Bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa là những bệnh nào?

LeNhung26

New Member
Tham gia
25/5/21
Bài viết
19
Được thích
0
188 #1
1. Bệnh cảm cúm
Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.
Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.
Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.
2. Bệnh viêm phổi
Khí hậu chuyển mùa từ thu vào đông phổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là phổi của trẻ em và người cao tuổi. Khi bị viêm phổi là tình trạng các túi phế nang trong phổi bị viêm nhiễm do một tổn thương nào đó gây nên. Viêm nhiễm làm hai phổi chứa đầy dịch nhầy hoặc mủ bất thường, làm người bệnh khó thở và tạo nên phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài. Đặc biệt bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phổi mà bạn không nên bỏ qua:
- Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở
- Không minh mẫn, lú lẫn (hay gặp ở người cao tuổi).
- Ho có đờm. Đờm có thể kèm theo mủ.
- Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược.
- Sốt, nhiệt độ cơ thể tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên,điều này hoàn toàn ngược lại ở người già, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Rối loạn nhịp tim.
Khi bạn có những dấu hiệu như trên và sức khỏe yếu đi cần phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, cần rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày giao mùa.
Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Bệnh đau xương khớp
Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Người bị bệnh đau xương khớp cần phải chú ý việc phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm ngay bằng nước lạnh. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp tình trạng đau quá cần đến nay cơ sở y tế để được các bác sĩ về chuyên khoa xương khớp thăm khám kịp thời để tránh để lại những biến chứng khó lường.
4. Bệnh suy tim
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lí tim mạch. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Bài này sẽ đề cập đến suy tim mạn tính.
Khi giao mùa giữa thu và đông người bị bệnh suy tim thường bị lại. Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi. Từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch. Vì thế người bệnh cần tìm đến các bác sĩ tim mạch thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình nhé!
5. Bệnh viêm xoang
Vào mùa thu đông bệnh viêm xoang ở nước ta luôn tăng cao, do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,...
Viêm xoang có thể phân ra làm 4 loại và dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:
  • Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt... Triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 - 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: là có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
  • Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.
6. Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu – lớp màng trong suốt bao phủ lên phần lòng trắng và mặt trong mi mắt. Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết.
Để phòng tránh căn bệnh này, người bệnh phải giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt thật sạch sẽ. Bệnh rất dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, không được dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nên đeo kính khi ra ngoài để tránh gió và bụi bẩn bay vào mắt, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.
 
Top Bottom