[Cuộc sống] Những cuộc giải cứu nghẹt thở: Apollo 13 một thất bại thành công!

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
919 #1

Vào ngày 11/4/1970, Tàu vũ trụ Apollo 13 chính thức khởi động tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy mang theo 3 phi hành gia với sứ mệnh đổ Fra Mauro, Mặt Trăng. 21h10 ngày 13/4, một vụ nổ bình oxy đã diễn ra ngay bên trong con tàu. NASA ngay khi đó không chỉ phải từ bỏ kế hoạch đổ bộ mặt trăng mà còn phải chạy đua nghẹt thở để giải cứu phi hành đoàn đang ở cách trái đất hơn 360 ngàn km.

Những sai lầm bị bỏ qua từ khi còn ở mặt đất

Thùng chứa oxy số 2 của Apollo 13 trước đó đã được sử dụng trong chuyến đi của Apollo 10, sau đó được tháo ra sửa lại và gặp hỏng hóc trong quá trình này. Thùng chứa sau đó được sửa thành công và kiểm tra tại nhà máy rồi được gắn vào Apollo 13, lại được NASA từ ngày 16/03/1970.


Thường thì các thùng chứa sẽ rỗng hoặc đầy một nửa. Thùng chứa số 1 hoạt động bình thường, nhưng thùng số 2 chỉ còn khoảng 92% dung tích. Khí oxy ở áp lực 80 pound/ inch vuông (tức khoảng 5.6kg/cm2) thoát qua lỗ rò trở thành oxy dạng lỏng. Báo cáo ngày 27/3 ghi nhận những bất thường của thùng chứa oxy số 2 so với thùng chứa số 1.

Sau khi nói chuyện với nhà thầu và đại diện của NASA, người đứng đầu bộ phận kiểm tra quyết định “đốt” hết lượng oxy trong thùng chứa số 2, sử dụng bộ phận làm nóng bằng điện gắn trong thùng. Dự tính này được thực hiện thành công, mất 8 tiếng với máy phát hai chiều 65V. Do kích thước thùng chứa lớn lớn nên thời gian mới kéo dài như vậy, và vô tình đã gây ra một vài hỏng hóc phía trong thùng chứa. Đây được xem là nguyên nhân chính của tai nạn tàu Apollo 13.

Tiền hung hậu kiết

Sau khi rời khỏi bệ phóng khoảng 5 phút rưỡi, phi hành đoàn cảm thấy có chấn động nhẹ. Sau đó động cơ chính S-II tự tắt sau 2 phút. Chính vì thế, 4 động cơ còn lại phải hoạt động lâu hơn 34 giây so với dự kiến, và S-IVB cũng phải hoạt động lâu hơn 9s để đẩy được Apollo 13 vào không gian.

Trong 2 ngày đầu tiên, phi hành đoàn gặp một vài trục trặc nhỏ, nhưng nhìn chung thì đây vẫn là một trong những hành trình suôn sẻ nhất trong chương trình chinh phục vũ trụ của NASA. Sau 46 giờ và 43 phút, người phụ trách liên lạc là Joe Kerwin phát biểu “Tàu vũ trụ trong tình trạng rất tốt và chúng tôi hài lòng. Hơi chán một chút”. Và phải rất lâu sau đó mới có ai đó nhắc về sự “buồn chán”.


Lúc 55 giờ 46 phút, phi hành đoàn kết thúc buổi trình chiếu về các sinh hoạt trong hoàn cảnh không trọng lực trong thân tàu.

9 phút sau, thùng oxy số 2 phát nổ, khiến thùng số 1 cũng trục trặc. Module cung cấp điện, ánh sáng và nước ngừng hoạt động. Lúc này phi hành đoàn đang cách Trái Đất khoảng 360,000 km.

9h tối ngày 13/4, chỉ huy Swigert thấy một ánh chớp kèm theo tiếng nổ, ông nhanh chóng báo về “Chỉ huy, có trục trặc”.


Phần module bị hỏng hóc của tàu vũ trụ Apollo 13

Tia lửa điện khiến 2/3 bồn nhiên liệu ngừng hoạt động, cả phi thuyền mất điện. Trong lúc lửa điện vẫn diễn ra, một bồn chứa oxy đã cạn và oxy trong bồn còn lại cũng đang tụt rất nhanh.

Áp suất bên trong thùng chứa oxy số 1 liên tục giảm, xuống dưới 300 pound/ inch vuông (tức gần 21.1kg/cm2). Sau đó còn 200 pound/ inch (14kg/cm2). Phi hành đoàn nhận ra nếu áp suất bên trong thùng chứa tiếp tục giảm, họ sẽ đối mặt nguy cơ hết sạch oxy giữa không gian- và đó là thùng chứa oxy cuối cùng còn lại.

1 tiếng và 29 giây sau vụ nổ, phi hành đoàn đã tính đến phương án lên tàu cứu hộ. Lúc này bộ phận chỉ huy tại mặt đất phải đối mặt với vấn đề mang tính sống còn. Họ nhanh chóng soạn quy trình hoạt động mới cho phi hành đoàn. Việc định hướng cho con tàu đã được giải quyết, nhưng làm thế nào để khởi động lại động cơ và quay về?

Tàu cứu hộ có thể hoạt động được 45 tiếng. Oxy không phải là mối lo ngại nhờ lượng dự trữ rất dồi dào.

Nước là vấn đề đáng lưu tâm. Lượng nước ban đầu được dự tính là sẽ được sử dụng hết trước khi quay về Trái Đất 5 tiếng. Tuy nhiên kinh nghiệm từ chuyến bay Apollo 11 cho thấy máy móc trên tàu có thể hỏng hóc nếu không được làm mát bằng nước sau khoảng 7 hoặc 8 tiếng. Phi hành đoàn Apollo 13 quyết định tiết kiệm nước, chỉ còn khoảng 150ml/ ngày, tức bằng 1/5 trước đây. Họ cũng chuyển sang uống nước trái cây và ăn thức ăn dạng lỏng. Chính vì thế, cả nhóm mất nước và sụt cân nghiêm trọng. Ghi chép cho thấy phi hành đoản chỉ uống khoảng hơn 14 lít nước, chỉ 9% so với tiêu chuẩn.

Bài toán hóc búa nhất với các phi hành gia lúc này là “làm thế nào để quay về an toàn”. Bộ phận dẫn đường không giúp gì được trong tình huống này. Con tàu được cài đặt để có thể “biết đường” đi từ Mặt Trăng quay về Trái Đất, còn tình huống đang trôi dạt giữa không gian như thế này, Apollo 13 bó tay.


Bộ phận mặt đất họp bàn phương án giải cứu

Trong quy trình hướng dẫn có sử dụng thiết bị AOT, đây là một dạng kính thiên văn, dùng các vì sao để định vị. Các dữ liệu này được nạp vào máy tính giúp tính toán vị trí tạm thời của Apollo 13, từ đó tìm đường về nhà.

Hành trình quay lại Trái Đất khó khăn do thiếu hụt thức ăn và nước uống. Cả nhóm cũng không thể ngủ được vì lạnh. Hệ thống điện trên tàu bị tắt, cả tàu mất nguồn sưởi. Nhiệt độ giảm xuống còn 38 độ F (tức khoảng 3,3 độ C) và thành tàu bị đóng băng.


Tàu cứu hộ đáp xuống Thái Bình Dương

Cuộc điều tra của NASA


Phi hành đoàn trên tàu được đón lên tàu USS Iwo Jiwa

Sau khi phi hành đoàn đáp xuống tại một khu vực gần Samoa ở Thái Bình Dương thành công, một cuộc điều tra về nguyên nhân tai nạn được tiến hành kỹ lưỡng. Ủy ban đánh giá tai nạn tàu Apollo 13 kết luận nguyên nhân là do việc nâng cấp hệ thống sưởi từ 28V lên 65V, nhưng phần công tắc điều nhiệt lại không được nâng cấp tương ứng. Trong lần thử nghiệm cuối cùng trên bệ phóng, các máy sưởi đã hoạt động trong một thời gian dài. Điều này khiến hệ thống dây điện trong vùng lân cận của máy sưởi phải chịu nhiệt độ rất cao- 1.000 độ F, khoảng 538 độ C, nhiệt độ này sau đó đã được chứng minh là làm suy giảm nghiêm trọng lớp cách điện teflon. Các công tắc ổn nhiệt bắt đầu mở khi được cấp điện bằng 65 vôn DC và có lẽ đã được hàn đóng lại. Hơn nữa, các dấu hiệu cảnh báo khác trong quá trình thử nghiệm không được chú ý và bồn chứa bị hư hại sau tám giờ bị quá nhiệt, khiến Apollo 13 trở thành một quả bom ngoài không gian.


Dù không hoàn thành nhiệm vụ ban đầu là bay đến Mặt Trăng, nhưng sự trở về an toàn của toàn bộ phi hành đoàn Apollo 13 được xem là điều kỳ diệu trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Nguồn: NASA.
 
Tham gia
12/7/14
Bài viết
93
Được thích
46
#2
Cũng may là mọi người trở về được an toàn.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom