7 xu hướng trên smartphone nên được các hãng loại bỏ vào năm 2021 tới đây

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
908 #1

Nhìn lại năm 2020, smartphone có lẽ không có quá nhiều sự thay đổi khi các hãng đều chỉ tinh chỉnh thiết kế và tiếp tục mang lại trải nghiệm cho người dùng. Tuy vậy, kết nối mạng 5G, màn hình gập và smartphone tầm trung đã có nhiều sự đột phá nhưng cũng có những điều cần phải sớm loại bỏ vào năm 2021 tới đây.

Loại bỏ chữ "5G" sau mỗi tên gọi sản phẩm


Có thể thấy rằng hậu tố "5G" dần phổ biến hơn kể từ cuối năm 2019 và cho đến năm 2020 này, khi nhiều sản phẩm chúng ta thấy có yếu tố này như Galaxy S20 series 5G, Galaxy Z Fold2 5G, OnePlus Nord 5G, LG Velvet 5G,.... nhằm ám chỉ rằng sản phẩm này có hỗ trợ kết nối mạng 5G mới nhất.

Tuy nhiên, khi việc triển khai mạng 5G dần dần rộng rãi hơn thì yếu tố này cần được loại bỏ sớm vào năm 2021 tới đây, dù thời điểm mạng 4G ra đời vẫn có một số smarphone in chữ này vào mặt lưng máy.

Một xu hướng ngớ ngẩn khác lại là nhà mạng Verizon của Mỹ, khi đã thêm cụm từ "UW 5G" trên smartphone nhằm biểu thị vùng phủ sóng 5G băng thông siêu rộng / mmWave. Một trong cái tên điển hình nhất chính là Nokia 8 V 5G UW, thế thì ta gọi ngắn nhất là Nokia 8.3 Verizon cho nhanh?


Xin đừng sử dụng chất liệu nhựa giả kính trên smartphone từ $1000 trở lên!


Khi nhắc đến đây, có lẽ chúng ta đã nghĩ ngay tới mẫu Galaxy Note20, khi Samsung lại dùng chất liệu này lên thiết bị có mức giá $1000. Nếu sử dụng cho các sản phẩm khác dưới $900 có lẽ sẽ không chuyện gì xảy ra.

Sử dụng vật liệu này làm cho smartphone rẻ hơn thì rất tốt nhưng khi đã xác định mua flagship đúng nghĩa thì đó là câu chuyện khác. Nếu như đưa lên dòng Galaxy A / Galaxy S FE sẽ là việc làm đúng dắn. Hơn nữa, người dùng mong muốn mặt kính trên flagship Samsung cần cải thiện tốt hơn.


Camera 2MP


Một trong những xu hướng camera gây khó chịu trong 2 năm gần đây là việc sử dụng ống kính 2MP chất lượng thấp nhằm tăng số lượng ống kính trên mỗi cụm camera.

Có thể thấy các hãng từ Xiaomi, realme cho đến Samsung lẫn OPPO đều dùng cách này nhằm quảng cáo về việc trang bị cụm bốn camera sau. Nhiều người mong muốn rằng thấy nhiều thương hiệu quyết định phương pháp tiếp cận chất lượng hơn thay vì là số lượng cho camera vào năm 2021.

Nói cách khác, các hãng cần cải thiện ống kính chính, ống kính góc siêu rộng hoặc là ống kính macro thay vì thêm nhiều ống kính hơn. Tiếp đến, nếu vẫn muốn giữ lại ống kính macro thì hi vọng rằng các cảm biến có độ phân giải cao hơn với khả năng lấy nét tự động thay vì chỉ có 2MP.


Sạc tốc độ chậm đến từ các hãng có tiếng


Nếu cụm từ "sạc nhanh" là điều gì đó khá lạ lẫm vào năm 2019 thì nay, mọi chuyện đã khác. Chúng ta có thể mua smartphone với khả năng sạc nhanh 65W hoặc thậm chí hơn 100W như OnePlus 8T 5G hay Mi 10 Ultra.

Tuy nhiên, điều gây khó hiểu là vẫn có những flagship lại không hỗ trợ sạc nhanh. Chẳng hạn như Motorola Edge Plus và Google Pixel 5 chỉ sạc nhanh 18W, iPhone 12 series 5G và LG V60 5G cũng chỉ cao hơn là 20W và 25W.

Dù sao đi nữa, việc sạc nhanh phải từ 30W trở lên cho các mẫu flagship chính là xu hướng cần phải triển khai vào năm 2021 tới đây.


OPPO khi ra mắt mẫu Ace 2 cho biết viên pin sẽ giảm còn 90% mức dung lượng sau 800 chu kì sạc (tức là 2 năm) với công suất sạc nhanh 65W, một con số khá ổn. Cuối cùng, các hãng vẫn nên ra mắt smartphone có sạc nhanh nhưng có thể tắt nó theo mặc định nếu các hãng muốn.

Cập nhật phần mềm quá ít


Google đã cam kết cung cấp 3 năm cập nhật hệ thống cho dòng Pixel của mình. Samsung cũng tham gia theo khi đưa ra cam kết 3 năm đối với các bản cập nhật Android cho một số thiết bị. Đó là một trong số ít những điểm sáng cho khoản này vào năm 2020.

Tuy nhiên, OnePlus lại xác nhận chỉ 1 bản cập nhật cho Nord N10 | N100, Motorola cho rằng có thể bỏ qua việc cam kết cập nhật 1 phiên bản cho mẫu Edge Plus với mức giá $1000 nhưng rồi lại thay đổi và trở lại 2 bản cập nhật. Vấn đề được đặt ra là tại sao ta không làm điều này ngay từ đầu?

Suy cho cùng thì việc người dùng giữ điện thoại của họ trong một thời gian dài hơn (có những người giữ máy tới 5 - 6 năm mới lên máy mới) và sự không chắc chắn về tình hình kinh tế giữa lúc dịch virus Corona vẫn rất phức tạp, việc nhiều thương hiệu cam kết cập nhật phần mềm rất ý nghĩa.


Mức giá cho flagship ngày càng tăng


Xiaomi, realme và OnePlus đều ra mắt các mẫu flagship trong năm 2020 với mức giá cao hơn so với các sản phẩm tiền nhiệm. Một phần của điều này rõ ràng là do giá chip cao cấp năm nay cao hơn.

Tuy nhiên, bên ngoài một số các hãng với động thái bất ngờ nhưng chúng ta vẫn khá thất vọng khi thấy sự khan hiếm của các mẫu flagship với giá cả phải chăng hơn vào năm 2020.

Một số flagship trang bị băng tần mmWave cho mạng 5G khiến giá đắt hơn khoảng $100 so với phiên bản 5G tiêu chuẩn, chẳng hạn như phiên bản Verizon của OnePlus 8 và Pixel 4a 5G. Hi vọng rằng flagship có giá hợp lý hơn vào năm 2021 nhưng máy trang bị băng tần mmWave khó có thể giảm giá.


Chất lượng phải hơn số lượng


Một trong những điều khiến nhiều người khó chịu trong những năm gần đây là nhiều OEM đang ra mắt rất nhiều điện thoại khi chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa chúng. Chẵng hạn như mẫu realme Narzo, liệu có cần thiết hay không khi điện thoại khác của realme cho trải nghiệm tương tự hay 7 - 8 biến thể của Redmi?

Về cơ bản vấn đề này dần được giải quyết nhưng người dùng cần thấy các hãng giảm bớt phần nào việc đổi thương hiệu vào năm 2021 sắp tới. Chắc chắn, đôi khi có những lý do chính đáng để đổi thương hiệu nhưng cũng có các hãng đã làm quá đà.




 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom