Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Bộ Công an ra mắt PC-COVID như một ứng dụng thống nhất hỗ trợ phòng chống dịch virus Corona

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
3490 #1

Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy khoảng 12 ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch do Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Bộ Công an phát triển, chưa tính đến các ứng dụng của các địa phương khiến nhiều người phải "cài" tùm lum để qua các chốt kiểm soát hoặc khi kiểm tra. Mới đây, lại có thêm một ứng dụng nữa ra đời.

Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp của ứng dụng Bluezone, cung cấp 9 tính năng chính là Thẻ COVID-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine - xét nghiệm; Cấp/quản lí mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần; Bản đồ nguy cơ và Phản ánh.

Trong đó một số tính năng được tổng hợp từ loạt ứng dụng phòng chống dịch trước đó như VHD, VNeID, Sổ sức khỏe điện tử, Bluezone (gốc) v.v...


Ứng dụng được liên thông để thực hiện đối soát, xác thực với 4 nguồn dữ liệu lớn và quan trọng gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 và cơ sở dữ liệu về xét nghiệm COVID-19. Điều đặc biệt là người dân chỉ cần cài mỗi ứng dụng này trong công tác phòng chống dịch.

Hiện tại bạn có thể cài đặt PC-COVID trên cả hai cửa hàng ứng dụng App Store và Play Store. Trong trường hợp đã sủ dụng Bluezone trước đó thì chỉ cần cập nhật ứng dụng.

Nếu mới sử dụng, bạn cần thực hiện các thao tác thiết lập ban đầu theo hướng dẫn dưới đây. Lưu ý rằng cách làm trên Android và iOS tương tự nhau
  • Mở ứng dụng PC-COVID, sau đó bấm Tiếp tục
  • Nhập số điện thoại để đăng kí
  • Bấm Tiếp tục và chờ nhận mã OTP. Ở bước này, theo quan sát của TECHRUM thì nhiều người gặp trục trặc với nhiều kiểu lỗi khác nhau
  • Sau đó, thông báo yêu cầu về quyền xuất hiện, bấm đồng ý và cấp quyền
  • Sau khi đồng ý, bạn tiến hành khai báo y tế theo đúng quy định
  • Khai báo y tế xong, bạn xem tình trạng và quay ra màn hình chính
  • Vào mục Quản lí mã QR, đây là nơi xem mã QR cá nhân và có thể chỉnh sửa / tải mã QR về máy. Nếu muốn tải mã QR, bạn cần đồng ý về cấp quyền

Ở giao diện chính của ứng dụng:
  • Ở vòng tròn xanh lá có khung vuông đứt, đây là nơi quét mã QR và bạn cần cấp quyền mới có thể tiến hành
  • Ở mục hình cái chuông, đây là nơi thông báo lịch sử hoạt động trên ứng dụng
  • Ở mục 4 chấm tròn, đây là nơi Tiện ích và có 5 mục gồm Câu ca dao / tục ngữ / ảnh đẹp ở trên cùng, Giới thiệu, Cài đặt, Nơi đã đến và Lịch. Nếu muốn tuỳ chỉnh, bạn vào mục Cài đặt.
  • Ở mục Phản ánh, chúng ta gửi phản ánh về thông tin dịch bệnh, các trường hợp nghi ngờ nhiễm, hay các vấn đề trong công tác thực hiện quy định, phòng chống dịch bệnh

Như vậy là xong rồi, cũng rất đơn giản và chi tiết về ứng dụng này, bạn có thể vào đây. Ngoài ra, trong mục hỏi đáp có 3 câu hỏi đáng chú ý:
  • Nếu không có điện thoại thông minh thì làm sao để có QR cá nhân?
    • Người dân có thể dùng mã QR trên thẻ Bảo hiểm Y tế hoặc Thẻ căn cước công dân để thay thế. Người dân cũng có thể nhờ người thân vào ứng dụng PC-Covid khai hộ bằng cách: Vào mục “Khai báo Y tế”, chọn “Khai hộ” để khai báo và lấy mã QR cá nhân, sau đó in mã QR ra và dùng bản in này thay cho mã MQ cá nhân.
  • Nếu không có điện thoại thông minh thì làm sao để tạo QR địa điểm?
    • Nếu không có điện thoại thông minh, bạn có thể nhờ người thân có điện thoại thông minh để tạo QR địa điểm trên ứng dụng PC-COVID
  • Ứng dụng có lưu lại thông tin của tôi không? Tôi có bị theo dõi không?
    • Ứng dụng không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt đặt ứng dụng trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên PC-COVID không sử dụng tới quyền đó.
    • Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên máy của người dùng và không thu thập vị trí. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
    • Dữ liệu của người dùng phục vụ phân tích, truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và chống dịch bệnh, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.
 
Sửa lần cuối:

Tina70

Active Member
Tham gia
13/2/17
Bài viết
222
Được thích
55
#2
Kiểm soát tất cả các phạm vi thông tin quyền cá nhân . . . !?:eek:
 

nong dan

Member
Tham gia
7/10/19
Bài viết
121
Được thích
19
#3
Nó cứ đồng bộ mãi không xong, đã xóa khi không còn kiên nhẫn
 
Tham gia
22/9/21
Bài viết
12
Được thích
2
#4

Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy khoảng 12 ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch do Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Bộ Công an phát triển, chưa tính đến các ứng dụng của các địa phương khiến nhiều người phải "cài" tùm lum để qua các chốt kiểm soát hoặc khi kiểm tra. Mới đây, lại có thêm một ứng dụng nữa ra đời.

Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp của ứng dụng Bluezone, cung cấp 9 tính năng chính là Thẻ COVID-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine - xét nghiệm; Cấp/quản lí mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần; Bản đồ nguy cơ và Phản ánh.

Trong đó một số tính năng được tổng hợp từ loạt ứng dụng phòng chống dịch trước đó như VHD, VNeID, Sổ sức khỏe điện tử, Bluezone (gốc) v.v...


Ứng dụng được liên thông để thực hiện đối soát, xác thực với 4 nguồn dữ liệu lớn và quan trọng gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 và cơ sở dữ liệu về xét nghiệm COVID-19. Điều đặc biệt là người dân chỉ cần cài mỗi ứng dụng này trong công tác phòng chống dịch.

Hiện tại bạn có thể cài đặt PC-COVID trên cả hai cửa hàng ứng dụng App Store và Play Store. Trong trường hợp đã sủ dụng Bluezone trước đó thì chỉ cần cập nhật ứng dụng.

Nếu mới sử dụng, bạn cần thực hiện các thao tác thiết lập ban đầu theo hướng dẫn dưới đây. Lưu ý rằng cách làm trên Android và iOS tương tự nhau
  • Mở ứng dụng PC-COVID, sau đó bấm Tiếp tục
  • Nhập số điện thoại để đăng kí
  • Bấm Tiếp tục và chờ nhận mã OTP. Ở bước này, theo quan sát của TECHRUM thì nhiều người gặp trục trặc với nhiều kiểu lỗi khác nhau
  • Sau đó, thông báo yêu cầu về quyền xuất hiện, bấm đồng ý và cấp quyền

  • Sau khi đồng ý, bạn tiến hành khai báo y tế theo đúng quy định
  • Khai báo y tế xong, bạn xem tình trạng và quay ra màn hình chính
  • Vào mục Quản lí mã QR, đây là nơi xem mã QR cá nhân và có thể chỉnh sửa / tải mã QR về máy. Nếu muốn tải mã QR, bạn cần đồng ý về cấp quyền

Ở giao diện chính của ứng dụng:
  • Ở vòng tròn xanh lá có khung vuông đứt, đây là nơi quét mã QR và bạn cần cấp quyền mới có thể tiến hành
  • Ở mục hình cái chuông, đây là nơi thông báo lịch sử hoạt động trên ứng dụng
  • Ở mục 4 chấm tròn, đây là nơi Tiện ích và có 5 mục gồm Câu ca dao / tục ngữ / ảnh đẹp ở trên cùng, Giới thiệu, Cài đặt, Nơi đã đến và Lịch. Nếu muốn tuỳ chỉnh, bạn vào mục Cài đặt.
  • Ở mục Phản ánh, chúng ta gửi phản ánh về thông tin dịch bệnh, các trường hợp nghi ngờ nhiễm, hay các vấn đề trong công tác thực hiện quy định, phòng chống dịch bệnh

Như vậy là xong rồi, cũng rất đơn giản và chi tiết về ứng dụng này, bạn có thể vào đây. Ngoài ra, trong mục hỏi đáp có 3 câu hỏi đáng chú ý:
  • Nếu không có điện thoại thông minh thì làm sao để có QR cá nhân?
    • Người dân có thể dùng mã QR trên thẻ Bảo hiểm Y tế hoặc Thẻ căn cước công dân để thay thế. Người dân cũng có thể nhờ người thân vào ứng dụng PC-Covid khai hộ bằng cách: Vào mục “Khai báo Y tế”, chọn “Khai hộ” để khai báo và lấy mã QR cá nhân, sau đó in mã QR ra và dùng bản in này thay cho mã MQ cá nhân.
  • Nếu không có điện thoại thông minh thì làm sao để tạo QR địa điểm?
    • Nếu không có điện thoại thông minh, bạn có thể nhờ người thân có điện thoại thông minh để tạo QR địa điểm trên ứng dụng PC-COVID
  • Ứng dụng có lưu lại thông tin của tôi không? Tôi có bị theo dõi không?
    • Ứng dụng không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt đặt ứng dụng trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên PC-COVID không sử dụng tới quyền đó.
    • Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên máy của người dùng và không thu thập vị trí. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
    • Dữ liệu của người dùng phục vụ phân tích, truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi cơ quan chính phủ và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và chống dịch bệnh, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.
App chính phủ mà giao cho mấy thằng uất ơ làm cái app như qq. Xoá
 
Tham gia
11/8/21
Bài viết
138
Được thích
0
#5
Sao nó kêu gửi OTP mà chờ mãi chả thấy đâu. Lúc gửi được OTP thì mã ấy đã quá hạn rồi
 

Theo dõi Youtube

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom