7 Sai Lầm Nguy Hiểm Thường Gặp Trong Thiết Kế Kho Hàng

Tham gia
6/1/21
Bài viết
42
Được thích
0
187 #1
Tối ưu quản lý kho hàng và hậu cần là một trong những giải pháp hiệu quả để cắt giảm chi phí và cải thiện chất lượng chuỗi cung ứng. Theo chân Giá Kệ Vinatech Group cùng những chuyên gia hàng đầu trong tư vấn thiết kế kho bãi chỉ ra những sai lầm phổ biến khi thiết kế và nâng cấp hệ thống kho bãi. Hãy ghi nhớ và tránh những “tử huyệt” sau đây:

1. Khu vực giao hàng và nhận hàng trùng nhau hoặc nằm trên cùng một đường line di chuyển
Theo nguyên tắc chung, việc phân luồng vị trí chức năng sẽ giúp kho bãi hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều và tránh được tình trạng luồng hàng hóa di chuyển và quy trình làm việc của nhân viên kho gặp nhiều khó khăn. Việc có cùng một khu vực tuy tiết kiệm được một phần không gian nhà kho nhưng việc vận chuyển và giao – nhận hàng sẽ chậm chạp và kém hiệu quả.

Ví dụ: đơn hàng gửi đi có thể bị nhầm lẫn với đơn hàng đến và được đưa và kho nhập hàng. Xe tải vận chuyển và nhận hàng có thể bị tắc nghẽn tại “điểm giao”,…

2.. khu vực nhận hàng quá nhỏ hẹp
Ngay cả khi việc vận chuyển và nhận hàng là hai khu vực tiên biệt, các khu vực nhận hàng thường gặp phải tình trạng “thiếu hụt không gian”. Xuất – Nhập là hoạt động cơ bản của một hệ thống kho hàng lại bị “o ép” quá mức. Hãy đảm bảo khu vực nhận hàng của bạn có đủ không gian, không chỉ để chứa hàng tồn mà còn giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm tra chất lượng, dán mã, chia nhỏ và phân tách các mặt hàng.

3. Đường dẫn chọn di chuyển hàng hóa không được tối ưu hóa
Đường dẫn chọn di chuyển hàng hóa hiệu quả sẽ đẩy nhanh quá trình lưu kho giúp kho hàng hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị đơn hàng và giảm thời gian nhập kho hơn. Mặt khác, nếu đường dẫn chọn đơn hàng không được tối ưu hóa, có thể dẫn đến tiến độ giao hàng bị chậm trễ, vòng quay luân chuyển hàng chậm hơn là tăng chi phí lao động không cần thiết.

Vinatech Group gợi ý bạn một số cách để tối ưu hóa hệ thống dẫn – chọn hàng hóa trong kho chứa hàng.

1. Những món đồ thường được xuất ra cùng nhau nên được lưu trữ gần nhau

2. Thứ tự lấy hàng cần được sắp xếp và có quy trình cụ thể, với các nhân viên kho sau khi hoàn thành việc lấy hàng thì điểm kết thúc cần gần với khu vực vận chuyển cuối cùng.

3. Chọn các phương pháp lấy hàng phù hợp cho kho hàng của bạn ( chọn theo lô hàng, chọn hàng loạt hoặc chọn theo vùng).

4. Có khu vực “đệm” cho những mặt hàng có tần suất Xuất – Nhập lớn
Khu vực “đệm” có nghĩa là sẽ có một khu vực lưu trữ những mặt hàng đang phố biến và hiện có nhu cầu cao. Ý tưởng này sẽ giúp Xuất – Nhập nhanh hơn để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Khi có đơn đặt hàng một trong những mặt hàng này, nhân viên có thể nhanh chóng chọn hàng ở khu vực “đệm” để đóng gói và xuất đi. Khi số lượng hàng ở khu vực “đệm”

6. Không có khu vực riêng biệt cho hàng tồn kho, hàng trả lại, hàng hỏng lỗi,..
Hầu hết các Doanh nghiệp thường không có kế hoạch quản lý cho những “sản phẩm chết”. Có nhiều lý do khác nhau để một số sản phẩm không thể xuất kho như: thu hồi sản phẩm, khách hàng trả lại hàng, sản phẩm lỗi trong quá trình lưu kho,…

Đây là những tình huống điển hình, vấn đề xảy ra là khi “hàng tồn kho chết” này được lưu kho lẫn với hàng tồn kho thông thường. Theo kinh nghiệm 10 năm trong tư vấn thiết kế và cung cấp giá kệ lưu trữ cho kho hàng, Vinatech gợi ý các doanh nghiệp nên có một khu vực riêng cho những hàng hóa “đặc biệt” này để nhận viên không xuất hàng nhầm nó với những mặt hàng còn lại.

7. Thiếu biển báo và mã hàng để phân loại
“sản phẩm chết” không phải là vấn đề duy nhất cần được đánh dấu “nổi bật”. Tất cả các khu vực hàng tồn kho của doanh nghiệp cần được gắn biển và nhãn mã hàng để nhân viên. Bạn có thể sử dụng các biển báo lớn cho các khu vực khác nhau và chia nhỏ khu vực bằng cách sử dụng mã hóa màu cho các dòng chia nhỏ khu vực đã phân loại.

8. Trang thiết bị kho bãi đã lỗi thời và khi thiết kế lại không có kế hoạch dài hạn
Ngoài việc cần lập kế hoạch, bố trí biển bảng, đào tạo nhân viên kho, chú ý về an toàn lao động thì việc vận hành và quản lý kho hàng theo phương thức truyền thông được đánh giá là kém hiệu quả và gặp rất nhiều lỗi trong quá trình vận hành. Điển hình cho vấn đề này là hệ thống giá kệ - được ví như “xương sống” của kho chứa hàng. Những giá kệ cũ, kém linh hoạt và xuống cấp làm mọi cuộc “cải tổ” khác chỉ tác động đến phần ngọn của vấn đề.

Một hệ thống giá kệ với thiết kế thông minh, độ bền cao và linh hoạt trong nâng cấp và di dời theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. “Nếu bạn muốn mở mới hoặc nâng cấp kho chứa hàng hãy đi từ “gỗ rễ” và bổ sung “phần ngọn” cho những bước tiếp theo” đây là lời khuyên từ những chuyên gia đầu ngành trong thiết kế và tối ưu kho bãi của Vinatech Group dành cho bạn.
 
Top Bottom