Các biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm hiện nay

Tham gia
13/3/22
Bài viết
230
Được thích
0
145 #1
Cừ tràm là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường, chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn trong công trình xây dựng. Hiện nay, nhiều cơ sở thi công đóng cọc cừ tràm để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền. Tùy thuộc vào tính chất của từng công trình mà các doanh nghiệp lựa chọn biện pháp thi công thích hợp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem biện pháp nào phù hợp nhất với công trình của bạn nhé!

Các biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm hiện nay

Có 2 biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm phổ biến nhất đó là bằng máy và bằng tay. Ở mỗi cách đều có những ưu điểm riêng và đều theo đúng quy trình tiêu chuẩn nhất.

Biện pháp thi công bằng máy

Chi phí máy đóng cừ tràm hiện nay rẻ hơn rất nhiều. Dao động từ 6.000–12.000 đ/cây tùy vào mặt bằng và số lượng thi công. Đóng cừ tràm bằng máy là biện pháp sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ để thực hiện. Loại máy đóng cừ tràm được sử dụng để đóng cọc thường là xe cuốc (hay còn gọi là máy xúc) hoặc sử dụng máy rung

Đối với xe cuốc thì sử dụng gầu múc để đóng, nguyên lý hoạt động dựa trên lực nhấn (ép) của cần trục tác động trực tiếp lên đầu cọc cừ theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Đối với máy đóng cừ tràm rung thì với nguyên tắc làm việc là dùng năng lượng do rung động, gây ra kết hợp với lực va đập của búa giúp việc đóng cọc dễ dàng.

Các bước thi công đóng cừ bằng máy như sau:

─ Bước 1: Chuẩn bị tối thiểu 3 người nếu công trình có diện tích 50m² đến 100m² và một máy xúc từ 0.1m3 trở lên.

─ Bước 2: Máy xúc thực hiện đào móng theo bản vẽ có sẵn hoặc theo yêu cầu thi công.

─ Bước 3: 1 người dựng cây cừ dưới hố móng, một người lấy máy xúc đóng từ từ đều cho cây cừ xuống đều, người còn lại chuyển cừ dần từ ngoài vào gần hố móng đóng cừ.

Ưu điểm

─ Giá thành rẻ chỉ bằng một nửa so với cách đóng cừ tràm bằng tay

─ Tốn ít nhân công, chỉ cần từ 2 tới 3 người là có thể thực hiện.

─ Rút ngắn thời gian thực hiện.

Thi công bằng tay

Chi phí cho việc đóng cừ tràm bằng tay cũng khá cao: Dao động từ 20.000đ – 24.000 đ/ cây tùy vào mặt bằng tại nơi thi công. Đóng cừ tràm bằng tay là biện pháp thủ công sử dụng sức người để đóng cọc cừ tràm. Theo đó, người thợ sẽ dùng vồ gỗ để đóng trực tiếp lên đầu cọc cừ. Với cách này thì phải bọc đầu cọc cừ trước khi đóng để tránh trường hợp dập nát đầu cọc cừ.

Ngày trước, cách này được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, ngày nay với sự ra đời của các loại máy móc hiện đại, phương pháp đóng cừ tràm bằng tay cũng vì thế mà ít được áp dụng hơn.

Các bước thi công đóng cừ bằng tay như sau:

Bước 1: Thực hiện đào đất tới cốt đầu cừ theo bản vẽ hoặc tới mực nước ngầm đủ để làm ẩm cừ.

─ Bước 2: Nhân công ít nhất phải có 4 người, một cái vồ hình trụ có thể cầm 2 bên khoảng 5-10kg.

─ Bước 3: Làm dàn để ngững người đóng cừ đứng trên đóng. Dàn ít nhất cũng phải đứng được từ 2 – 4 người đóng cừ.

─ Bước 4: 1 người giữ cây cừ, mấy người còn lại thay phiên nhau dùng vồ gỗ đóng vào phần đầu cừ có tốc độ đều để giúp cừ thẳng xuống nền đất.

Ưu điểm

Thích hợp với những công trình xây chen có vị trí nhỏ hẹp mà máy móc không di chuyển vào được.

Thi công đóng cọc cừ tràm cần lưu ý những gì?

Để thi công ép cừ tràm đạt hiệu quả cao cần lưu ý những điểm sau:

─ Cừ được chọn phải là loại cừ tươi, chiều dài 4m.

─ Không nên sử dụng cừ tràm nếu nền đất độ lún quá cao.

─ Ép cừ tràm tốt nhất ở nơi có độ ẩm cao khi đó tuổi thọ cừ tràm lên đến 70 năm, không nên ép cừ tràm tại những nơi đất khô dễ gây mục cừ, giảm tuổi thọ.

─ Mật độ cừ tràm theo chuẩn là 25 cọc/m2.

─ Chỉ nên sử dụng cừ tràm cho nền đất yếu đất bùn.

─ Phải chọn lựa cừ tràm để thi công cho đúng tiêu chuẩn và thích hợp với nền địa chất thi công.

─ Không được phù trực tiếp cát lên đầu cừ vì làm như vậy sẽ tăng cao hệ số rỗng, giảm sức chịu tải của cừ tràm.

─ Sử dụng phương pháp thi công đóng cọc cừ tràm bằng tay trong trường hợp không đủ khả năng đưa máy móc vào nơi thi công.

Lưu ý khi sử dụng cọc cừ tràm để gia cố nền đất
– Chỉ nên dùng cho nền đất bùn, đất yếu, chịu tải thấp.

– Nên chọn những cây thẳng, chiều dài từ 4-5m, đường kính gốc từ 12 – 15cm, đường kính ngọn tầm từ 60 -80mm.

– Mật độ cừ thường là 25 cây/m2

– Không bóc vỏ cừ khi thi công. Lớp vỏ cừ có tác dụng bảo vệ tốt phần lõi bên trong.

– Không dùng trên nền đất khô, hoặc những nơi có mực nước ngầm có dòng chảy.

– Nếu đóng cọc cừ tràm đúng quy trình có thể đảm bảo tuổi thọ lên đến 50 – 60 năm.

– Cần phải tính toán kỹ, chính xác trước khi thi công.
 

Theo dõi Youtube

MSI Pulsating Power

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom