2 mẫu vacxin trị virus Corona đang vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng với 30,000 tình nguyện viên

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
1646 #1

Tình nguyện viên sẽ được tiêm vacxin với thành phần là các đoạn vật liệu di truyền của virus corona. Hai loại vacxin này do công ty Pfizer và Moderna nghiên cứu và phát triển, kết hợp với Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cũng không quên khẳng định sẽ đáp ứng cả tốc độ lẫn tính an toàn trong khâu phát triển vacxin.

Cuộc thử nghiệm vacxin được Moderna tiến hành trên diện rộng với 30,000 tình nguyện viên tại nhiều khu vực khác nhau tại Mỹ. Một nửa sẽ được tiêm vacxin, nửa còn lại được tiêm giả dược (không có tác dụng chữa bệnh). Pfizer cũng tuyên bố sẽ thử nghiệm trên 30,000 tình nguyện viên tại 120 khu vực khác nhau trên toàn cầu.

Xem thêm:


Anthony S. Fauci- Giám đốc Viện Nghiên cứu Dị ứng & Truyền nhiễm cho biết loại vacxin do Moderna phát triển có thể ra mắt vào tháng 11 hoặc 12 năm nay. Ông hy vọng vào khả năng là vacxin sẽ được ra mắt sớm hơn. Pfizer cũng đưa thông báo về khả năng vacxin do hãng sản xuất sẽ được cấp phép vào tháng 10 năm nay.

Cả 2 công ty và chính phủ Mỹ đều nhấn mạnh dù quá trình phát triển vacxin đang diễn ra rất nhanh, hơn hẳn các loại vacxin trước đây, nhưng các bên sẽ không vì yếu tố tốc độ mà bỏ qua tính an toàn.

Cả 2 loại vacxin này đều có 2 mũi tiêm, cách nhau khoảng vài tuần. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi các triêu chứng lây nhiễm hoặc biểu hiện bệnh của tình nguyện viên. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều có chung mục đích: những ai tiêm vacxin sẽ giảm khả năng nhiễm bệnh, nếu tình nguyện viên bị lây nhiễm thì các ảnh hưởng của virus cũng sẽ giảm xuống.

Để chứng minh khả năng của vacxin, các nhà thống kê đã đặt tỷ lệ số lượng người nhiễm bệnh trên số lượng tình nguyện viên. Theo đó, để chứng minh vacxin của Moderna có 60% hiệu quả thì số người nhiễm bệnh là 150/ 30.000.

Loại vacxin này sẽ chứa một đoạn gen lưu giữ các vật liệu di truyền không gây hại của virus. Sau khi tình nguyện viên được tiêm vacxin, các tế bào trong cơ thể sẽ phản ứng với các gen này, hệ miễn dịch sẽ tìm đến kẻ thâm nhập, và tìm ra cách để chống lại các tác nhân này, mà không khiến cơ thể nhiễm bệnh.

Các nhà khoa học cũng đưa ra trấn an với người dân về những tin đồn vacxin (chứa một phần virus) sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Thực tế, vacxin không mang mầm bệnh và không khiến các tình nguyện viên nhiễm bệnh. Vacxin chỉ chứa một phần vật liệu di truyền tạo nên virus, mục đích là để hệ miễn dịch "nhận diện" được virus và sinh ra kháng thể để cơ thể đánh bại được virus corona thực sự sau này.

Đại diện của Modena cũng cho biết đây là một thành tựu lịch sử của ngành y, khi lần đầu tiên một loại thuốc chứa ARN thông tin được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.

Chiều thứ hai giờ Mỹ, Pfizer bắt đầu thử nghiệm vacxin của mình trên 8 tình nguyện viên.

Về việc lựa chọn tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu cũng xác định sẽ rất đa dạng, bao gồm cả người da màu, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và cả nhóm người lớn tuổi. Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ kêu gọi các tình nguyện viên "đóng góp và trở thành một phần của lịch sử để đánh bại dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới trong vòng 1 năm qua".

Moderna dự kiến sản xuất 500 triệu liều vacxin một năm. Đến 2021, hãng sẽ nâng lên 1 tỷ liều/ năm. Cuối tuần qua, chính phủ Mỹ cam kết ủng hộ 472 triệu đô cho chương trình thử nghiệm diện rộng của Moderna.

Không riêng gì Mỹ, một vài quốc gia khác cũng đang chuẩn bị thử nghiệm vacxin trên diện rộng, bao gồm 2 loại vacxin từ Trung Quốc, và vacxin do Đại học Oxford (Anh) đang thử nghiệm tại Brazil và châu Phi.

 
Top Bottom