Chuyển mạng giữ số - Cuộc đua dài hơi

Trương Minh Nhật

Moderator
Staff member
Tham gia
14/7/16
Bài viết
4,644
Được thích
3,663
1426 #1


Tính đến nay dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đã tròn 5 tháng tại thị trường Việt Nam. Ngần ấy thời gian chưa đủ để nói chuyện "thắng - thua", chỉ thấy các nhà mạng đang "vắt giò" để giữ thuê bao.

Theo số liệu của cục Viễn thông (bộ Thông tin và Truyền thông), chỉ tính riêng từ ngày 1 – 15.4.2019, đã có 52.083 thuê bao giao dịch “đi và đến” thành công (nghĩa là được nhà mạng cũ và nhà mạng mới chấp nhận), chiếm tỷ lệ 58.1% so với số thuê bao đăng ký ban đầu. Tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn “mệnh lệnh” của bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng “tỷ lệ giao dịch thành công của dịch vụ MNP phải đạt 90%” tại một cuộc họp giao ban của Bộ hồi giữa tháng 2.2019.


LUẬT CHƠI

Theo nguyên tắc của dịch vụ MNP của cục Viễn thông quy định, các thuê bao có quyền đăng ký đi để đến nhà mạng nào đó trong hệ thống các nhà mạng đang hoạt động có nhu cầu tiếp nhận với quy trình không quá phức tạp (hình). Nhưng để được đi, thuê bao đó phải hoàn thành nghĩa vụ với nhà mạng cũ: không còn nợ cước, không còn ràng buộc về các gói cước đã ký trước đó, không tranh chấp, thông tin của chủ thuê bao phải rõ ràng…

Hiện nay, theo quy định, thuê bao trả trước và trả sau nếu không có những ràng buộc nào như trên đã đề cập, có thể trong 16 tiếng làm việc, có thể được chuyển sang nhà mạng mới. Nhưng với thuê bao trả sau, thời gian hậu kiểm là 45 ngày để giải quyết những vấn đề phát sinh, chủ yếu là cước phát sinh trong thời gian chuyển đi do nhà mạng chưa tới kỳ phát thông báo cước của chu kỳ cước mới. Nếu thuê bao không thực hiện nghĩa vụ với nhà mạng cũ, nhà mạng mới sẽ tạm ngưng kết nối. Còn thuê bao muốn quay về mạng cũ trước đó, buộc phải sử dụng dịch vụ nhà mạng mới trong vòng 90 ngày.

ĐI VÀ ĐẾN


Viettel có thế mạnh là cộng đồng với 70 triệu thuê bao

Tại thị trường Việt Nam dù có 4 nhà mạng tham gia dịch vụ MNP, nhưng trên thực tế, chỉ là sự cạnh tranh giữa 3 nhà mạng lớn: MobiFone, VinaPhone và Viettel, còn Vietnamobile có số thuê bao đến và đi không có ý nghĩa cạnh tranh so với số liệu của các nhà mạng khác.

Trong 5 tháng qua, MobiFone có 39.635 thuê bao đến và 34.633 thuê bao đi, VinaPhone có 109.898 thuê bao đến và 65.664 thuê bao đi, Viettel có 85.123 thuê bao đến và 124.444 thuê bao đi. Như vậy, MobiFone là nhà mạng có số thuê bao đi thấp nhất – 34.633 thuê bao, kế tiếp là VinaPhone - 65.664 thuê bao, cuối cùng và cao nhất là Viettel – 124.444 thuê bao. Như vậy, chỉ có hai nhà mạng “dương” là VinaPhone với 44.234 thuê bao và MobiFone là 5.002 thuê bao, còn Viettel “âm nặng” là 39.321 thuê bao.

Dù các nhà mạng chưa công bố những phân tích xoay quanh số liệu “đi và đến” nhưng căn cứ vào những số liệu trên, việc thuê bao rời mạng cũ để chuyển sang mạng mới là do tác động của những yếu tố: thái độ chăm sóc khách hàng, giá các gói cước mới, chất lượng sóng và internet, độ phủ của mạng, tham gia “cộng đồng mạng” để được hưởng những quyền lợi như gọi nội mạng, tin nhắn miễn phí…

TÍNH KỸ

Ông Tấn Sang, một chuyên gia có hơn 20 năm kinh doanh dịch vụ viễn thông nhận định: “Hiện nay, các nhà mạng Việt Nam đều dư thừa dung lượng hệ thống nên điều đầu tiên, là họ muốn có nhiều thuê bao đến, sau đó tiếp tục “rủ rê” những thuê bao có chỉ số ARPU cao… Nhưng, để hút nhiều thuê bao đến, các nhà mạng cần phải có hạ tầng mạng phủ rộng, những gói cước mới hấp dẫn, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, thái độ chăm sóc khách hàng tử tế… Theo quan sát cá nhân, trên thực tế, các nhà mạng chưa chia sẻ tầm nhìn này với các thành viên của mình”.

MNP là dịch vụ hiện đang được các thuê bao di động để mắt đến. Nhưng trước khi chuyển sang nhà mạng mới, các thuê bao cần xem xét nhiều yếu tố: thời gian cho nợ cước, giá của gói cước đang dùng, tầm phủ sóng, chương trình khuyến mại định kỳ, những ưu đãi dành cho các thuê bao mới… Các thuê bao cần nhớ rằng, “ở nhà mạng cũ có thể là thuê bao VIP nhưng vì lý do nào đó, khi chuyển sang nhà mạng mới, chỉ là thuê bao mới”!

Nhiều khách hàng cho biết, nếu là thuê bao trên 5 năm tuổi, vì lý do nào đó như hay di chuyển, kết nối ineternet…, “hãy mua thêm một SIM của nhà mạng nào đó đáp ứng được những yêu cầu đó thay vì phải làm thủ tục chuyển mạng”. “Chỉ thay đổi khi mạng đang sử dụng không còn đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Dù dịch vụ chuyển mạng giữ số đã có những nguyên tắc dành cho nhà mạng và thuê bao nhưng để được chuyển mạng cũng còn lắm thủ tục nhiêu khê và phiền phức”, bà Phương, một khách hàng đang sử dụng mạng MobiFone tại Q.3 (TP.HCM) chia sẻ.

Theo: Minh Tú - Di Động Việt Nam

Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:

Vanhieu282

Well-Known Member
Tham gia
18/10/16
Bài viết
1,071
Được thích
312
#2
Tháng trước mbf km gói data 25k/2GB/ tháng nhưng phải cam kết tiếp tục sử dụng nhà mạng mbf 2 năm nữa. Lúc ấy chả nghĩ gì, nhưng sau mới thấy nếu mình muốn chuyển mạng thì sẽ không được do còn vướng cam kết.
 
Tham gia
15/4/19
Bài viết
62
Được thích
8
#3
MÌNH SD SỐ VINA 0918...ĐƯỢC 17 NĂM, LÀ SỐ ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI SÀI ĐTDĐ. SAU NÀY CÓ SD THÊM SỐ VIETTEL. MẤY HÔM NAY ĐỊNH CHUYỂN VINA QUA VIETTEL NHƯNG DO DỰ MÃI VÌ TIẾC CÁI KỶ NIỆM SỐ ĐT ĐẦU ĐỜI.
 
Tham gia
30/4/17
Bài viết
140
Được thích
1
#4
mạng 4G của nhà mạng này hỗm bộ tttt đo đứng top 1 đó bác ạ
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom