Alan Turing: Chuyên gia mật mã hàng đầu đã cứu thế giới khỏi chiến tranh và cái chết tức tưởi

thudm

Well-Known Member
Tham gia
28/6/19
Bài viết
1,335
Được thích
701
2322 #1

Alan Turing là thiên tài toán học người Anh, đã lãnh đạo các cộng sự của mình phá vỡ loạt thông tin được mã hóa quan trọng của quân đội phát xít và góp phần đem lại chiến thắng quan trong cho phe Đồng minh trong thế chiến thứ 2. Dù vậy, với khuynh hướng giới tính của mình, ông đã bị xã hội lúc bấy giờ kỳ thị nặng nề và đã tự kết liễu mình bằng xyanua khi mới 41 tuổi.

Turing sinh ngày 23/06/1912 tại London, Anh. Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp đại học Cambridge danh giá. Khi thế chiến thứ 2 nổ ra, ông làm việc cho chính phủ Anh và được giao nhiệm vụ phát triển "Bombe"- loại thiết bị phá mật mã.


Lúc này, phe Đồng Minh bắt được rất nhiều thông điệp mà người Đức truyền cho nhau nhưng họ không cách nào hiểu được vì chúng đã được quân đội Đức mã hóa kỹ càng. Bombe chính là hy vọng để người Anh hiểu được các tướng Đức điều binh như thế nào.

Turing được xem là cha đẻ của khoa học máy tính và trí thông minh nhân tạo. Máy Bombe có thể xử lý và giải các mật mã rất nhanh với độ chính xác cao. Người ta từng ghi nhận nó có thể giải đến 89,000 thông điệp mỗi ngày. Nhờ các thông tin quý giá này mà nước Anh nói riêng và phe Đồng Minh nói chung đã tránh được vô số các trận chiến đẫm máu.


Kết thúc chiến tranh, Turing được vua George VI của Anh quốc ghi nhận công trạng bằng những tước hiệu cao quý. Ông vẫn tiếp tục làm việc trong ngành khoa học máy tính và đã tạo ra engine máy tính tự động (ACE- Automatic computing engine). Đây được xem là chiếc máy tính đầu tiên trong thời kỳ này. Các đồng nghiệp của Turing cho rằng máy có thiết kế quá cồng kềnh và đã nỗ lực để thu nhỏ kích thước sản phẩm. Sau đó, đại học Manchester đã thành công và Turing trở thành Phó Giám đốc cho dự án này. Ông cũng là người lập trình cho máy.

Dù góp công to lớn trong cuộc chiến tranh thế giới lần 2 và có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành khoa học sau đó, Turing vẫn là nạn nhân của nạn kỳ thị giới tính. Trong thập niên 50 của thế kỷ trước tại Anh, những người đồng tính và lưỡng tính bị săn lùng gắt gao và bị xem như tội phạm. Turing cũng không phải ngoại lệ.

Thàng 1/1952, Turing bị khởi tố vì "hành vi không đứng đắn" với một người đàn ông khác tại Manchester. Dù là "tài sản quốc gia" và là người lãnh đạo của Phòng giải mã thuộc Sở Thông tin Chính phủ, Turing vẫn bị tuyên là có tội.

Tháng 3 năm đó, Turing nhận tội. Để không chịu án tù, ông chấp nhận hình thức thiến hóa học- chịu tiêm hormone để giảm ham muốn tình dục của mình.

Việc có tiền án khiến ông mất việc tại cơ quan tình bảo của chính phủ. Bị ghét bỏ và bị tước các quyền công dân, Turning tự sát bằng thuốc độc xyanua ngày 8/6/1954, khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến sinh nhật thứ 42.

13 năm sau, vào ngày 14/6/1967, luật phát của Anh mới không còn xem những người đồng tính là tội phạm.

Dù vậy, Turing vẫn được xem là một nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại. Năm 2009, Thủ tướng Anh lúc đó là Gordon Brown thay mặt chính phủ Anh đã lên tiếng xin lỗi Turing vì những đối xử bất công dành cho ông. Năm 2013, Nữ hoàng Elizabeth II xá tội cho Turing.


Nhân ngày sinh thứ 109 của Alan Turing, hôm qua ngân hàng Anh đã phát hành tờ 50 bảng với hình ảnh của ông. Đây được xem là sự vinh danh cho một nhà khoa học đã chịu nhiều bất công và phải chọn cái chết khi còn quá trẻ. Đây cũng là lần đầu tiên một người đồng tính xuất hiện trên tờ bạc của Anh, và đồng tiền này cũng được phát hành trong tháng 6- Tháng tự hào của cộng đồng LGBTQ+.


Năm 2014, bộ phim The Imitation Game đã khắc họa lại cuộc đời của Alan Turing với Bennedict Cumberbatch đóng chính, thu về 233 triệu đô trên toàn cầu, dù chi phí sản xuất chỉ có 14 triệu đô. The Imitation cũng đạt Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất.

Theo NBC News.​

Xem thêm:
 
Được thích: Lipo

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom