Bản mã chân cột

Tham gia
6/5/21
Bài viết
72
Được thích
0
792 #1
Hiện nay, bản mã là một sản phẩm được sử dụng phổ biến cho các công trình lớn nhỏ. Bản mã có nhiều loại, trong đó bản mã chân cột là sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản mã chân cột là gì cũng như những yêu cầu cơ bản cần có ở bản mã chân cột. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm này.
1. Bản mã chân cột là gì?


Bản mã chân cột
Bản mã chân cột là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong thi công xây dựng. Theo đó, đây là một sản phẩm không thể thiếu được trong liên kết dầm cột của các công trình. Bản mã chân cột thường có hình dáng đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông hay hình thang. Chúng chứa hết các đường hàn liên kết thanh dàn vào bản mã, trong đó góc giữa cạnh bản mã với trục thanh không được nhỏ hơn 150 để đảm bảo sự truyền lực từ thanh vào bản mã…
>> Xem thêm: Bản mã là gì?
Bên cạnh đó, bề rộng của bản mã chân cột phải đảm bảo đủ bố trí liên kết (chiều dài đường hàn/bố trí bu lông). Bề dày của bản mã chân cột được xác định dựa trên độ mảnh và độ bền.
2. Đặc điểm của bản mã chân cột


Bản mã chân cột kết hợp cùng buông, đai ốc
Bản mã chân cột có hình dạng và cấu tạo đơn giản. Thông thường, các tấm bản mã được bắt gặp nhiều trong thực tế sẽ có hình vuông, hình chữ nhật hay hình thang, bề mặt của chúng được dập lỗ để cho bulong đi qua. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp các bản mã có hình tam giác, hình tròn, hình oval hoặc một hình dáng tùy chỉnh để phù hợp với các khớp nối, các cạnh của cột dầm.
Bu lông là một sản phẩm khá quan trọng khi đi kèm với bản mã chân cột và có ứng dụng quan trọng trong kết cấu thép xây dựng. Để tìm hiểu những thông tin cơ bản về bu lông, bạn có thể click tại đây.
Hình dạng, kích thước và độ dày của bản mã chân cột sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế dầm cột, lực và tải trọng của kết cấu thép để cho sản phẩm có thể chứa được hết các đường hàn liên kết thanh dàn (chiều dài đường hàn, cách bố trí bulong ốc vít). Và tuyệt đối phải giữ cạnh bản mã với trục thanh không được nhỏ hơn 150 để đảm bảo lực truyền từ thanh vào bản mã.
Để tìm hiểu về các bước sản xuất ra bản mã thép, bạn có thể truy cập đường link dưới đây:
>> Bản mã thép được gia công sản xuất như thế nào?
Do đó, trong quá trình thi công thực tế, việc lựa chọn bản mã được tính toán và lựa chọn rất kĩ lưỡng dựa trên việc xem xét tổng thể các tính chất của công trình từ vị trí thi công (Ví dụ: Bản mã sử dụng cho chân cột hay bản mã dùng để chịu lực liên kết bu lông), môi trường, vị trí thi công (Ví dụ: Vị trí khô ráo hay phải tiếp xúc với nước), thiết kế của công trình, yêu cầu về khả năng chịu lực của kết cấu,…
3. Vật liệu làm bản mã chân cột
Thông thường bản mã chân cột sẽ được làm từ thép cán nguội, thép mạ kẽm, thép không gỉ,… Trong đó, bản mã bằng thép mạ kẽm là loại có khả năng chống gỉ sét cao, độ cứng và tuổi thọ sử dụng cao.
Hiện nay, loại thép được sử dụng nhiều nhất để làm bản mã chân cột là thép SS400. Với độ cứng và lực kéo đứt cao, bản mã liên kết làm từ thép SS400 chuyên dùng để thi công nhà thép tiền chế hoặc thi công các công trình công nghiệp.
Để tăng khả năng bảo vệ cho bản mã, sau khi lắp đặt hoàn tất có thể sơn phủ lên bề mặt thép bản mã cũng như toàn bộ kết cấu thép của công trình xây dựng, kiến trúc.
Ngoài ra, bản mã cũng có thể được làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm. Tuy nhiên những chất liệu này không được dùng phổ biến trên thị trường bởi chúng thường chỉ phù hợp cho các cấu trúc nhỏ không yêu cầu cao về khả năng chịu lực.
4. Những lưu ý về thép bản mã trong xây dựng
  • Chiều rộng của thép phải được mã hóa đủ để sắp xếp chiều dài đường hàn, phân phối bu lông trên bề mặt.
  • Độ dày của tấm được xác định bởi độ dày và độ bền của vật liệu. Nếu thép tấm quá dày, nó sẽ làm hỏng bu lông, tuy nhiên nếu thép tấm quá mỏng, liên kết sẽ bị hư hỏng do nóng chảy của tấm.
>> Xem thêm: Bảng tra dung sai kích thước qua bài viết dưới đây:
>> Bảng tra dung sai kích thước
5. Bản mã được cắt bằng phương pháp nào?
Cắt bản mã bằng phương pháp cắt laser
Phương pháp cắt laser là phương pháp sử dụng chùm tia laser chiếu trực tiếp lên bề mặt chi tiết để truyền nhiệt vào bên trong, gây ra sự chuyển biến pha làm chảy hay bốc hơi phần chi tiết bị tiếp xúc để tạo ta các khoảng rỗng trên bề mặt chi tiết.
Mặt cắt bằng laser có ưu điểm là cho độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. Ít phải xử lí lại.
Cắt bản mã bằng phương pháp Plasma
Phương pháp này có tốc độ cắt nhanh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là đường cắt không chuẩn, đường cắt cạnh mặt cắt thường xảy ra hiện tượng bị vát. Các tấm thép có độ dày càng lớn thì độ vát càng cao nên không có tính thẩm mỹ cao.
Cắt bản mã bằng phương pháp cắt oxy – gas
Phương pháp này là phương pháp cắt lâu đời nhất, có khả năng cắt được những tấm thép rất dày. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là tạo ra độ vát cao khi cắt các tấm thép có độ dày lớn.
Cắt bản mã bằng phương pháp cắt tia nước

Cắt bản mã bằng tia nước
Phương pháp này còn có tên gọi khác là thủy động lực học. Đây là phương pháp cắt lợi dụng áp lực tia nước ở áp suất cực lớn để cắt thép. Ưu điểm của phương pháp này là cho thông số vết cắt rất nhỏ và mịn. Trong quá trình cắt sẽ không sản sinh ra nhiệt lượng nên không làm biến dạng vật liệu cắt.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bản mã, bu lông, đai ốc và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
15 năm kinh nghiệm trong sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (024)22 403 396 - (024)62 927 761
Mobile: 0904 511 158
Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.
Email: [email protected]
Web: Thanh ren| Ty ren | Đai treo ống | Đai treo| Ubolt| Vật tư cơ điện|
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom