3 lý do giải thích vì sao Xiaomi, Oppo, Vivo không phát triển chipset riêng như Apple, Huawei, Samsung

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,484
Được thích
2,521
1444 #1

Trong ngành công nghiệp sản xuất smartphone, chỉ có một số nhà sản xuất smartphone lớn có đủ khả năng sản xuất được chipset riêng cho họ, ví dụ như Apple, Samsung và Huawei. Vâng, chúng ta đang nói về chipset chứ không phải chip xử lý video, hình ảnh hoặc chip tối ưu sạc nhanh. Các nhà sản xuất smartphone khác như Xiaomi, Oppo, Vivo hiện chưa đủ khả năng để tự phát triển ra chipset riêng của mình mà thay vào đó, họ mua từ Qualcomm hay MediaTek để giảm giá thành.

Vài tuần trước, Oppo đã phát hành mẫu flagship hàng đầu của mình là Oppo Find X5 Pro đi kèm với chip xử lý hình ảnh riêng của hãng mang tên MariSilicon X. Tuy nhiên, đây là một con chip xử lý hình ảnh độc lập chứ không phải là chipset. Xiaomi từng ra mắt chipset riêng của mình là Xiaomi Surge S1 tuy nhiên do hiệu suất không như kỳ vọng, Xiaomi đã từ bỏ ý định phát triển ra dòng chipset riêng của mình.

Trong bài viết này, hãy cùng TECHRUM điểm qua 3 lý do hàng đầu giải thích tại sao các nhà sản xuất smartphone không sản xuất chipset riêng của mình.

1. Chipset rất phức tạp

Chipset mobile hiện nay không phải là một bộ xử lý đơn chức năng mà chủ yếu là một hệ thống hoàn chỉnh trên chip (System-on-Chip, viết tắt là SoC). Hãy lấy chipset mới nhất của Apple hiện nay là A15 Bionic làm ví dụ. Ngoài bộ xử lý (CPU), còn có các thành phần khác bao gồm nhân đồ họa (GPU), DSP, bộ xử lý hình ảnh (ISP), bộ xử lý AI (NPU), bộ giải mã video, bộ nhớ đệm hệ thống, v.v. Thiết kế của từng bộ phận không hề đơn giản và tốn rất nhiều tiền để phát triển ra.


Apple đã đóng kín hệ sinh thái của mình trong nhiều năm và các CPU Intel đang dần được loại bỏ, thay thế bằng chipset Apple M1. Điều này giúp Apple quản lý mọi thứ dễ dàng hơn, giúp hãng tối ưu từng chipset của mình cho từng mẫu máy khác nhau. Huawei đã chăm chỉ làm chipset từ năm 2009. Sau gần chục năm nghiên cứu và phát triển, hãng đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để cuối cùng có đủ khả năng cạnh tranh với Apple thông qua dòng chip Kirin của mình. Tuy nhiên, lệnh cấm của Mỹ đang ảnh hưởng đến công ty vì họ cần một số công nghệ nhất định của Mỹ để sản xuất chip.

2. Sản xuất chipset rất tốn kém

Giờ hãy nói đề phần kinh tế, nếu một hãng sản xuất smartphone muốn tạo ra một chipset của riêng mình, hãng phải bỏ một số tiền lớn để mời các nhà nghiên cứu, tiền lương của họ cũng rất lớn và chi phí để thử nghiệm rồi sản xuất cũng không hề rẻ. Ngoài ra, sau khi sản xuất được thành công, hãng phải thuê các lập trình viên để giúp tối ưu hóa chipset, giúp chúng có thể chạy được trên nhiều mẫu smartphone.


Với tất cả những công đoạn đó, bạn sẽ tự hỏi chi phí để nghiên cứu và phát triển một chipset cho smartphone có giá là bao nhiêu? Hãy lấy một ví dụ… Huawei HiSilicon Kirin đã đầu tư 480 tỷ nhân dân tệ (75,5 tỷ USD) trong 10 năm qua. Các khoản đầu tư của công ty này trong năm 2019 đạt 131,7 tỷ nhân dân tệ (20,7 tỷ USD). Phải mất rất nhiều công sức để hoàn thiện dòng chip Kirin có thể sánh ngang với Qualcomm và Apple như ngày nay.

3. Sản xuất chipset không phải ngày một ngày hai


Huawei đã mất gần 10 năm để phát triển hoàn chỉnh dòng chipset riêng của mình, đó là một khoảng thời gian dài đối với các nhà sản xuất smartphone. Họ không đủ kiên nhẫn để chờ thành quả khó đạt được. Hơn nữa, hàng tháng và hàng triệu USD có thể biến mất trước khi quá trình sản xuất chipset thành công. Những tính năng trên smartphone đều cần chipset xử lý, ví dụ như camera thò thụt, camera dưới màn hình, cảm biến vân tay trên màn hình và các tính năng mới khác đều hoạt động với chipset. Không có chipset thì chẳng hãng smartphone nào có thể bán được sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Cho nên việc Xiaomi, Oppo, Vivo mua và sử dụng chipset từ Qualcomm hay MediaTek là một điều vô cùng hiển nhiên.

Theo Gizchina
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom