Bật Bluetooth liên tục có ảnh hưởng thế nào đến pin smartphone?

Nguyễn_Cương

Well-Known Member
Tham gia
5/10/17
Bài viết
4,341
Được thích
2,501
12589 #1

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu bật Bluetooth tốn pin như thế nào? Tất cả các công nghệ hiện nay đều cần năng lượng, nhưng bao nhiêu năng lượng được tiêu thụ để hoạt động thì vẫn là một câu hỏi lớn. Bất chấp những tiến bộ trong công nghệ Bluetooth giúp giảm thiểu năng lượng được tiêu thụ, vẫn có rất nhiều người dùng smartphone tin rằng việc bật Bluetooth liên tục sẽ ngốn pin và lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Nhiều người thường có thói quen tắt Bluetooth, Wi-Fi, NFC và nhiều phần công nghệ khác khi không sử dụng chúng.

Đây là một thói quen khi nhiều người vẫn tắt Wi-Fi khi ra khỏi nhà và tắt Bluetooth sau khi nghe nhạc nhưng điều đó có cần thiết trong thời đại công nghệ “thông minh” hiện đại? Người dùng sẽ lãng phí bao nhiêu pin nếu bật Bluetooth trong khi không sử dụng? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, trang tin Androidauthority đã lấy một số smartphone và chạy một số bài kiểm tra.


Để tìm hiểu chính xác cách sử dụng Bluetooth ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, trang tin Androidauthority đã chọn ra năm mẫu smartphone khác nhau ra mắt vào năm 2020. Những chiếc smartphone trong thử nghiệm bao gồm: Samsung Galaxy S20 Plus , Huawei P40 Pro , ZTE Axon 11 , Xiaomi Poco F2 Pro và Realme X3 Superzoom. Androidauthority sử dụng những chiếc smartphone này trong 2 bài kiểm tra khác nhau, một tắt Bluetooth và hai bật Bluetooth để xem việc tắt Bluetooth có thực sự tiết kiệm pin hay không.

Trong suốt 26 giờ thử nghiệm "một ngày sử dụng smartphone thông thường" của người dùng, khi bật Bluetooth chỉ tiêu thụ thêm 1,8% pin so với thử nghiệm tắt Bluetooth. Cụ thể trung bình, các mẫu smartphone tiêu thụ 49,4% pin trong bài kiểm tra tắt Bluetooth so với 51,2% khi vẫn bật Bluetooth. Nếu tính theo chu kỳ sạc đầy, Bluetooth thường tiêu thụ thêm ít hơn 4% thời lượng pin. Vì vậy, tắt tính năng này có thể tăng thêm 10 đến 15 phút thời gian sử dụng cho một smartphone thông thường với hơn 5 giờ onscreen.


Có một sự khác biệt nhỏ giữa các smartphone trong thử nghiệm, Huawei P40 Pro và Poco F2 Pro có sự khác biệt lớn nhất khi bật và tắt Bluetooth - chênh lệch 3%. Trong khi đó, Samsung Galaxy S20 và Realme Superzoom ghi nhận mức tiêu hao năng lượng ít hơn một chút khi bật Bluetooth.

Chưa dừng lại ở đó, trang Androidauthority còn đưa ra thêm thử nghiệm thứ 2 khắt khe hơn để xác định mức độ ảnh hưởng của Bluetooth đến tuổi thọ pin khi bạn đang sử dụng smartphone. Để mô phỏng điều này, trang Androidauthority đã phát lại video trong bốn giờ liên tục giống như bạn sử dụng smartphone trên một chuyến bay dài để xem sự khác biệt về mức tiêu hao pin tương tự trên tất cả năm mẫu smartphone.

So sánh giữa tắt và bật Bluetooth không có kết nối cho thấy mức tiêu hao pin trung bình chỉ hơn 1,6% trong khoảng thời gian bốn giờ. Con số này vẫn còn rất nhỏ nhưng cho thấy mức tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với thử nghiệm trước đó. Nếu tính theo chu kỳ sạc đầy, xem video trong khi bật Bluetooth nhưng không kết nối sẽ làm tăng mức tiêu thụ Pin trung bình khoảng 6,6%.



Điều thú vị là có khá nhiều sự khác biệt giữa các mẫu smartphone trong thử nghiệm lần 2 này, Samsung Galaxy S20 Plus đã ghi lại kết quả chính xác khi bật và tắt Bluetooth. Trong khi đó, Realme X3 Superzoom có mức tiêu hao lớn nhất, với tốc độ tiêu hao thêm 4% pin trong hơn 4 giờ khi bật Bluetooth không kết nối. Lý do cho sự khác biệt này có thể là do tối ưu hóa phần cứng và phần mềm của các mẫu smartphone là khác nhau. Chip Exynos của Galaxy S20 Plus và Kirin của Huawei P40 Pro sử dụng dải vô tuyến khác với chip Snapdragon. Tương tự, mỗi biến thể phần mềm Android có thể có các thuật toán khác nhau cho khoảng thời gian ghép nối Bluetooth.

Vì vậy, Bluetooth không thực sự ảnh hưởng đến pin cũng như tiêu hao một ít năng lượng khi vẫn bật nhưng không sử dụng. Còn khi bạn đang sử dụng Bluetooth để kết nối với tai nghe ngoài trên smartphone của mình thì sao? Trang Androidauthority cũng đưa ra một thử nghiệm phát lại âm thanh tương tự cách người dùng sử dụng Bluetooth để kết nối tai nghe, nghe nhạc.



Kết quả cho thấy việc phát lại âm thanh qua Bluetooth tiêu thụ lượng điện năng tương đương với việc phát lại âm thanh qua loa hoặc tai nghe khi tắt Bluetooth. Trung bình, các mẫu smartphone ghi nhận mức tiêu thụ điện năng chỉ tăng 0,2% khi phát lại âm thanh qua Bluetooth. Lý do cho điều này là vì các thuật toán mã hóa âm thanh Bluetooth chạy hiệu quả trên bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP) được tìm thấy bên trong các mẫu smartphone hiện đại - tiêu thụ rất ít điện năng. Đồng thời, các mạch khuếch đại âm thanh sẽ tắt khi phát lại âm thanh qua Bluetooth. Điều này giúp cân bằng lượng điện tiêu thụ khi bạn nghe nhạc qua Bluetooth.

Sau cuộc thử nghiệm nho nhỏ này, trang Androidauthority đã rút ra kết luận rằng Bluetooth dường như không ảnh hưởng đến tuổi thọ pin khi smartphone đang ở chế độ chờ. Vì vậy, nó sẽ không làm cạn pin của smartphone trong thời gian dài không hoạt động hoặc nếu vô tình bạn bật qua đêm. Sự khác biệt nhỏ về mức tiêu hao pin giữa thử nghiệm không sử dụng và sử dụng Bluetooth tuy nhiên chỉ một vài phần trăm pin mà thôi, nó sẽ không ảnh hưởng và bạn thực sự không cần phải lo lắng.

 
Last edited by a moderator:

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom