3 công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 được áp dụng trong ngành ngân hàng như thế nào?

fsi

New Member
Tham gia
22/5/20
Bài viết
12
Được thích
0
175 #1
Blockchain, Robot tự động và Big Data là 3 công nghệ số đặc trưng đang và sẽ là xu hướng ứng dụng của hệ thống ngân hàng toàn cầu, gây tác động mạnh đến hoạt động tài chính - ngân hàng - tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới.

Blockchain
Blockchain đang tạo ra những giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn, an toàn và minh bạch hơn. Công nghệ blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch, với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao.

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại đều được phép xem, đọc

Robot tự động

Theo một báo cáo của Accergy, RPA có thể giúp giảm tới 80% chi phí và 90% thời gian thực hiện các nhiệm vụ.

Hình thức tự động hóa quy trình bằng robot software - Robotic process automation viết tắt là RPA được sử dụng để tự động hóa các quy trình, giúp cho việc quản lý, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, xử lý các giao dịch và giao tiếp với các hệ thống số khác được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất.

RPA hoạt động nhờ mô phỏng những thao tác máy tính của nhân viên văn phòng. RPA sẽ ghi nhớ các quy tắc thực hiện được gọi là kịch bản mô phỏng trình tự thao tác. Những lần sử dụng sau, RPA sẽ thực hiện công việc này dựa trên kịch bản mô phỏng có sẵn đã được thiết lập.

Cụ thể, nhân viên ngân hàng sẽ biết được thông tin được lưu trữ ở đâu và có thể truy cập thông tin đó chỉ bằng một nút bấm nhờ vào phần mềm robot đang chạy ẩn. Việc sử dụng RPA có thể tạo ra một môi trường minh bạch hơn khi dữ liệu cho từng giao dịch được ghi lại, phân loại và lưu trữ một cách dễ dàng và nhanh chóng để tìm kiếm và xem lại bất cứ lúc nào theo yêu cầu.

BigData

Dữ liệu lớn Big data đang được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn cả đối với các cơ quan quản lý như ngân hàng trung ương cũng như đối với các định chế tài chính. Các nguồn dữ liệu lớn mới có thể hỗ trợ cho các dịch vụ như các nguồn dữ liệu từ các sàn giao dịch, các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng, dữ liệu ngân hàng di động, các hồ sơ liên quan đến các hệ thống thanh toán tiền mặt, thanh quyết toán chứng khoán, thanh toán bù trừ và phái sinh cũng như các giao dịch thương mại và bán lẻ.

Big data có thể hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc nắm bắt những chuyển động theo thời gian thực của nền kinh tế cũng như đưa ra những chỉ số cảnh báo sớm để giúp ích cho việc xác định các bước ngoặt trong chu kỳ kinh tế.

Nguồn tham khảo: 3 công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 được áp dụng trong ngành ngân hàng như thế nào?
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom