Cách làm các loại nước ép trái cây đơn giản bằng máy ép hoa quả chậm

maytamnuocMH

New Member
Tham gia
15/2/22
Bài viết
11
Được thích
0
120 #1
Cách sử dụng máy ép chậm để tạo ra những ly nước ép tươi ngon bổ dưỡng
Máy ép chậm hiện nay đang là xu hướng trên thị trường và được các chị em tin tưởng và yêu thích sử dụng trong căn bếp của mình. Vậy hãy tìm hiểu một chút về máy ép chậm trước nhé!

Máy ép chậm là máy ép như thế nào?
Máy ép chậm là dòng máy ép mà được cấu tạo với cấu trúc đặc biệt gồm có trục vít, động cơ giảm tốc , lưới lọc, bộ phận tách bã, khay hứng nước ép và xả bã… Vỏ của máy ép chậm thường được làm bằng chất liệu có khả năng chịu nhiệt.
Khi sử dụng máy ép hoa quả chậm, người dùng đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc của máy sẽ quay đều để đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà gần như không tạo ra ma sát hay lực ly tâm nào. Bộ phận tách bã sau đó sẽ đưa bã ra ngoài và nước ép sẽ tự động chảy ra khay. Vận tốc của máy ép chậm rất nhỏ, chỉ khoảng từ 45 đến 85 vòng quay/phút.

Chính vì vậy, thời gian vận hành của máy ép chậm thường lâu hơn các loại máy ép khác nhưng cũng ít tạo ra tiếng ồn hơn. Hơn nữa, máy ép chậm có khả năng ép hầu hết các loại rau củ, quả và lượng nước ép cho ra có thể gấp 2 lần máy ép thường, bã khô cũng nhiều hơn. Cách sử dụng máy ép chậm cũng thường dễ dàng hơn cách sử dụng máy ép trái cây khác.

Ví dụ về một loại máy ép chậm trên thị trường hiện nay.
Các cách để có được một ly nước ép thơm ngon tại nhà
Để có được một ly nước ép thơm ngon mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, khi làm nước ép các bạn nên áp dụng các bước làm sau đây để đảm bảo ly nước của bạn có chất lượng tuyệt nhất nhé

Cách chọn rau, củ, quả

Cách làm các loại nước ép trái cây có chuẩn và đặc biệt đến đâu cũng không thể hoàn hảo nếu nguyên liệu được chọn không đủ tốt. Muốn làm nước ép trái cây ngon cần chọn các loại nguyên liệu thật tươi và sạch, đặc biệt là phải chọn được những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Chỉ có như vậy thì mới có thể đảm bảo được ly nước ép làm ra có đủ chất dinh dưỡng và thật sự tốt cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình. Khi làm nước ép, nếu có thể thì chúng ta nên chọn loại thực phẩm hữu cơ càng tốt vì chúng ít có các loại hóa chất hay thuốc trừ sâu. Chọn sản phẩm hữu cơ cũng cần chọn những sản phẩm có tiêu chuẩn và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng của chúng.

Lựa chọn nguyên liệu tươi mới, đảm bảo vệ sinh là việc hết sức cần thiết.
Cách chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh

Việc làm đầu tiên để sơ chế chắc chắn là rửa sạch nguyên liệu với nước và rửa thật kỹ tất cả các loại nguyên liệu cần dùng. Nước dùng để rửa có thể là nước lọc hoặc bạn có thể tự pha dung dịch rửa bằng 1 lít nước sạch với 5 muỗng canh giấm.

Sau khi rửa sạch nguyên liệu, ta cần cắt nhỏ nguyên liệu nếu cần để vừa vặn với kích thước máy ép. Cắt nhỏ nguyên liệu giúp khi ép máy không bị kẹt và tăng tuổi thọ của máy.

Thứ tự bỏ nguyên liệu vào máy ép
Một bước không thể bỏ qua với bất kỳ cách làm các loại nước ép trái cây nào chính là lựa chọn thứ tự phù hợp để cho nguyên liệu cần thiết vào máy. Nếu như chúng ta cứ thêm nguyên liệu vào máy theo ý thích cá nhân thì chất lượng ly nước ép làm ra chắc chắn cũng không cao.

Thông thường khi làm nước ép trái cây, mọi người sẽ ép theo thứ tự như sau:

Ép nguyên liệu mềm hơn trước và nguyên liệu cứng hơn sau, ít xơ trước và nhiều xơ sau. Việc này sẽ giúp máy ép đẩy bã tốt hơn, ép kiệt hơn và ít kẹt máy. Bạn nên chọn những nguyên liệu dễ uống và nhớ là nên kết hợp các nguyên liệu ít nước với nguyên liệu nhiều nước.

Lưu ý đối với việc bảo quản khi làm nước ép
Để có một ly nước ép tươi ngon giàu dinh dưỡng, chúng ta không chỉ cần nắm chắc các bước thực hiện mà còn cần lưu ý một số điều như sau:

Lưu ý về cách sơ chế nguyên liệu
Nhiều người cũng hay sơ chế nguyên liệu rồi bỏ vào tủ lạnh, đến khi dùng chỉ việc bỏ nguyên liệu ra cho vào máy ép. Cách này tuy giúp tiết kiệm thời gian nhưng lại có thể khiến nguyên liệu mất tươi, và lượng dinh dưỡng trong nguyên liệu cũng giảm đi nhiều so với ban đầu. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nguyên liệu tươi nhất để ép và chỉ sơ chế nguyên liệu ngay trước khi cần ép.

Về phần nước ép cuối cùng thì tốt nhất bạn nên uống ngay sau khi vừa mới ép xong vì nước ép để lâu sẽ bị oxy hoá. Thời gian để càng lâu thì chất lượng dinh dưỡng và hương vị của nước ép lại càng giảm. Trong trường hợp bạn muốn ép nhiều để uống dần, bạn chỉ nên ép đủ dùng trong ngày hôm đó thôi.

Nếu ly nước ép của bạn bị tách lớp theo kiểu kết tủa, lớp nước bên trên sẽ đông đặc lại, có kết tủa nổi lên mà lớp dưới lại rất trong, nhạt màu thì bạn chỉ cần lắc lên rồi thưởng thức thôi.

Lưu ý đối với cách lựa chọn nguyên liệu khi dùng máy ép chậm
  • Một vài nguyên liệu không phù hợp để bỏ vào máy ép chậm: Mía cây, sung, lô hội, hay xương rồng….
  • Nên bỏ hạt trước khi ép với các loại quả có hạt lớn như đào hoặc mận.
  • Những nguyên liệu có vỏ như cây họ cam quýt cần phải được bỏ hạt và vỏ trước khi ép để tránh khiến nước ép bị đắng.
  • Một vài loại trái cây, nguyên liệu có hột nhỏ như thanh long, ổi, chanh leo thì có thể ép cả hạt. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên ép chúng cùng với các nguyên liệu khác để cuốn hạt dễ hơn, tránh làm kẹt máy.
  • Không dùng máy ép chậm để ép các loại trái cây đã ngâm trong rượu, đường hoặc mật ong…
Không nên sử dụng máy ép chậm để ép mía, sung, xương rồng,…
Lời kết
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm và các cách làm các loại nước ép trái cây được mình rút ra từ thực tế khi sử dụng máy ép chậm. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết rộng rãi nếu bạn cảm thấy nó thực sự có ích nhé!
 

Theo dõi Youtube

Thành viên online

Không có thành viên trực tuyến lúc này

Quảng Cáo

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

Top Bottom