Mỹ áp lệnh trừng phạt lĩnh vực máy tính lượng tử và công nghệ điều hướng với Trung Quốc

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
799 #1

Các công ty điện toán lượng tử, nhà sản xuất chip nhớ và nhà cung cấp chip điều hướng nằm trong số các doanh nghiệp Trung Quốc bị ảnh hưởng khi bị thêm danh sách đen mới nhất của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy tham vọng công nghệ của Bắc Kinh vẫn nằm trong tầm ngắm của Washington khi căng thẳng giữa hai nước vẫn gia tăng.

Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ hôm 24/11 đã thêm 8 công ty Trung Quốc và các tổ chức nghiên cứu được nhà nước hậu thuẫn vào cái gọi là Danh sách thực thể (hay Entity List), vốn hạn chế quyền truy cập vào các công nghệ của Mỹ với lí do lo ngại về an ninh quốc gia.

Trong số 8 cái tên bị thêm danh sách đen có QuantumCTek, đã được niêm yết trên thị trường STAR của Trung Quốc (khá giống với Nasdaq của Mỹ) vào năm 2020 và công ty con là Shanghai QuantumCTeck.


QuantumCTek tự nhận mình là công ty tiên phong của Trung Quốc trong lĩnh vực điện toán lượng tử và dẫn đầu trong việc thương mại hóa công nghệ này.
Công ty này gần đây đã kí thỏa thuận với iFlytek, nhà cung cấp công nghệ nhận dạng giọng nói dựa trên trí tuệ nhân tạo hàng đầu của nước này nhằm cùng nhau khám phá việc đưa công nghệ điện toán lượng tử vào các sản phẩm AI. iFlytek cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Một công ty khác được thêm vào danh sách là Hunan Goke Microelectronics có trụ sở chính tại TP. Trường Sa và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.


Goke Microelectronics là một trong những nhà phát triển chip quan trọng của Trung Quốc cung cấp chip điều khiển lưu trữ, chip video cho camera giám sát và chip GPS sử dụng điều hướng và định vị.

Cổ phiếu của công ty đã giảm gần 20% trong phiên giao dịch sáng 25/11 sau khi bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Goke thiết kế chip nhưng cần các đối tác sản xuất như nhà sản xuất chip hợp đồng Semiconductor Manufacturing International Co., công ty cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen, nhằm giúp sản xuất chip của mình.
Trước đó, Goke cho biết trong một hồ sơ trên thị trường chứng khoán rằng bất kì hạn chế nào với khả năng mua thiết bị, phần mềm hoặc công cụ của công ty có thể làm chậm sự phát triển công nghệ của mình.


Hangzhou Zhongke Microelectronics, được thành lập vào năm 2004, cũng là công ty nổi tiếng chuyên cung cấp chip tần số vô tuyến và định vị vệ tinh. Các sản phẩm của công ty gồm hộp cài đặt (hay setup box) sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou, câu trả lời cho hệ thống GPS của Trung Quốc.

Cũng được thêm vào danh sách này là New H3C Semiconductor Technologies, một công ty con của tập đoàn Tsinghua Unigroup có tiềm lực về tài chính và cung cấp chip nhớ, một thành phần quan trọng cho các sản phẩm điện tử.
Trong các tuyên bố công khai, một số công ty đã hạ bớt tác động trước động thái của Mỹ. Công ty Goke cho biết trong hồ sơ vào tối hôm 25/11 rằng đang "tích cực ứng phó" với tình hình và sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến.


Công ty QuantumCTek hôm qua (26/11) cho biết tác động của việc bị thêm vào danh sách Thực thể là "có thể kiểm soát được", vì công ty sở hữu các công nghệ cốt lõi của riêng mình và ưu tiên phát triển nội bộ và tìm nguồn cung ứng tại chỗ.

Unisplendour, công ty mẹ của New H3C cho biết đang xem xét quyết định của Bộ Thương mại Mỹ nhằm biết rõ hơn lí do tại sao công ty con của mình lại bị đưa vào danh sách. Cả ba công ty cho biết không lường trước được bất kì tác động tức thời nào đến hoạt động hoặc hiệu quả tài chính.

Động thái mới nhất của Mỹ chống lại các công ty Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, dù ông Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc đàm phán qua hình thức trực tuyến vào tuần trước.


Bộ Thương mại Mỹ cho biết hành động này nhằm ngăn chặn các công nghệ của Mỹ được sử dụng cho các nỗ lực tính toán lượng tử của Trung Quốc có thể được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, chẳng hạn như "ứng dụng trong việc chống tàng hình và tàu ngầm, cũng như khả năng phá vỡ mã hóa hoặc phát triển mã hóa không thể phá vỡ".

Mỹ từng cho biết rất ngạc nhiên và lo ngại về các vụ thử tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu dạn hạt nhân của Trung Quốc hồi mùa hè vừa qua, dù nước này bác bỏ điều đó. Thông tin này được tờ Finacial Times cho biết đầu tiên.
Danh sách đen mới nhất với các công ty này có thể làm chậm tham vọng xây dựng chuỗi cung ứng có thể kiểm soát, bảo đảm và tự chủ của Trung Quốc, Jeff Pu, nhà phân tích công nghệ của Haitong International Securities cho biết với tờ Nikkei Asia.


"Với dộng thái đưa vào danh sách đen cũng cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng", ông Pu cho biết thêm. Nhiều công ty Trung Quốc hiện vẫn dựa vào các công nghệ của Mỹ, gồm các công cụ và thiết bị thiết kế, cũng như các tài sản trí tuệ nhằm phát triển chip và các công nghệ khác.

Hiện Trung Quốc chưa có phản hồi gì về thông tin này. Bên cạnh Trung Quốc, quân đội Nga và đơn vị phổ biến vũ khí hạt nhân và tên lửa Pakistan cũng bị Mỹ liệt vào danh sách đen. Chi tiết hơn, bạn có thể vào đây.



Theo Nikkei Asia.​
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom