Cách đọc suy nghĩ của người khác qua ngôn ngữ hình thể

hieuron2511

Moderator
Tham gia
23/5/16
Bài viết
154
Được thích
107
10531 #1

Trên thực tế, người đối diện chỉ tiếp thu khoảng tối đa 7% tối đa cảm xúc trong lời nói nhưng ngôn ngữ cơ thể lại có khả năng truyền đạt đến 55% những gì bạn muốn truyền tải.

Phương pháp đọc vị ngôn ngữ cơ thể được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tra khảo phạm nhân trong tâm lý học tội phạm, ngoại giao chính trị hay xác định được thế đòn tiếp theo của đối phương trong võ thuật. Bạn thường chỉ đánh giá được người khác đúng khoảng 70% là cao, 30% còn lại thường là đoán mò không có cơ sở khiến nhiều tình huống dở khóc dở cười có thể xảy ra.

Dưới đây là những điều quan trọng mà các nhà nghiên cứu đề xuất ra để giúp mọi người có thể học được cách đọc suy nghĩ người khác qua ngôn ngữ hình thể tốt hơn.

1. Bạn đang đánh giá sai lệch

  • Bỏ qua ngữ cảnh: Một người khoanh tay lại chưa chắc là vị nhiệt độ xung quanh đang lạnh, nhiều khi họ đang cảm thấy cô đơn hoặc đang bực bội vì điều gì đó. Trong những trường hợp này bạn phải rèn luyện khả năng tinh tế, nắm bắt được thông tin của môi trường xung quanh để có thể đưa ra được kết luận cuối cùng.
  • Không có cái nhìn bao quát: Nhiều bạn chỉ nhìn thấy một chi tiết đã vội vàng phán đoán tính cách người đối diện hoặc chăm chú tìm kiếm một điều gì đó mình ưng ý. Điều này vô cùng sai lầm vì tính cách của một người được tổng hợp từ rất nhiều điều khác nhau như tư duy đến hành vi chân tay, cử động khuôn mặt tới cả biểu cảm trong giọng nói.
  • Không tìm được cảm xúc chủ đạo: Một người hay cười nói vui vẻ chưa chắc gì họ là người hoạt bát, sôi nổi. Một người sẽ có cảm xúc mạnh nhưng không cân bằng, họ có thể đang vui vẻ rồi bất chợt trầm buồn hay ngược lại do đó đừng vội vàng đánh giá chỉ qua một vài lần giao tiếp.
  • Đừng để thành kiến lấn át lý trí: Nếu bạn thích hay không thích một người qua cái nhìn đầu tiên thì bạn sẽ rất khó đánh giá người đó một cách khách quan. Dù cố ý hay không thì bạn vẫn sẽ luôn bị ấn tượng đầu tiên đó chi phối suy nghĩ và đưa ra những nhận xét sai lệch.
2. Bạn phải tập trung vào điều gì?

  • Hành vi và giọng nói có đang bắt chước hay không: Đối phương có đang sử dụng những từ ngữ tương tự như bạn hay không? Giọng điệu và tốc độ của họ có giống bạn hay không? Họ ngồi cách bạn bao xa?...Những điều này đối phương hoàn toàn có thể giả bộ để lấy lòng bạn, cố gắng tỏ ra thân thiện và lấy cảm tình của bạn bằng cách nói chuyện giống bạn hay đơn giản là giữ phép lịch sự xã giao. Do đó cần phải chú ý rất kỹ càng xem đối phương có thật sự thích thú và quan tâm đến mình hay không để có thể điều chỉnh chủ đề, nhịp độ cuộc nói chuyện phù hợp.
  • Mức độ hoạt động: Mức độ sử dụng các chi của cơ thể và biểu cảm khuôn mặt sẽ biểu hiện được mức độ quan tâm của đối phương khi trò chuyện. Ví dụ như một người khi trò chuyện với bạn hay sử dụng tay để miêu tả chứng tọ họ rất thích thú với cuộc trò chuyện và thích được bày tỏ quan điểm của mình.
  • Thời gian: Bạn phải nắm bắt được khoảnh khắc, đâu là lúc để mình nói, đâu là lúc để im lặng và lắng nghe. Đây là mấu chốt quan trọng nhất trong đọc vị vì nếu không canh đúng thời gian thì với một số đối tượng họ sẽ không mở rộng lòng mình để có thể cho ta tìm hiểu.
3. Những chi tiết bạn cần chú ý tìm kiếm:

Có rất nhiều chi tiết khác nhau để có thể nhận biết được suy nghĩ của đối phương nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra vài điểm cơ bản và dễ dàng nhận thấy nhất.
  • Bắt chéo chân, một dấu hiệu không tốt trong cuộc trò chuyện: Tác giả của đầu sách How to Read a Person Like a Book là Gerard I. Nierenberg và Henry H. Calero đã làm một thử nghiệm về động tạc bắt chéo chân. Trong số 2000 cuộc trò chuyện mà họ theo dõi, những cuộc trò chuyện mà không một ai bắt chéo chân thường sẽ đạt được mục đích giao tiếp tốt hơn là những người có hành vi này.
  • Những cử chỉ không thể làm giả: Mặc dù có một số đối tượng cố gắng tạo sự hứng thú giả tạo nhưng sẽ có bốn dấu hiệu luôn luôn nói lên được sự thật: cử chỉ tay, biểu cảm khuôn mặt, khoanh tay và nghiêng người. Tất cả những dấu hiệu này sẽ xuất hiện rất nhanh và có thể được đối phương điều chỉnh nhanh chóng nhưng chúng sẽ luôn luôn xuất hiện rõ rệt khi giao tiếp. Do đó những người nào hay bày tỏ cảm xúc một cách nhiệt tình sẽ dễ dàng hợp tác và giao tiếp tốt hơn.
  • Lòng bàn tay hướng lên hay hướng xuống: Nếu đối phương khi nói chuyện hay hướng lòng bạn tay xuống thì họ là một người rất cứng rắn, mạnh mẽ và khá quyết đoán hay đơn giản thể hiện việc muốn ngắt cuộc nói chuyện này, khước từ ý kiến...Còn lòng bàn tay hướng lên là đang tỏ ý muốn bày tỏ, trao tặng hay đề nghị việc gì đó.
  • Cơ thể ngôn ngữ của phụ nữ và đàn ông luôn khác nhau: Đây là điều khá quan trọng vì phụ nữ suy nghĩ thường khác biệt với đàn ông do đó ngôn ngữ cơ thể của họ cũng sẽ có nhiều khác biệt. Ở Việt Nam hay lan truyền câu nói "con gái nói không là có, con gái nói có là không", ngôn ngữ cơ thể cũng gần như vậy nhiều lúc bạn thấy cô ấy tỏ thái đồng tình nhưng thực chất trong lòng đang rất bực bội đấy. Hãy suy nghĩ cẩn thận khi trò chuyện với các bạn khác giới để có thể đọc vị họ được tốt hơn.
4. Làm thế nào để có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể tốt hơn.

Để có thể cải thiện được khả năng đọc vị ngôn ngữ, trước tiên bạn hãy coi lại mình có làm gì vi phạm đến mục số 1 hay không. Tiếp đến là tập trung vào những điểm mấu chốt đã nêu ra trong mục số 2: thời gian, hành vi và cử chỉ đối phương cùng mức độ hoạt động khi giao tiếp. Đồng thời phải trau dồi thêm kiến thức đặc biệt là về mảng tâm lý để có thể hiểu rõ những hành vi từng người biểu hiện sẽ nói lên điều gì, khác nhau ở các giới ra sao...

Chốt lại cuối cùng, hãy luôn tự đặt ra những câu hỏi này trong giao tiếp:
  • Quần áo họ mặc trên người nói lên điều gì?
  • Giọng nói của họ như vậy ám chỉ điều gì?
  • Cái liếc mắt ấy là sao? Khuôn mặt họ biểu cảm như vậy là như thế nào?
  • ....
Nếu trả lời được hết trong đầu, bạn có thể tự tin được vào khả năng đọc vị của mình. Còn nếu chưa thì hãy tập luyện ngay từ bây giờ, đặc biệt là độ tinh tế, nhạy cảm khi giao tiếp.

Tham khảo: Bakadesuyo
 
Last edited by a moderator:

Chaffee

Well-Known Member
Tham gia
13/2/14
Bài viết
1,838
Được thích
1,196
#2
Có 1 điều ở đây chưa đúng lắm, đó là động tác khoanh tay, nó tương tự với động tác bắt chéo chân, đều thể hiện thái độ đề phong, lo lắng hoặc sợ sệt, nói chung là không cởi mở với người đối diện. Một hành vi khác đó là ánh mắt, nếu không tập trung vào người đối diện thì đều là lo lắng, lo lắng để hồi tưởng hoặc lo lắng để cố trả lời 1 cách tưởng tượng, ngụy biện...
Nhiều vấn đề khác. Ngoài cuốn sách nêu trên thì có thể đọc thêm cuốn Không thể bị lừa dối.
 
Tham gia
19/4/16
Bài viết
55
Được thích
15
#3
Đã từng học qua điều này ở trương trình đại học.. NHƯNG chưa xâu bằng bài chia sẽ của Thớt.. Thank thớt !! :tach:
 

hieuron2511

Moderator
Tham gia
23/5/16
Bài viết
154
Được thích
107
#4
Có 1 điều ở đây chưa đúng lắm, đó là động tác khoanh tay, nó tương tự với động tác bắt chéo chân, đều thể hiện thái độ đề phong, lo lắng hoặc sợ sệt, nói chung là không cởi mở với người đối diện. Một hành vi khác đó là ánh mắt, nếu không tập trung vào người đối diện thì đều là lo lắng, lo lắng để hồi tưởng hoặc lo lắng để cố trả lời 1 cách tưởng tượng, ngụy biện...
Nhiều vấn đề khác. Ngoài cuốn sách nêu trên thì có thể đọc thêm cuốn Không thể bị lừa dối.
Tks bác, lại thêm một kiến thức mới được bổ sung
 

han22

New Member
Tham gia
8/4/17
Bài viết
347
Được thích
39
#5
Có những người rất giỏi kiềm chế cảm xúc , rất khó đoán biết được
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom