì mình cầm trên tay, cũng như đã nói ở trên, thì trong tầm giá từ 15 – 25 triệu, bạn khó có thể tìm được chiếc máy nào chắc chắn và cứng cáp như Acer V5-591G.

Cổng giao tiếp và khả năng nâng cấp






Laptop tầm trung nên cũng không có gì quá ngạc nhiên với các cổng kết nối cơ bản được trang bị đầy đủ trên máy. Tổng cộng ta có 3 cổng USB 3.0, 1 cổng HDMI, 1 cổng VGA, 1 cổng LAN, 1 cổng 3.5 2 trong 1, khe gắn thẻ SD, lỗ khóa máy và cổng sạc đầu tròn.

Được nhắm vào phân khúc tầm trung với thiết kế phổ thông, Acer V5-591G mang đến cho người dùng khả năng nâng cấp tương đối mạnh mẽ, cụ thể là RAM có thể nâng cấp tối đa lên mức 64GB và thay thế HDD mặc định bằng HDD có số vòng quay cao hơn, SSHD hoặc SSD tốc độ cao cho hiệu năng vượt trội.

Nhìn chung, Acer V5-591G sở hữu các cổng giao tiếp cũng như khả năng nâng cấp phổ thông, không quá phức tạp và mang lại sự dễ dàng trong quá trình sử dụng cho người dùng.

Màn hình




Thiết bị sở hữu màn hình 15,6 inch độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel) với công nghệ tấm nền TFT. Thật lòng mà nói thì việc không sử dụng tấm nền IPS chính là một điều khá đáng tiếc vì tấm nền IPS cho màu sắc chuẩn, độ sáng cao cũng như độ trong trẻo của hình ảnh tuyệt vời hơn. Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, với mức giá chưa đến 16 triệu đồng, bạn có cấu hình khủng thì bạn không thể “được voi đòi hai bà trưng” được.

Thực tế sử dụng cho thấy màn hình của Acer V5-591G cho chất lượng hiển thị khá, màu sắc tương đối ổn, các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với các tài liệu văn bản, và bất ngờ là góc nhìn rất tốt chứ không tệ như mình vẫn tưởng. Tuy nhiên, vấn đề thực sự với màn hình của máy là độ sáng không cao, chỉ ở mức tầm 218 niit, chính điều này khiến cho việc sử dụng ngoài trời tương đối khó khăn. Lời khuyên cho bạn khi sử dụng V5-591G là nếu muốn làm việc hoặc giải trí ngoài trời, hãy tìm nơi có bóng râm.

Bàn phím – touchpad


Để đánh giá về bàn phím của V5-591G thì chỉ có thể dùng từ “an toàn”, chính là như vậy, bàn phím của thiết bị mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái – an toàn khi sử dụng nhờ sự chắc chắn – cứng cáp mà nó mang lại.

Tại sao lại dùng từ an toàn để nói về bàn phím của laptop? Để hiểu rõ hơn, bạn phải thử bàn phím của các thiết bị khác trong cùng phân khúc. Hầu hết bàn phím của laptop trong phân khúc tầm trung đều được hoàn thiện với dạng mảng với phần lẫy gắn trên nhằm tiện hơn cho việc sửa chữa cũng như vệ sinh. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến bàn phím lỏng lẻo hơn, cảm giác gõ giảm đi, và cảm giác đó với mình có thể xem là “thiếu an toàn”.

Bàn phím được Acer trang bị trên V5-591G có phím nhấn êm cùng độ đàn hồi tốt, quãng di chuyển đủ sâu và khoảng cách giữa các phím hợp lý, mang lại cảm giác phím tốt hơn khi gõ văn bản tốc độ nhanh. LED nền giúp bạn làm việc thoải mái hơn trong môi trường thiếu sáng. Touchpad tích hợp cả hai phím chức năng trái và phải chuột, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp chuột di chuyển chính xác hơn, các chức năng cuộn, phóng to và xoay ảnh cũng dễ thực hiện hơn.

Ưu điểm có thì khuyết điểm cũng không phải là không. Về bàn phím, mình không hài lòng lắm với khu vực phím mũi tên, việc thiết kế hai phím trái – phải to một cách bất thường so với phím lên – xuống khiến mình thường xuyên nhấn nhầm khi sử dụng. Còn về touchpad, mặc dù touchpad có độ nhạy và độ chính xác cao, nhưng khi nhấn vẫn còn cảm giác “dính” chứ chưa được mượt mà lắm.

Hiệu năng

Với bộ xử lý Intel Skylake Core i5-6300HQ và card đồ họa GTX 950M được tích hợp thì hiệu năng của thiết bị là điều không cần phải bàn cãi, chắc chắn đủ mạnh để làm việc văn phòng, xử lý đồ họa ở mức độ vừa phải cũng như chiến tốt hầu hết các game online phổ biến đang có mặt trên thị trường với đồ họa từ trung bình đến tối đa (đơn cử như Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2), một số game offline nặng với tùy chỉnh cấu hình ở mức trung bình (điển như GTA V). Như đã nói ở trên, không có gì là hoàn hảo, được cái này mất cái kia, đã có voi thì bạn không thể đòi Hai Bà Trưng hay cả bản Đôn được. Với Acer V5-591G, hãng đã cắt giảm một vài phần khác để tập trung vào cấu hình và hiệu năng nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bộ phận người dùng cần mua máy với mục đích chính là “sử dụng”.

Đầu tiên với phần mềm Cinebench R15, kết quả cho thấy máy có khả năng dựng hình đạt mức 76,22 fps ở phép thử OpenCL, kiểm tra khả năng dựng hình 3D của bộ xử lý (CPU) và đồ họa tích hợp, kết quả đạt 135 cb trong phép thử CPU đơn nhân (single core) và 465 cb trong CPU đa nhân (multi-core).


Trong phép đo hiệu năng đồ họa 3DMark Could Gate, mẫu laptop tầm trung từ Acer đạt 21728 điểm Graphics, 4309 điểm Physics và hiệu năng chung là 11445. Cũng trong 3DMark, với phép đo Fire Strike, V5-591G đạt 3271 điểm Graphics, 6135 điểm Physics và hiệu năng chung là 2858.




Cuối cùng, với PCMark 8, phép thử Home Accelerated, thiết bị đạt 3095 điểm, cao hơn 43% so với kết quả của nhiều thiết bị trên thị trường. Mình có việc gấp nên chưa kịp chạy thử với Creative, nên mình sẽ sớm thực hiện và update kết quả vào đây sớm nhất cho các bạn.


Về hiệu năng, chip Skylake chỉ nhanh hơn Broadwell đời trước một chút nhưng thay đổi lớn nhất nằm ở đồ họa tích hợp hỗ trợ thư viện DirectX 12 và tăng cường hỗ trợ SSD giao thức NVMe. Ngoài ra, đồ họa tích hợp của chip Skylake cũng được cải thiện qua các đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU) giúp nâng cao khả năng xử lý hình ảnh 3D, trình chiếu tốt video chuẩn 4K và chơi được nhiều tựa game hơn.

Khả năng tản nhiệt

Mình thường xuyên sử dụng máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ vào khoảng 26 độ C. Với các ứng dụng thông thường hoặc chơi game giải trí nhẹ, máy hoạt động tương đối mát và êm ái (vẫn có thể cảm nhận được nhiệt lượng tỏa ra khi chơi game, nhưng không nhiều). Tuy nhiên, trong phép thử 3DMark và chơi một vài tựa game nặng, nhiệt độ bắt đầu tăng dần, quạt tản nhiệt hoạt động khá ồn, và nhiệt độ đo được tầm từ 75 cho đến hơn 80 độ C, một con số khá cao.

Thời lượng pin

Updating...

Ưu điểm – nhược điểm
  • Ưu điểm:
    • Thiết kế chắc chắn
    • Bàn phím và touchpad ngon
    • Hiệu năng mạnh mẽ
    • Chất lượng vượt trội hơn so với đối thủ trong cùng tầm giá
    • Updating...
  • Nhược điểm:
    • Màn hình sử dụng công nghệ TFT đã cũ
    • Máy rất nóng
    • Xu hướng thiết kế hơi lỗi thời
    • Updating...
 

Teddy

New Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
300
Được thích
200
#2
Cấu hình khủng quá, con này mua về học đồ họa thì thôi rồi, giá rổ em nó thế nào dạ các bác
Chiến đồ họa thì chuyện nhỏ rùi, chiến game lun ý chứ. giá thì trên bài có nói đó, 15tr990, cũng ok quá chứ.
 

Gapro.nt

New Member
Tham gia
29/12/14
Bài viết
63
Được thích
16
#3
Gần 16tr, chắc mua con này thay cho con laptop cùi ở nhà quá. Cấu hình mạnh, màn hình Full HD nữa, coi flim chơi game thì quá sướng luôn.:adore::adore:
16tr mua con N551 nó táng vỡ mồm con này. N551 build cứng cáp, loa cực hay chứ ko ọp ẹp như đám Acer V cùi này đâu :D
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom