Các nhà lập pháp Ấn Độ xem xét thành lập cơ quan quản lí mới nhằm giám sát Facebook, Twitter

IMEI Phạm

Well-Known Member
Tham gia
2/6/19
Bài viết
1,842
Được thích
505
498 #1

Một ủy ban của quốc hội Ấn Độ đã khuyến nghị coi các mạng xã hội như Twitter và Facebook là nhà xuất bản và nên thành lập cơ quan quản lí nhằm giám sát, điều này có khả năng mở ra với các công ty có nhiều trách nhiệm hơn với nội dung do người dùng sáng tạo.

Theo đó, ủy ban cấp cao của quốc hội nước này đã đưa ra các khuyến nghị trên sau khi xem xét dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân từng được giới thiệu vào năm 2019, nhằm tìm cách bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và thực thi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với cách các công ty như Google của Alphabet Inc. và Amazon.com Inc. thu thập, xử lí và lưu trữ dữ liệu.

Ban hội thẩm đang yêu cầu các quy tắc chặt chẽ hơn vì luật hiện hành coi các nền tảng mạng xã hội này là những bên trung gian không thực hiện đủ về mặt quy định, tờ Bloomberg dẫn từ hai nguồn thạo tin cho hay. Ngoài ra, hai nguồn thạo tin này cho biết các quy định hiện hành trong dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân là quá rộng.


Nguồn tin cũng cho biết ủy ban đã đưa ra khuyến nghị rằng nên thành lập cơ quan quản lí song song với Hội đồng Báo chí Ấn Độ nhằm điều chỉnh nội dung. Một cơ chế có thể được thiết lập để các nền tảng mạng xã hội này phải chịu trách nhiệm về nội dung đến từ các tài khoản chưa được xác minh, các nguồn thạo tin cho biết thêm.

P. P. Chaudhary, nhà lập pháp từ Đảng Bharatiya Janata cầm quyền, người đứng đầu ban hội thẩm cho biết các khuyến nghị của báo cáo sẽ được trình bày trước quốc hội vào phiên họp bắt đầu từ 29/11 tới đây. Ông từ chối thảo luận về nội dung của báo cáo.

Nếu những khuyến nghị này được đưa vào dự luật sửa đổi và được thông qua tại quốc hội, điều này có thể có tác động sâu rộng đến hoạt động của các công ty nhà nước và tư nhân trên thị trường mạng xã hội lớn nhất toàn cầu.


Các hành vi vi phạm theo dự luật này có thể bị trừng phạt với mức phạt lên đến 4% doanh thu toàn cầu hàng năm của các công ty mạng xã hội, tương tự như các hình phạt ở Liên minh Châu Âu.

Những động thái như vậy lặp lại tương tự bên ngoài Ấn Độ. Các nhà lập pháp từ Washington đến Brussels đã dự tính hành động nhằm buộc các công ty mạng xã hội như Facebook và Google phải chịu trách nhiệm về nội dung khổng lồ được tạo hàng ngày trên nền tảng của mình, một quan điểm đã tạo được động lực trong thời kì dịch virus Corona.

Ở Ấn Độ, các công ty này cho đến nay vẫn được hưởng trạng thái "bến đỗ an toàn" và không thể chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng sáng tạo trên nền tảng của mình, miễn là các công ty tuân theo Nguyên tắc trung gian (hay Intermediary Guidelines) được ban hành vào đầu năm 2021.


Điều này đã gồm việc thiết lập văn phòng ở Ấn Độ, bổ nhiệm các quan chức tuân thủ và tuân theo yêu cầu của chính phủ về việc gỡ bỏ một số loại nội dung được cho là có hại.

Google từ chối bình luận về các đề xuất của hội đồng. Facebook của Meta Platforms Inc. và Twitter cũng đã không trả lời khi yêu cầu bình luận về vấn đề này. Sự bùng nổ mạnh mẽ của Ấn Độ trong việc sử dụng smartphone đã dẫn đến sự bùng nổ về các thông tin cá nhân và nhạy cảm.

Tuy nhiên, các luật bảo vệ quyền riêng tư của người dùng không theo kịp với tốc độ này, làm dấy lên mối lo ngại giữa các nhà hoạt động và các nhóm công dân về khả năng lạm dụng.


Phải mất đến hai năm, chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đưa ra luật bảo vệ dữ liệu sau khi Tòa án tối cao nước này ra phán quyết rằng quyền riêng tư là quyền cơ bản của mỗi cá nhân.

Ủy ban quốc hội đã bỏ lỡ nhiều thời hạn để hoàn thành báo cáo của mình, vì các nhà lập pháp bị chia rẽ về một số điều khoản của dự luật. Hôm 22/11 vừa qua, ban hội thẩm cũng đã hoàn thành bản báo cáo.

Các nhà lập pháp trong hội đồng ủng hộ việc mở rộng phạm vi áp dụng của dự luật sang dữ liệu phi cá nhân, các nguồn thạo tin cho hay.


Cũng khuyến nghị cho rằng cần khoảng 24 tháng nhằm thực hiện các điều khoản của đạo luật, vì để các công ty liên quan đến loại dữ liệu này thực hiện những thay đổi cần thiết với chính sách, cơ sở hạ tầng và quy trình của mình.

Ban hội thẩm cũng giữ điều khoản cho phép chính phủ miễn trừ cho các cơ quan của mình trong các phần của luật, dù một số nhà lập pháp đã bày tỏ sự dè dặt với điều khoản này.

Xem thêm:


Theo Bloomberg.​
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom