10 cách tận dụng iPad trong quá trình làm phim chuyên nghiệp

Duy Lê

New Member
Tham gia
10/6/14
Bài viết
3,049
Được thích
4,981
2993 #1
Với kích thước màn hình lớn, kho ứng dụng khổng lồ và khả năng di chuyển thuận tiện mỗi khi ra ngoài, chiếc máy tính bảng của Apple có thể phần nào giải quyết được những công việc đơn giản của người dùng trong cuộc sống thường ngày. Dưới đây là 10 cách cơ bản để tận dụng iPad trong quá trình làm phim chuyên nghiệp, được đăng tải trên trang Blog.Light-Shape.


1. Viết kịch bản


Tạo dựng kịch bản là bước đầu tiên của bất kỳ quá trình làm phim nào, và iPad hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn làm việc này, dựa vào thời lượng pin sử dụng lâu. Bạn gần như có thể viết kịch bản ở bất cứ đâu thông qua một chiếc bàn phím Bluetooth hoặc vỏ iPad có bàn phím.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển của các loại phần mềm cũng đem đến cho các nhà biên kịch những ứng dụng hữu ích hỗ trợ quá trình viết kịch bản. Hiện ứng dụng Final Draft là một trong những phần mềm thông dụng nhất trong lĩnh vực này, dành cho Mac, PC, và tương thích với cả những thiết bị iPad.

Hay như ứng dụng “Writing Kit” của tác giả Đỗ Quang Anh, đây là một phần mềm hỗ trợ hầu hết các định dạng tập tin viết kịch bản. Hơn nữa, phần mềm cũng được tích hợp một trình duyệt web giúp người dùng có thể tìm hiểu thông tin nhanh chóng mà không cần thoát khoải ứng dụng. Và tất nhiên là còn rất nhiều ứng dụng hỗ trợ viết lách dành cho iPad, bao gồm cả Apple iWork, vốn là người bạn đồng hành tốt với các nhà biên kịch.

2. Lên kịch bản phân cảnh


Ngay khi bạn đã hoàn tất kịch bản, bước tiếp theo sẽ là lên ý tưởng cho các cảnh quay trong phim, và iPad có thể giúp bạn tạo ra những bản kịch bản phân cảnh khá đẹp. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp người dùng thiết lập kịch bản phân cảnh, ví dụ như Storyboard Composer HD của Cinemek Inc., hoặc Storyboards của Tamajii Inc.

Những ứng dụng này giúp người dùng chụp, chọn lọc hình ảnh trong quá trình đi tiền trạm địa điểm quay, chèn các hình ảnh khác, ghi chú về chuyển động máy quay và nhiều tính năng khác nữa, với mục đích tạo ra một bản kịch bản phân cảnh chi tiết nhất có thể.

Nếu bạn muốn vẽ trực tiếp lên kịch bản phân cảnh bằng tay, iPad cũng có thể đóng vai trò như một bản vẽ phác thảo, người dùng có thể sử dụng ứng dụng Paper đến từ FiftyThree Inc., Đây là một phần mềm cho phép nhà biên kịch có thể vẽ lên kịch bản phân cảnh và lưu lại cũng như chia sẻ với các thành viên khác trong đoàn làm phim dưới định dạng PDF.

Nếu bạn thật sự yêu thích vẽ kịch bản phân cảnh thì có lẽ bạn nên đầu tư thêm một chiếc bút cảm ứng thật tốt. Đối với những ai đòi hỏi một giải pháp toàn diện cho quá trình tiền sản xuất thì ứng dụng Shot Designer (Pro), đến từ nhà phát triển Hollywood Camera Work LLC chính là câu trả lời, phần mềm này kết hợp tất cả từ biểu đồ sáng dành cho máy quay, các cảnh quay cũng như kịch bản phân cảnh trong một giao diện vô cùng trực quan.

3. Sử dụng iPad như một tấm bảng đánh dấu phân cảnh


Bảng đánh dấu phân cảnh là phụ kiện có tuổi đời đã rất lâu. Tuy nhiên đây lại là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quá trình làm phim nào, không tin thì bạn hãy thử hỏi một nhà biên tập phải ngồi lọc một khối lượng phân cảnh phim cực lớn mà xem. Các tấm bảng này thể hiện những thông tin cực kỳ quan trọng về các cảnh quay và giúp quá trình đồng bộ các cảnh quay này diễn ra nhanh chóng.

Thông thường những tấm bảng truyền thống thường sử dụng phấn viết trên bảng đen, tuy nhiên một chiếc iPad sẽ giúp bạn số hóa những tấm bảng phân cảnh này.

Có rất nhiều cách biến chiếc iPad của bạn thành một tấm bảng phân cảnh. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Movie Slate, đến từ PureBlend Software chẳng hạn, ứng dụng này có khả năng hiện thị các cảnh quay, số phân đoạn cũng như thời gian, hoặc có thể đồng bộ timecode với một thiết bị ngoại vi khác như đầu ghi âm,… Sau khi đã quay xong một phân cảnh, bạn còn có thể ghi chú ngay trên ứng dụng mà không cần đến giấy bút như thông thường.

4. Sử dụng iPad làm máy phóng chữ


Màn hình có kích thước, độ sáng lớn và pin thời lượng dài là một trong những lý do khiến iPad trở thành công cụ lý tưởng đảm nhiệm vai trò một máy phóng chữ.

Hiện đang có bán rất nhiều phụ kiện iPad teleprompters gắn trực tiếp trên máy quay (chưa bao gồm iPad), vốn là giải pháp giúp giảm chi phí đầu tư đáng kể khi mua riêng một hệ thống máy phóng chữ chuyên biệt. Bạn cũng có thể sử dụng các phụ kiện phóng chữ kiểu này mà không cần phải lắp đặt trực tiếp trên máy quay, thay vào đó là lắp trên chân đèn hoặc chân máy quay chẳng hạn.

Sau khi đầu tư một phụ kiện như vậy, bạn chỉ việc tải về bất cứ một ứng dụng teleprompting nào như Teleprompt+, đến từ hãng phần mềm Bombing Brain Interactive, hoặc ProPrompter đến từ Bodelin. Cả hai ứng dụng này đều hỗ trợ khả năng điều khiển từ xa bằng một thiết bị iOS khác. Teleprompt+ đồng thời cũng hỗ trợ hình ảnh độ phân giải cao retina, điều khiển có dây và đồng bộ hóa nhiều iPad với nhau.

5. Sử dụng iPad như một màn hình rời


iPad có thể trở thành một chiếc màn hình rời chất lượng cao với bộ thiết bị mã hóa Teradek Cube. Bộ thiết bị này sẽ mã hóa tín hiệu đầu ra của máy quay sau đó truyền trực tiếp qua Wi-Fi đến một số thiết bị iOS hoặc máy tính khác nhau. Đối với các thiết bị iOS, bạn cần phải tải về ứng dụng TeraCentral.

Hình ảnh truyền về có độ trễ nhất định (ít hơn một giây) khiến cho iPad khó được sử dụng trực tiếp trên máy quay. Tuy nhiên đây lại là một giải pháp hoàn hảo khi bạn cần truyền tín hiệu đến một hoặc nhiều nhóm người khác nhau đang muốn xem hình ảnh từ nhà quay phim.

Đây còn là một giải pháp vô giá đối với các nhà sản xuất hoặc đạo diễn trong tình huống không thể kết nối dây trực tiếp từ máy quay đến màn hình theo dõi được. Thiết bị Cube có khả năng truyền hình ảnh đến một hoặc hai thiết bị mà không cần cài đặt router, tuy nhiên nếu bạn muốn truyền hình ảnh cho nhiều thiết bị hơn nữa thì bạn buộc phải cài đặt Wi-Fi Router, chính vì vậy bạn cần phải có kiến thức nhất định về mạng nội bộ.

6. Sử dụng iPad như một nguồn sáng


Màn hình của iPad có thể đóng vai trò như một nguồn sáng khá tốt. Với bề mặt lớn và ánh sáng được tản nhẹ, màn hình iPad có thể được sử dụng như một đèn chính hoặc đèn đánh phụ với các cảnh quay hẹp. Màn hình với dải tần màu lớn đồng nghĩa với việc bạn có thể chọn gần như bất cứ màu sắc hoặc chất lượng ánh sáng nào mà bạn muốn với sự trợ giúp của các phần mềm ứng dụng.

SoftBox Pro
, đến từ EggErr Studio, và Photo Soft Box Pro HD, đến từ Light Paint Pro, là hai ứng dụng có thể biến iPad của bạn thành một công cụ đánh sáng khi cần thiết. Cả hai phần mềm này đều cho phép người dùng lựa chọn màu sắc đa dạng, kiểm soát độ sáng hoặc thậm chí là điều chỉnh các hiệu ứng mô phỏng nhiều nguồn sáng khác nhau. Photo Soft Box Pro HD đồng thời cũng hỗ trợ tính năng điều khiển iPad từ xa trên một thiết bị iOS khác. Hãy luôn nhớ cách tốt nhất để sử dụng iPad làm nguồn sáng đó là tự trang bị cho mình một chiếc chân máy hoặc giá đỡ iPad.

7. Điều khiển máy quay/ máy ảnh từ xa


Hiện nay có rất nhiều mẫu máy quay hoặc máy ảnh có khả năng điều khiển từ xa thông qua iPad. Tùy thuộc mỗi ứng dụng và mỗi loại máy quay khác nhau, bạn sẽ có khả năng điều khiển, xem lại các cảnh quay từ xa, cũng như điều chỉnh khẩu độ, điểm nét, tiêu cự, độ nhạy sáng ISO, cân bằng trắng và tất nhiên là cả chụp/quay.

Một số mẫu máy quay có thể đòi hỏi thiết bị phát, nhận sóng Wi-Fi để có thể sử dụng iPad làm điều khiển từ xa, các bộ phát sóng này có thể kể đến WFT-E6A Wireless Transmitter dành cho Canon EOS 1D X, 1D C, và C300/500, trong khi đó một số mẫu máy lại đòi hỏi kết nối qua cổng USB.

8. Sử dụng iPad để đồng bộ hóa thời gian


Nếu bạn là người không hay có nhu cầu đồng bộ hóa timecode đến mức phải đầu tư một thiết bị timecode riêng biệt, thì một chiếc iPad, một ứng dụng và một đoạn cáp phù hợp là vừa đủ cho nhu cầu của bạn. Các ứng dụng bạn có thể sử dụng có thể kể đến là JumpStart LTC, viết bởi Edward Richardson. Ứng dụng này cho phép bạn cài đặt tốc độ khung hình và timecode cho một đoạn video một cách dễ dàng.

9. Sử dụng iPad làm màn hình phụ, bên cạnh màn hình máy tính


Màn hình của iPad có độ phân giải cao hơn nhiều so với phần lớn các màn hình máy tính thông thường. Chính vì vậy bạn có thể sử dụng iPad làm một màn hình phụ trợ thông qua các ứng dụng nhưAir Display đến từ Avatron Software, hay như ứng dụng Air Display được cài đặt trên cả máy tính lẫn iPad, hình ảnh sẽ được truyền trực tiếp đến iPad thông qua Wi-Fi.

10. Biến iPad thành giao diện điều khiển


Màn hình cảm ứng đa điểm của iPad khiến nó có tiềm năng mô phỏng các bề mặt vật lý của các thiết bị điều khiển khác nhau. Hệ thống nút điều khiển cũng có thể được thay đổi dựa trên loại phần mềm chỉnh sửa mà bạn đang sử dụng, chính vì thế mà bạn có thể chuyển đổi nhanh chóng giữa các ứng dụng và hệ thống nút điều khiển khác nhau. Một số ứng dụng mô phỏng bề mặt điều khiển có thể kể đến là AC-7 Core từ Saitara Software, V-Control Pro từ Neyrinck, và Touch OSC từ hexler.

 

Steve_tran

New Member
Tham gia
9/12/14
Bài viết
23
Được thích
10
#2
Kết luận: ipad là chiếc máy tính bảng tốt nhất.
 

St3vz

Active Member
Tham gia
14/7/15
Bài viết
394
Được thích
215
#3
Dùng iPad làm màn hình thứ 2 thì nên thử qua Duet display nhé, kết nối qua cáp lightning nên không có độ trễ, tương thích Windows 7 trở lên và Mac OS X 10.6
Mình còn dùng iPad để quay phim luôn :)
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom