Mảnh vỡ tên lửa đẩy của Trung Quốc rơi mất kiểm soát xuống khu vực Đông Nam Á

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
2425 #1

Vào hôm 30 tháng 7, bộ phận đẩy nặng 22 tấn - dài 30,5m của tên lửa Long March 5B (Chường Trinh), được Trung Quốc phóng vào không gian hôm 24/7 nhằm đưa mô-đun thứ hai (Wentian) lên trạm vũ trụ Tiangong (Thiên Cung) đã rơi mất kiểm soát xuống khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo trước đó, Long March 5B thực hiện sứ mệnh đưa mô-đun chứa các thiết bị hỗ trợ thí nghiệm khoa học, ba không gian phụ làm buồn ngủ và một bộ phận hỗ trợ dưỡng khí khi phi hành gia đi bộ ngoài không gian. Sau khi tiến hành đẩy tên lửa lên không gian, tầng lõi của Long March 5B tự động tách rời để quay trở về Trái Đất. Tuy nhiên, bộ phận này không kích hoạt lại động cơ để thực hiện quy trình đáp có kiểm soát, khiến nhiều người lo ngại.

Trong một tweet của Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ, tên lửa Long March 5B đã quay trở lại bầu khí quyển lúc 12:45 PM ET (thứ Bảy). Mặc dù Trung Quốc đã tiếp cận đến nơi đáp dự kiến của bộ phận này gần bờ biển đảo Palawan (một phần của Philippines), nhưng hầy hết các mảnh vỡ đã bốc cháy trên biển Sulu giữa Philippines và Malaysia.

Người dân ở một số vùng tại Malaysia đã nhìn thấy các mảnh vỡ của tên lửa rơi mất kiểm soát trên bầu trời và quay được video khi chúng rơi xuống Trái đất. Theo Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết, mảnh vỡ tên lửa đẩy sẽ đáp xuống gần Sibu, Bintulu hoặc Brunei, các thành phố nằm dọc theo bờ biển phía bắc của Borneo.


Tờ The Star đưa tin, hai gia đình ở Batu Niah, Sarawak, đã được yêu cầu sơ tán khỏi nhà do nguy cơ phóng xạ sau khi một vật thể đen không xác định được cho là một phần của tên lửa đẩy rơi xuống vào hôm Chủ Nhật.

Quản trị viên NASA Bill Nelson đã chỉ trích Trung Quốc vì không tiết lộ thông tin chi tiết và đây có thể là một sự cố gây chết người. "Tất cả các quốc gia phát triển hàng không vũ trụ nên tuân theo những phương pháp tiêu chuẩn đã được thiết lập và thực hiện phần việc của mình, cần phải chia sẻ trước các thông tin này nhằm phục vụ cho mục đích đoán đáng nguy cơ tác động của mảnh vỡ, đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải hạng nặng, như Long March 5B, vốn có rủi ro đáng kể về thiệt hại người và tài sản. "

Đây là lần thứ ba tên lửa đẩy của Long March 5B thực hiện quy trình đáp không kiểm soát. Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2020, mười ngày sau khi phóng và các mảnh vỡ rơi thực tiếp vào Bờ Biển Ngà. Lần thứ hai xảy ra vào năm ngoái, một phần của tên lửa đẩy đã rơi xuống Ấn Độ Dương.


TECHRUM.VN / THEO: TECHSPOT
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom