Đi bơi mùa hè nguy cơ luôn rình rập trẻ

Tham gia
13/5/20
Bài viết
54
Được thích
1
198 #1
Đối với nhiều đứa trẻ, mùa hè là lúc chúng được bơi lội, thời tiết nắng nóng khiến bể bơi, ao, hồ thường là điểm đến ưa thích của lũ trẻ. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân khiến những vụ đuối nước thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, sức khoẻ của trẻ cũng dễ dàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bơi lội tại môi trường nước không đảm bảo vệ sinh.

Minh họa: shutterstock.
Những vụ đuối nước thương tâm
Mới đây, khoảng 18h ngày 12/6, khoa cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhân H. 5 Tuổi nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, ho nhiều. Gia đình bệnh nhân cho biết, cách đó khoảng một tiếng, cháu H. Theo cha mẹ đến đăng ký học bơi, trong khi phụ huynh trao đổi với thầy thì cháu hiếu động nhảy xuống bể và bị đuối nước. Cứu hộ bể bơi nhanh chóng sơ cứu và chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Xanh Pôn. Tại đây, cháu H. Được cấp cứu và sau 5h điều trị tích cực, H. Đã qua tình trạng nguy hiểm và đã xuất viện.
Một trường hợp khác, vào lúc 15h15 chiều ngày 20/6, bé gái 13 tuổi tên B.A. Đi cùng với gia đình (cùng trú ở tỉnh Đăk Lắk) đến thác trượt Thủy Điện để tắm. Sau khi tắm xong, cả nhà lên bờ ăn uống thì bé gái xuống tắm tiếp, không mặc áo phao và không có người nhà giám sát. Không may bé gái bị trượt chân xuống vũng nước sâu và bị đuối nước, ngạt thở. Sau khi cháu B.A. Bị nạn, lực lượng cứu hộ tại chỗ đã đưa nạn nhân lên bờ để tiến hành sơ cứu, đồng thời liên hệ với Bệnh viện huyện Phú Lộc để gọi xe cấp cứu. Trên đường đi mạch bệnh nhi bắt đầu yếu. Lúc đến Bệnh viện Trung ương Huế vào 17h30 thì cháu B.A. Đã tử vong.
ĐBQH Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho biết, trong thực tế vừa qua có những vụ đuối nước thương tâm, các em tử vong một phần là do không biết bơi, nhưng một phần cũng là do các em thiếu kỹ năng phòng, chống đuối nước. Nên việc dạy bơi, cũng như kỹ năng phòng chống đuối nước là hai mặt của một vấn đề, hay nói cách khác là hai nhiệm vụ phải thực hiện song song trong quá trình dạy bơi, phổ cập bơi, cũng như phổ cập kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.
BS Trần Văn Trung, Trưởng khoa HSCC Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn - cho biết: “Khi trẻ bị đuối nước, phản xạ đầu tiên là trẻ bị co thắt thanh quản, tiếp sau đó là phản xạ ho làm nước và các chất bẩn, dị vật sặc vào phổi dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu, thay đổi về khối lượng tuần hoàn và sau đó là nhiễm khuẩn ở phổi. Thời gian thiếu oxy càng dài thì khả năng tử vong càng cao và di chứng càng nặng nề. Do vậy, đối với trẻ bị đuối nước, việc sơ cứu sớm và đúng cách ngay tại hiện trường là rất quan trọng để cứu sống trẻ và giảm thiểu các di chứng do thiếu oxy não. Việc làm đầu tiên đối với một nạn nhân đuối nước đó chính là phải giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì vớ được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở. Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước thì chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi. Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân; thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại. Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não”.
>>> Ngày nay, các bậc phụ huynh thường có xu hướng cho trẻ đến các phòng tập gym có hồ bơi bởi tính an toàn và chất lượng bể tốt hơn
Ngộ độc clo khi bơi tại bể bơi
Kathy Hartman sống tại Chicago cho biết những đứa bé của cô đã gặp sự cố khi bơi trong bể tại khách sạn cô nghỉ dưỡng. Hartman kể lại, những đứa trẻ liên tục ho và kêu khó thở, sau khi khám, bác sĩ ngay lập tức nhận ra các dấu hiệu là do những đứa trẻ bị ngộ độc clo và bảo Hartman đưa bọn trẻ đến phòng cấp cứu địa phương càng sớm càng tốt. Hartman nói một nhân viên của khách sạn thừa nhận rằng máy hút ẩm của hồ bơi đã bị hỏng, nhưng khách sạn cảm thấy nó vẫn đủ an toàn để sử dụng.
Clo là một hóa chất có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong nước. Nó được sử dụng để khử trùng nước thải và chất thải công nghiệp. Có nhiều trường hợp trẻ đi bơi bị nhiễm độc clo do vô tình uống phải nước trong bể bơi. Ngộ độc clo có thể gây ra các triệu chứng ở hệ thần kinh như run cơ, giảm vận động và tiêu hóa như buồn nôn, ỉa chảy,...
Trường hợp clo có quá nhiều trong nước bể bơi cũng khiến da và tóc trở nên khô, sơ. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều nơi có thể sử dụng hóa chất rởm, rẻ tiền nhằm diệt vi khuẩn và xanh nước. Nếu làm cẩu thả, các hóa chất này vượt quá liều lượng cho phép sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bơi.
Xem thêm: Các phòng tập gym tốt ở Hà Nội cho trẻ
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng ngộ độc clo bao gồm mờ mắt, cảm giác nóng rát ở mũi, cổ họng và mắt, ho, tức ngực, khó thở và buồn nôn.Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ bị ngộ độc clo, CDC đề nghị bạn nên rời khỏi khu vực bị ảnh hưởng ngay lập tức, hãy cởi bỏ quần áo, làm sạch cơ thể hoàn toàn bằng xà phòng và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Cẩn trọng trước khi đi bể bơi trong những ngày hè
Trong nắng nóng ngày hè, nhiều người tìm tới những bể bơi công cộng để tránh nóng. Tuy nhiên nếu bể bơi không đạt chuẩn về chất lượng, đó chính là nơi khiến chúng ta bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn và các bệnh lây nhiễm.
Bơi lội có nhiều tác dụng rất tốt lên các cơ quan hô hấp, tim mạch, khớp, cơ, béo phì. Mỗi giờ bơi đều đặn tiêu thụ khoảng 800 kcal nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Đại học Alberta (Canada) đã tiến hành khảo sát nước từ 31 bể bơi công cộng và phát hiện nước tiểu ở tất cả các bể bơi. Đặc biệt, bể bơi kích thước bằng một phần ba bể bơi Olympic chứa đến 75 lít còn bể bơi nhỏ hơn có 30 lít nước tiểu.
Ngoài ra, nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.
Khi bơi, da của người bơi có thể bị kích ứng do thuốc sát trùng chlorine trong nước. Khi kết hợp với mồ hôi và các chất tiết của người bơi trong nước sẽ sinh ra chất phức hợp có mùi khó chịu, gây kích ứng da, gây ngứa mắt, đỏ mắt… Chất này bay hơi lên khỏi mặt nước sẽ gây kích ứng hô hấp: ho, hắt hơi, thở khò khè, có thể kích thích cơn hen phế quản.
Nhiều hồ bơi công cộng có tần suất hoạt động cao, mở cửa tất cả các ngày, khả năng các loại vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong nước gây nhiễm bệnh cho người đi bơi là rất cao. Các mầm bệnh có thể gặp là: Vi khuẩn đường ruột E. Coli, ký sinh trùng Cryptosporidium sp, ký sinh trùng Giardia lamblia và các mầm bệnh khác từ thú cưng như chó, mèo…
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - người bơi có nguy cơ mắc phải một số bệnh về mắt, da, nhất là bệnh liên quan đến tai, mũi, họng, như: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai... Khi bơi nên trang bị đầy đủ mắt kính, nút bịt tai. Sau bơi, nên tắm lại bằng nước sạch, xà phòng và nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý. Người mắc các bệnh ngoài da, tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn...), bị hen phế quản, viêm xoang, huyết áp, tim mạch... Thì không nên đi bơi. Tắm gội ngay sau khi đi bơi là điều nên làm khi đi bơi ở bể bơi công cộng. Người có bệnh tiêu chảy, bệnh ghẻ ngứa, không nên đi bơi để tránh lây lan cho người khác. Bịt tai bằng nút cao su khi bơi để tránh viêm tai ngoài và tai giữa. Không uống nước hồ bơi khi đang bơi để tránh nuốt mầm bệnh vào miệng và tiểu tiện khi đang bơi hay mang theo thú cưng xuống hồ bơi.
Do vậy, nên chọn hồ bơi ít người, đảm bảo an toàn và đạt chuẩn để tránh lây nhiễm bệnh từ hồ bơi, nhất là phải tắm xà phòng kỹ trước và sau khi bơi để tránh lây mầm bệnh xuống hồ bơi và nhiễm bẩn từ hồ bơi công cộng.
Tag: phòng gym Hà Nội có bể bơi bốn mùa
 

boo anh

Member
Tham gia
17/9/16
Bài viết
40
Được thích
19
#2
Trong nắng nóng ngày hè, nhiều người tìm tới những bể bơi công cộng để tránh nóng.
 

namnamle

Member
Tham gia
12/8/16
Bài viết
49
Được thích
19
#3
da của người bơi có thể bị kích ứng do thuốc sát trùng chlorine trong nước. Khi kết hợp với mồ hôi và các chất tiết của người bơi trong nước sẽ sinh ra chất phức hợp có mùi khó chịu, gây kích ứng da,
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom