Các quy tắc chính tả trong Tiếng Việt mà bạn nên lưu ý!

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
6884 #1

Việc sai chính tả trong Tiếng Việt là một lỗi mà không chỉ xuất hiện ở các em học sinh, ngay cả mình khi đã lớn tuổi vẫn thường xuyên mắc phải tình trạng này khi viết hoặc gõ văn bản do bị ảnh hưởng từ cách phát âm của địa phương. Mặc dù rất khó sửa trong thời gian ngắn, nhưng với những quy tắc dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tương đối hiệu quả.

Những quy tắc chính tả trong Tiếng Việt dưới đây do tài khoản Facebook Thuỷ Bích tổng hợp, được chia sẻ trên Group J2TEAM bởi thành viên Hồng Huy.

DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC: (Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang / Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng)

HỎI + SẮC:
  • Gởi (gửi) gắm, thổn thức, rải rác, khoảnh khắc, rẻ rúng, tử tế, cảnh cáo, sửng sốt, hảo hán, phản phúc, phản kháng, rửa ráy, quả quyết, khủng khiếp, khỏe khoắn, nhảm nhí, lở loét, lảnh lót, bảo bối, thưởng thức, thẳng thắn, thảng thốt, hiển hách, nhỏ nhắn, chải chuốt, rả rích, phảng phất, lả lướt, bổ báng, sản xuất.
HỎI + NGANG:
  • Nhỏ nhen, nhởn nhơ, ngẩn ngơ, vẩn vơ, lẳng lơ, lẻ loi, hỏi han, nở nang, nể nang, ngổn ngang, dở dang, giỏi giang, sửa sang, thở than, mỏng manh, chỉn chu, dửng dưng, trả treo, tả tơi, bỏ bê, mải mê, chở che, bảnh bao, hẩm hiu, phẳng phiu, khẳng khiu, rủi ro, mỉa mai, trẻ trung, nghỉ ngơi, ngủ nghê, tỉ tê, xỏ xiên, ngả nghiêng, đảo điên, hiển nhiên, lẻ loi, thảnh thơi, sản sinh
NGÃ + HUYỀN:
  • Bẽ bàng, vẫy vùng, nõn nà, vững vàng, đẫy đà, phũ phàng, bão bùng, sỗ sàng, vỗ về, rõ ràng, vẽ vời, sững sờ, ngỡ ngàng, hỗn hào, hãi hùng, sẵn sàng, kỹ càng , não nề, khẽ khàng, mỡ màng, lỡ làng.
NGÃ + NẶNG:
  • Lãng mạn, lũ lụt, hãm hại, nhẫn nhịn, lễ lộc, lỗi lạc, rũ rượi, lưỡng lự, chễm chệ, nhã nhặn, mẫu mực, chững chạc, dõng dạc, dữ dội, cãi cọ, nhão nhoẹt, kẽo kẹt, kĩu kịt, nhễ nhại, rõ rệt, lẫn lộn.
Từ kép là từ thường đi một cặp dấu hỏi hoặc ngã, ví dụ:
  • Lã chã, bỗ bã, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, mỹ mãn, dễ dãi, cũn cỡn, lững thững, ngẫm nghĩ, lỗ lã, lẽo đẽo, nhõng nhẽo, mũm mĩm, mẫu mã, vĩnh viễn, nhễu nhão.
  • Thỏ thẻ, đỏng đảnh, lẻ tẻ, của cải, lẩm bẩm, lẩm cẩm, lảm nhảm, hể hả, kể lể, nhỏng nhảnh, lủng củng, thỉnh thoảng, lảo đảo, tỉ mỉ, thủ thỉ, lảng vảng, rủng rỉnh, loảng xoảng, hổn hển, lủng lẳng, lỏng lẻo, lải nhải, tủm tỉm.
TỪ NGUYÊN ÂM: DẤU HỎI
  • Ủa, ổi, ổng, ẩu, ủng, ỷ, ổn, ửng, ổ, ủy, ỏn ẻn, ong ỏng, im ỉm, âm ỉ, ấp ủ, ảo ảnh, ăn ở, êm ả, oi ả, yên ả, óng ả, ẩn ý, an ủi , ỉ ôi, ẩm ướt, ủ ê, uể oải, ít ỏi, ủn ỉn, oan uổng, ăng ẳng, ư ử, oẳn tù tì, ẻo lả, ủ rũ, yểu điệu, ỉu xìu, ảm đạm, uyển chuyển, quan ải, oản xôi, yểm trợ ( trừ : ễnh , ưỡn , ẵm , ỡm ).
TỪ HÁN VIỆT BẮT ĐẦU LÀ M, N, NH, L, V, D, NG CÓ DẤU NGÃ, CÁC CHỮ KHÁC DẤU HỎI.
(Ghi nhớ 7 chữ này bằng câu "Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã")
  • M: Mỹ nhân, Mẫu giáo, Mã đáo, Mãn nguyện, Mãng xà, Mãnh lực, Mẫn cán, Miễn nhiệm, Mão mũ
  • N: Não bộ, Nữ nhi, Noãn hoa, Nỗ lực, Nã (truy nã)
  • NH: Nhẫn tâm, Nhãn tiền, Nhiễu loạn, Nhũ mẫu, Nhã nhạc, Nhã nhặn, Nhuyễn thể, Nhĩ ( mộc nhĩ ), Nhưỡng ( thổ nhưỡng)
  • L: Lão gia, Lễ nghi, Lĩnh hội, Lỗi lạc, Lữ khách, Lãng tử, Lưỡng tính, Lãnh địa, Lũy thành, Lãm nguyệt, Lẫm liệt
  • V: Vãn hồi, Viễn xứ, Vĩ đại, Võ sư, Vũ trang, Vĩnh hằng, Vững chãi
  • D: Diễm phúc, Dũng khí, Dưỡng dục, Dĩ nhiên, Dõng dạc, Diễu hành, Dã ngoại, Dã tâm, Diễn thuyết
  • NG: Nghĩa hiệp, Ngũ cốc, Ngữ hệ, Ngẫu nhiên, Nghiễm nhiên, Ngưỡng mộ, Ngã ( bản ngã )
HỌ VÀ TRẠNG TỪ: DẤU NGÃ
  • Họ Nguyễn, Võ, Vũ, Đỗ, Doãn, Lữ, Lã, Mã, Liễu, Nhữ...
  • Cũng, vẫn, sẽ, mãi, đã, những, hỡi, hễ, lẽ ra, mỗi, nữa, dẫu…
DÙNG DẤU BẰNG CÁCH SUY LUẬN THEO NGHĨA

[NỔI - NỖI]
  • Chỉ sự trỗi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi (nổi trội, nổi bật, nổi danh, nổi tiếng, nổi mụn, nổi gân, nổi điên, nổi giận, nổi xung, nổi hứng, nổi sóng, nổi bọt, nổi dậy, chợ nổi, nông nổi, làm nổi, trôi nổi, hết nói nổi, chịu hết nổi, gánh không nổi)
  • Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã (khổ nỗi, đến nỗi nào, làm gì nên nỗi, nỗi lòng, nỗi niềm, nỗi ước ao, nỗi nhục, nỗi oan, nỗi hận, nỗi nhớ)
[NGHỈ - NGHĨ]
  • Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi (nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ mệt, nghỉ dưỡng, nghỉ chơi, nghỉ mát, nghỉ thở, nghiêm nghỉ, nhà nghỉ, an nghỉ)
  • Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã (nghĩ ngợi , suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ cách, thầm nghĩ, nghĩ quẫn, nghĩ bậy, cạn nghĩ)
[MẢNH - MÃNH]
  • Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi (mảnh trăng, mảnh ruộng, mảnh vườn, mảnh đất, mảnh xương, mảnh sành, mảnh vỡ, mảnh khảnh, mảnh mai, mảnh khăn, mảnh áo, mảnh vá, mảnh tình, mỏng mảnh)
  • Thể hiện tính chất thì dấu ngã (dũng mãnh, mãnh liệt, ranh mãnh, ma mãnh, mãnh hổ, mãnh thú, mãnh lực ..)
[KỶ - KỸ]
  • Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi (kỷ vật, kỷ niệm, kỷ luật, kỷ lục, kỷ yếu, ích kỷ, tự kỷ, vị kỷ, tri kỷ, thế kỷ, thập kỷ)
  • Gắn với kỹ thuật , trình độ thao tác thì dấu ngã (Kỹ nghệ, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, kỹ sư, kỹ nữ, kỹ lưỡng, kỹ càng, kỹ tính, nghĩ kỹ, giấu kỹ, tuyệt kỹ)
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng dây là qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối, vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên.

Ví dụ như: HỎI + NẶNG: Hủ tục, hủ bại

Chữ "nữa" viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như "phân nửa", "một nửa", thì viết dấu hỏi.

Bài viết có thể hữu ích (有益) cho những ai thường phạm lỗi chính tả "hỏi ngã". Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật "trắc, bằng" thường đi kèm theo với dấu "hỏi" và "nặng huyền" thì thường đi kèm với dấu "ngã" thì chỉ nên áp dụng với chữ kép "thuần" Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì "quy luật" đó không có được hiệu nghiệm cho lắm.

Ví dụ như chữ "sản xuất" (產出) ở trên là tiếng Hán Việt và "tình cờ" nó đi theo cái luật "bằng, trắc". Tuy nhiên, nếu là "cộng sản" (共產) hay "tài sản" (財產) thì nó lại không có hợp với luật "huyền nặng"!

Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ "hỏi" sang "ngã" hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.

Một khi chữ "sản" đã được viết với dấu "hỏi" rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi. Giống như chữ "phản ứng" (反應) thì là đúng với quy luật, dấu "hỏi" đi kèm với dấu "sắc", nhưng "phản hồi" (反囘) thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu "huyền"!

NGUỒN: FB THỦY BÍCH / CHIA SẺ: J2TEAM GROUP
Xem thêm:
 
Sửa lần cuối:

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
#5
Mình chỉ thấy "đắn đo" ở việc dùng 'i' hay 'y' trong một số từ thôi. Dấu, âm chuẩn và tránh sai từ theo vùng miền thì mình đều ổn.
Chuẩn bác, mà mình thì lại không gặp lỗi này, chỉ bị sai âm sắc do cách phát âm địa phương khi giao tiếp thôi :v
 

leminhhp90

Active Member
Tham gia
5/1/18
Bài viết
310
Được thích
69
#8
Công nhận ngày xưa đi học các cô dạy rõ và có quy định "i" với "y", giờ thì loạn hết cả. Bài viết hay, đáng để note :D:D:D
 

elgaucho

Active Member
Tham gia
9/1/19
Bài viết
303
Được thích
81
#10
Sửa lần cuối:

HaiiDeas

Viết dạo...
Tham gia
23/4/16
Bài viết
14,115
Được thích
17,189
#11
Công nhận ngày xưa đi học các cô dạy rõ và có quy định "i" với "y", giờ thì loạn hết cả. Bài viết hay, đáng để note :D:D:D
Đúng rồi bác, trước đây i với y được quy định rõ, tự nhiên giờ thay đổi hết, xài cái nào cũng hợp lí (lý) :v
 

zonzongl

Member
Tham gia
4/9/19
Bài viết
43
Được thích
8
#12
bài này hay quá
cái đoạn từ láy đọc liên tiếp cứ như đang đọc rap. :)))))
 
Tham gia
3/7/18
Bài viết
50
Được thích
18
#14
Việc sai chính tả trong Tiếng Việt là một lỗi mà không chỉ xuất hiện ở các em học sinh, ngay cả mình khi đã lớn tuổi vẫn thường xuyên mắc phải tình trạng này khi viết hoặc gõ văn bản do bị ảnh hưởng từ cách phát âm của địa phương.
 
Tham gia
12/7/19
Bài viết
34
Được thích
1
#15
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo, nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba “giọng” nói khác nhau: “giọng miền Bắc, giọng miền Trung và giọng miền Nam”, tương ứng với ba vùng phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
 

duynammv12

New Member
Tham gia
12/6/18
Bài viết
21
Được thích
1
#16
Mình chỉ thấy "đắn đo" ở việc dùng 'i' hay 'y' trong một số từ thôi.
 
Top Bottom