Thuỵ Điển giữ nguyên lệnh cấm mạng 5G còn Romania thông qua dự luật cấm mạng 5G của Huawei

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
725 #1

Tình hình cho mạng 5G của Huawei tiếp tục khó khăn khi mới đây, tòa án Thụy Điển đã duy trì lệnh cấm đối với công ty viễn thông khổng lồ Huawei Technologies của Trung Quốc bán thiết bị 5G tại nước này, còn Romania mới đây lại vừa thông qua luật cấm sử dụng kết nối cùa công ty này.

Theo đó, tờ South China Morning Post cho biết cơ quan quản lý Thụy Điển, cơ quan Bưu chính và Viễn thông đã cấm công ty này cùng với đối tác ZTE tham gia mạng vào tháng 10/2020 vì lo ngại về an ninh sau khuyến nghị của các dịch vụ tình báo của quốc gia này. Huawei cũng gặp phải điều tương tự vào tháng 12/2020.

"An ninh của Thụy Điển có tầm quan trọng lớn và tòa án hành chính đã tính đến việc chỉ có cảnh sát an ninh và các lực lượng vũ trang cùng có bức tranh tổng thể về tình hình an ninh và mối đe dọa đối với Thụy Điển", tòa án cho biết trong một tuyên bố vào hôm qua (22/6), dẫn theo tờ Reuters cho hay.


Một đại diện của Huawei cho biết công ty "thất vọng" với phán quyết này nhưng nói thêm rằng đây "không phải là phán quyết cuối cùng về trường hợp của chúng tôi".

"Chúng tôi hiện đang nghiên cứu sự phán xét và lập luận của tòa án nhằm xác định xem cần thực hiện thêm các biện pháp pháp lí nào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cánh cửa của chúng tôi vẫn mở cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan để tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu bất kỳ mối lo ngại nào về an ninh", tuyên bố cho biết.

Phía Huawei cũng nói thêm rằng cơ quan quản lí đã "không đưa ra được bất kỳ sự kiện hoặc bằng chứng nào để chứng minh rằng thiết bị của Huawei có vấn đề về bảo mật kĩ thuật". Đây là đòn giáng mới nhất vào các kế hoạch châu Âu của Huawei sau một loạt lệnh cấm.


Đầu tháng 6/2021, Romania đã cấm công ty tham gia vào việc triển khai 5G với cũng cùng với lí do rủi ro bảo mật mà chúng ta sẽ nói đến ở phần cuối. Năm 2020, Anh đã cấm lắp đặt thiết bị 5G của Huawei từ tháng 9/2021 và loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G cho tới năm 2027 và chi tiết có thể xem lại tại đây.

Các quốc gia châu Âu khác gồm Pháp và Đức đã cân nhắc về lệnh cấm đối với Huawei. Tháng 7/2020, EU đã khuyến khích các nước thành viên ngừng sử dụng các nhà cung cấp có thể gây thêm rủi ro về an ninh mạng, một động thái được nhiều người coi là nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Quyết định duy trì lệnh cấm của tòa án Stockholm sẽ làm dấy lên suy đoán rằng gã khổng lồ Thụy Điển Ericsson, vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là khách hàng của Huawei sẽ phải đối mặt với sự trả đũa ở Trung Quốc.


Trả lời câu hỏi về lệnh cấm của Thụy Điển đối với Huawei và ZTE vào tháng 1/2021, Trung Quốc cho biết họ sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ các công ty của mình ở nước ngoài.

"Chúng tôi kêu gọi Thụy Điển ngay lập tức sửa đổi cách tiếp cận của mình, xem xét vị trí tổng thể của hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước và gặp Trung Quốc để tìm ra một giải pháp khả thi", cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Gao Feng (hiện làm cho Bộ Thuơng mại) cho biết.

Truyền thông Thụy Điển đưa tin rằng sau lệnh cấm đối với Huawei, giám đốc điều hành Ericsson đã vận động Anna Hallberg, bộ trưởng thương mại nước này nói rằng lệnh cấm sẽ "có hại cho Ericsson" vì nó "loại bỏ đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của chúng tôi theo cách mà không quốc gia EU nào khác có".


Các công ty Thụy Điển đã cảm thấy thất bại ở Trung Quốc trong năm 2021, chẳng hạn như gã khổng lồ quần áo Thụy Điển H&M là tâm điểm của cuộc tẩy chay của người dùng (được phát động bởi Đoàn Thanh niên CCP*) sau tuyên bố sẽ không sử dụng bông từ vùng Tân Cương, miền Tây Trung Quốc vì nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức.

"Ngay cả khi chính phủ Trung Quốc không cố gắng gửi một tín hiệu đến Thụy Điển về việc tẩy chay H&M thì người dân ở Thụy Điển cũng nhận thấy điều đó, đó là một tin lớn ở đây. Có một kì vọng chung rằng sự trả đũa kinh tế từ Trung Quốc cũng là vì vụ việc Huawei có thể xảy ra", Bjorn Jerden, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Trung Quốc của Thụy Điển cho biết. Các vấn đề của công ty cũng tiếp tục xuyên Đại Tây Dương.

Vào đầu tháng 6/2021, chính quyền Biden đã đưa Huawei vào danh sách 59 công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng có quan hệ với các ngành công nghiệp giám sát hoặc quân sự của Trung Quốc, ngăn cấm các thực thể Mỹ đầu tư vào các công ty và chi tiết có thể xem lại tại đây.


Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London - Anh nói rằng các sự kiện gần đây cho thấy "vấn đề với Huawei vượt ra ngoài cách tiếp cận rất bất thường của chính quyền Trump".

"Với việc Trung Quốc ngày càng có sự đại diện của các nhà ngoại giao Wolf Warrior (tức ngoại giao chiến lang), Huawei cam đoan rằng vai trò của họ trong các cơ sở hạ tầng quan trọng gồm cả mạng 5G, có vẻ không đủ làm yên lòng các nền dân chủ không phải là bạn của Trump", ông Tsang nói.

"Huawei sẽ phải chấp nhận rằng sự tín nhiệm tồn tại dựa trên cách người khác nhìn nhận về một người, chứ không phải bởi một người khẳng định rằng không ai cần phải lo lắng về tôi, vì tôi là tất cả và trên cả hội đồng quản trị", ông cho biết thêm.


Còn hôm 11/6 vừa qua, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã kí dự luật do Washington hậu thuẫn nhằm ngăn cản hiệu quả Trung Quốc và Huawei tham gia vào quá trình phát triển mạng viễn thông 5G của nước này vì những lo ngại về an ninh.

Chính phủ của Thủ tướng Florin Citu thuộc liên minh trung hữu của ông Iohannis, đã thông qua lệnh cấm vào tháng 4/2021 với các công ty do Trung Quốc kiểm soát và quốc hội sau đó đã đóng dấu thông qua.

Châu Âu đã nổi lên như một chiến trường trong "Chiến tranh Lạnh" về công nghệ đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington và các đối thủ cạnh tranh của Huawei ở Châu Âu là Ericsson và Nokia có thể trở thành nhà cung cấp độc quyền nếu Trung Quốc ngừng hoạt động.


Dự luật bắt nguồn từ bản ghi nhớ giữa Mỹ và Romania năm 2019, theo đó thì 2 chính phủ đã nói rằng "như một phần của phương pháp tiếp cận bảo mật dựa trên rủi ro, cần đánh giá cẩn thận và đầy đủ các nhà cung cấp 5G" với những nhà cung cấp do chính phủ nước ngoài kiểm soát và thiếu cơ cấu sở hữu minh bạch sẽ bị loại trừ.

Romania là một đồng minh trung thành của Washington ngay cả trước khi nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (hay NATO) vào năm 2004.

Washington coi Huawei là một nhánh trong bộ máy giám sát toàn cầu của CCP*. Huawei đã nhiều lần phủ nhận việc làm gián điệp cho nhà nước Trung Quốc.

*: tức Chinese Communist Party, Đảng Cộng sản Trung Quốc.



 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom