9 ngôn ngữ lập trình từ thập niên 1950 vẫn còn được dùng tới ngày nay

TR05

New Member
Tham gia
10/2/14
Bài viết
0
Được thích
1,805
5649 #1

Mặc dù cho tới nay đã có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được ra đời với những ưu điểm và sử dụng cho mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nhiều lập trình viên vẫn lựa chọn cho mình những ngôn ngữ cổ điển. Dưới đây là 9 ngôn ngữ lập trình có từ 1950 vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

1. ALGOL
  • Ra đời: 1958
  • Tên đầy đủ: Algorithmic Language
  • Tác giả: Một nhóm nhà khoa học máy tính của Châu Âu và Châu Mỹ
  • Phổ biến: 1958-1968
  • Mục đích chính: Chủ yếu là tính toán khoa học. Phục vụ chính cho phòng thí nghiệm hơn là thương mại hóa
  • Ngày nay: là "nhân" của nhiều ngôn ngữ phổ biến đang được sử dụng
2. COBOL

  • Ra đời: 1959
  • Tên đầy đủ: Common Business-Oriented Language
  • Tác giả: Một ủy ban khoa học lớn bao gồm nhà khoa học máy tính tiên phong Grace Hopper
  • Phổ biến: 1960-1980
  • Mục đích chính: Sử dụng cho hệ thống kinh doanh lớn: kế toán, bảo hiểm
  • Ngày nay: Vẫn được giảng dạy trong các trường học do sở hữu một bộ mã đồ sộ
3. PL/I
  • Ra đời: 1964, giới thiệu 1969
  • Tên đầy đủ: Programming Language One
  • Tác giả: IBM
  • Phổ biến: Đầu thập niên 1970
  • Mục đích chính: Ngôn ngữ dùng chung cho các máy chủ IBM. Thay thế cho COBOL, FORTRAN và các ngôn ngữ hiện đại khác. Được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô hơn Phương Tây
  • Ngày nay: Đã được cập nhật để có thể xử lí các Web Code
4. PASCAL

  • Ra đời: 1968
  • Tên đầy đủ: Là tên nhà toán học Blaise Pascal
  • Tác giả: Niklaus Wirth
  • Phổ biến: Thập niên 1980
  • Mục đích chính: Được sử dụng chủ yếu cho việc giảng dạy và phát triển phần mềm cho máy tính Apple thời đầu. Năm 1958, phiên bản phổ biến rộng rãi do Microsoft phát hành có tên Turbo Pascal
  • Hiện nay: Vẫn được sử dụng cho việc giảng dạy lập trình hướng đối tượng, nhưng ít hơn so với 30 năm trước
5. LISP
  • Ra đời: 1958
  • Tên đầy đủ: List Processing
  • Tác giả: John McCarthy
  • Phổ biến: Thập niên 1960
  • Mục đích chính: Sử dụng cho trí tuệ nhân tạo, hệ thống phòng không, trò chơi bài Black Jack
  • Ngày nay: Vẫn là một trong những ngôn ngữ chủ yếu cho trí tuệ nhân tạo
6. APL

  • Ra đời: 1962
  • Tên đầy đủ: A Programming Language
  • Tác giả: Ken Iverson
  • Phổ biến: Thập niên 1960
  • Mục đích chính: Chủ yếu phục vụ toán học, tuy nhiên do sử dụng chữ Hy Lạp nên cần phải có bàn phím đặc biệt và phải đọc từ phải sang trái
  • Ngày nay: Được sử dụng để xác định ADN và các lí thuyết tính toán
7. FORTRAN

  • Ra đời: 1957
  • Tên đầy đủ: Formula Translator
  • Tác giả: John Backus, viết cho IBM
  • Phổ biến: Thập niên 1960, 1970
  • Mục đích chính: Là ngôn ngữ đầu tiên được viết bằng tiếng anh sau đó được dịch bằng trình biên dịch. Sử dụng chủ yếu cho tính toán khoa học
  • Ngày nay: Vẫn được các nhà vật lí, kĩ sư sử dụng rộng rãi
8. LOGO
  • Ra đời: 1967
  • Tên đầy đủ: Bắt nguồn từ chữ "LOGOS" trong tiếng Hy Lap, có nghĩa là lời nói hay suy nghĩ
  • Tác giả: Seymour Papert, Wally Feurzeig và một nhóm làm việc với Papert tại phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo MIT
  • Phổ biến: Thập niên 1970, 1980
  • Mục đích chính: Được sử dụng để giảng dạy cho trẻ em cách lập trình
  • Ngày nay: Vẫn được sử dụng để giảng dạy, ngoài ra còn có một phiên bản dùng để lập trình mạch Arduino, mạch được sử dụng cho điều khiển robot
9. ADA

  • Ra đời: 1980
  • Tên đầy đủ: Tên lập trình viên Ada Lovelace
  • Tác giả: Jean Ichbiah
  • Phổ biến: Thập niên 1980
  • Mục đích chính: Được sử dụng cho kiểm soát quân sự và giao thông hàng không
  • Ngày nay: Vẫn được sử dụng trong trung tâm điều khiển không lưu
 
Last edited by a moderator:

Danh Nguyen

New Member
Tham gia
21/3/14
Bài viết
22
Được thích
8
#2
Mình nhớ Pascal là ngôn ngữ lập trình cấu trúc mà ta. Nó đâu có khai báo đối tượng và kế thừa gì đâu mà hướng đội tượng nhỉ.
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom