TikTok đang bị hàng loạt các quốc gia và tổ chức đòi "nghỉ chơi"

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
830 #1

TikTok là ứng dụng cực kỳ nổi tiếng với hơn 1.5 tỷ lượt tải về. Nhưng mạng xã hội này cũng gây tranh cãi vì các cáo buộc chiếm đoạt thông tin riêng tư của người dùng. Trong lúc chính phủ Mỹ đang cân nhắc cấm mạng xã hội này thì TikTok đã bị rất nhiều bên quay lưng.

TikTok do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu đã vướng nhiều cáo buộc về việc đọc thông tin trên thiết bị của người dùng. Gần đây, hệ điều hành iOS 14 còn phát hiện ứng dụng này đọc lén dữ liệu trên bộ nhớ đệm của thiết bị. Sau đó, TikTok cho biết họ đã vô hiệu hoá tính năng này.

Các nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cho rằng TikTok là mối nguy hại đến dữ liệu cá nhân. Thượng nghị sỹ Marco Rubio đã yêu cầu chính quyền Trump điều tra TikTok. Trong khi đó, hai Thượng nghị sỹ Chuck Schumer và Tom Cotton viết thư đến người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, yêu cầu điều tra TikTok có liên quan đến các hoạt động tình báo hay không.

Liên quan đến việc này, hàng loạt cơ quan thuộc chính phủ Mỹ cũng đã ra thông báo yêu cầu các nhân viên của mình không sử dụng mạng xã hội TikTok.

Xem thêm:


1. Hải quân Mỹ - cấm từ tháng 12/2019

Ngày 16/12/2019, Lầu năm góc đưa ra khuyến cáo về an ninh mạng, trong đó nêu rõ các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng TikTok, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn an toàn cho người dùng. Khuyến cáo này cũng nêu rõ các nhân viên làm việc trong khối quân đội hãy "xoá ứng dụng để tránh nguy cơ bị mất dữ liệu cá nhân".

Sau đó 1 tuần, Hải quân Mỹ chính thức cấm nhân viên sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp. Cơ quan này thông báo các thiết bị có sự xuất hiện của TikTok sẽ không truy cập vào mạng nội bộ được nữa. Người phát ngôi của Hải quân Mỹ chia sẻ với tờ Guardian rằng các nhân viên của họ vẫn được phép sử dụng mạng xã hội, trừ một số ứng dụng mạng xã hội có nguy cơ về mặt an ninh.

2. Lục quân Mỹ - cấm từ giữa tháng 12/2019

Lục quân Mỹ cũng cấm nhân viên của mình dùng TikTok trên những thiết bị do cơ quan này cung cấp.


Người phát ngôn của quân đội Mỹ phát biểu trên Military.com rằng "TikTok được xem là mối nguy hại". Cơ quan này không có quyền cấm nhân viên cài TikTok trên những thiết bị cá nhân, nhưng đồng thời ra khuyến cáo nhân viên của mình không cài đặt, hoặc gỡ bỏ ứng dụng này.

3. Không quân Mỹ - cầm từ đầu tháng 1/2020

Phía Không quân Mỹ phát biểu trên Wall Street Journal, nhận định về việc đăng tải các video lên mạng xã hội có thể làm lộ nhiều thông tin. Dù vậy, cơ quan này cũng cho rằng, không riêng gì TikTok, các mạng xã hội khác cũng tiềm ẩn những nguy cơ tương tự.

"Các đoạn video về máy bay quân sự biểu diễn, hoặc các video về cảnh lính Mỹ luyện tập nhảy dù rất nổi tiếng, nhưng đồng thời kéo theo những hệ luỵ khác"- Tờ này viết.

4. Lực lượng Tuần duyên Mỹ - cấm từ tháng 1/2020

Lực lượng này tuyên bố trên The New York Times rằng "TikTok không còn được sử dụng trên các thiết bị của chúng tôi". Ông cũng cho biết thêm về các khoá đào tạo hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên.


5. Thuỷ quân lục chiến Mỹ - cấm từ tháng 1/2020

Trong lần phát biểu với The New York Times, người phát ngôn của lực lượng này cho biết hành động này để "bảo vệ mạng lưới của tổ chức", đồng thời cho biết thêm lệnh cấm chỉ áp dụng trên các thiết bị do chính phủ cung cấp cho nhân viên.

6. Tổ chức Quản lý An ninh Vận chuyển Mỹ (TSA) - cấm từ tháng 2/2020

Ngày 23/2, TSA ra thông báo cho biết "một nhóm nhỏ các nhân viên TSA đã dùng TikTok trên các thiết bị cá nhân để tạo nên các video và đăng lên tài khoản mạng xã hội của TSA. Việc này sẽ không còn diễn ra trong tương lai".

7. Chính phủ Ấn Độ - cấm TikTok cùng 58 ứng dụng khác từ ngày 29/06/2020


Lệnh cấm xảy ra sau vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước tại khu vực biên giới. Thông báo cho biết lệnh cấm này nhằm "bảo vệ dữ liệu quốc gia".

8. Amazon - cấm từ đầu tháng 7 nhưng sau đó rút lại quyết định

"Vì lý do an ninh, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm dùng trên các thiết bị có thể truy cập vào Amazon email" là một trong những nội dung mà Amazon đã gửi đến các nhân viên của mình.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, Amazon rút lại quyết định này và phát biểu với giới báo chí rằng đó chỉ là "lỗi" và "Các chính sách mới được bổ sung của chúng tôi không nhắc gì đến TikTok".

9. Uỷ ban quốc gia Đảng Cộng hoà (RNC) và Uỷ ban quốc gia Đảng Dân chủ Mỹ (DNC)

Hai Đảng này không ra lệnh cấm dùng TikTok với nhân viên của mình, nhưng đều có chung lời khuyên là "không nên sử dụng".

CNN chia sẻ email của Đội ngũ an ninh DNC: "Chúng tôi khuyến khích các nhân viên không dùng TikTok trên các ứng dụng cá nhân. Còn nếu họ muốn dùng TikTok cho các chiến dịch tranh cử, chúng tôi khuyên họ nên dùng một chiếc điện thoại và tài khoản khác".

Còn RNC cũng đưa ra khuyến cáo tương tự: Không sử dụng TikTok trên các thiết bị cá nhân.

Điểm chung của các lệnh cấm tại các cơ quan chính phủ Mỹ là "nhân viên không được phép cài đặt TikTok trên các thiết bị do chính phủ cung cấp" và vẫn cho phép người dùng sử dụng mạng xã hội này trên thiết bị cá nhân. Tuy nhiên, có thể chính phủ Mỹ sẽ "nặng tay" hơn- cấm tuyệt đối TikTok. Việc này được chính Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trước báo giới Mỹ vào tuần trước.

Ở chiều ngược lại, ByteDance- công ty đứng sau TikTok nhiều lần tuyên bố họ không lấy cắp dữ liệu người dùng, cũng như không liên quan đến các hoạt động tình báo, hoặc họ không hề được chính phủ Trung Quốc yêu cầu cung cấp dữ liệu của người dùng.


Xem thêm:
 
Top Bottom